Tình hình vốn sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH SINH THÁI GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG TẠI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO THUỘC HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN pptx (Trang 58 - 131)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2. Tình hình vốn sản xuất

Vốn là nhân tố quan trọng trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh, lượng vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời sẽ giúp cho các công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo nguồn nguyên liệu liên tục, quá trình sản xuất kinh doanh không bị đứt quãng, giúp các cơ sở trang bị, đổi mới máy móc, trang thiết bị để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đối với các cơ sở sản xuất ngành nghề trên địa bàn huyện chủ yếu sản xuất các ngành nghề tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương, quy mô sản xuất nhỏ nên chưa có nhu cầu về nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, do đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, phát triển các ngành nghề để đảm bảo đời sống thường ngày của gia đình nên nguồn vốn tích luỹ được rất ít. Nhân dân thiếu vốn để đầu tư cho tái sản xuất, cho đầu tư trang thiết bị, công nghệ mở rộng ngành nghề.

Nguồn vốn vay trung và dài hạn giành cho các hộ sản xuất ngành nghề còn ít, mặc dù mấy năm nay tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu. Vì vậy, nguồn vốn cho vay chủ yếu được sử dụng cho mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nguồn vốn này rất ít được đầu tư cho máy móc thiết bị do tính chất nguồn vốn vay ngắn hạn. Các nguồn vốn vay trên địa bàn được thực hiện bởi 2 ngân hàng: Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Các loại hình HTX tín dụng, mạng lưới tín dụng nhân dân còn chưa có.

Hoạt động vay vốn ở thị trường tín dụng không chính thức diễn ra khá sôi nổi do dễ vay, thủ tục đơn giải. Tuy nhiên, đây chỉ là nguồn vốn chỉ để giải quyết những khó khăn trước mắt. Còn về lâu dài nguồn vốn này không phù hợp cho quá trình tổ chức triển khai sản suất của các ngành nghề do: khối lượng cho vay nhỏ, thời gian ngắn, lãi xuất cao.

Thiếu vốn đang làm cho hầu hết các hộ sản xuất, các cơ sở sản xuất ngành nghề gặp nhiều khó khăn: không có vốn để đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ nên chất lượng sản phẩm sản xuất còn thấp, không đồng đều, tính cạnh tranh của sản phẩm thấp do đó không chiếm lĩnh được thị trường.

2.3.3. Thị trƣờng đầu vào và đầu ra

* Thị trường đầu vào

Nguyên liệu - đầu vào của các cơ sở sản xuất ngành nghề đa dạng, nguồn nguyên liệu khá phổ biến và sẵn có tại địa phương.

Đối với sản xuất quy mô hộ gia đình: Nguyên liệu đầu vào chính của các hộ ngành nghề phổ biến và đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm sẵn có của địa phương như các sản phẩm sản xuất từ nông nghiệp (gạo, đậu tương, chè búp tươi...), tài nguyên đất, cát sỏi, nguyên liệu gỗ, mây tre từ rừng trồng... Do phân bố ngành nghề và quy mô sản xuất nhỏ nên thị trường đầu vào cho các hộ ngành nghề được đảm bảo nhu cầu sản xuất.

Đối với các doanh nghiệp: Về cơ bản thị trường đầu vào của các doanh nghiệp chưa được ổn định. Nguyên liệu chính của các doanh nghiệp luôn gắn với các vùng nguyên liệu. Nhưng việc tạo lập mối liên hệ giữa các doanh nghiệp và các các cơ sở sản xuất ở vùng nguyên liệu chưa được thiết lập, nên thị trường đầu vào thường bất ổn. Các doanh nghiệp chỉ có đủ nguyên liệu khi giá cả xuống thấp, còn khi giá cả thị trường tăng lên các doanh nghiệp không cạnh tranh được thị trường đầu vào với các cơ sở sản xuất nhỏ do phải chi phí cho tài sản cố định, chi phí quản lý nên luôn bị thiếu hụt nguyên liệu, sản xuất không hết công xuất. Phổ biến là các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn huyện.

* Thị trường đầu ra

Tiêu thụ sản phẩm là khâu rất quan trọng và quyết định của quá trình sản xuất kinh doanh, nó chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố chất lượng, mẫu mã, giá cả và chủng loại. Do sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn chưa phát triển mạnh, trình độ chuyên môn hoá chưa cao nên các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ hoạt động nội tiêu trong huyện, một số mặt hàng bán ra ngoài tỉnh và qua kênh tiêu thụ của các công ty xuất khẩu ra nước ngoài.

Với các hộ sản xuất ngành nghề: Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ hoạt động tiêu dùng trong huyện, một bộ phận nhỏ cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp, nhà máy trên địa bàn làm nguyên liệu. Do đặc thù sản xuất manh mún, nhỏ lẻ dẫn đến việc cung cấp các sản phẩm đầu ra còn nhiều hạn chế, sản phẩm có chất lượng không đồng đều, sức cạnh tranh kém.

Đối với các doanh nghiệp: Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến chè. Tiêu thụ sản phẩm của xã doanh nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu trong huyện. Các doanh nghiệp chế biến chè tiêu thụ sản phẩm 1 phần qua xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài, 1 phần tiêu thụ gián tiếp qua Tổng công ty Chè Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài. Các sản phẩm tiêu thụ ra thị trường đầu ra đều là

những sản phẩm thô dùng để làm nguyên liệu cho công đoạn sản xuất khác nên giá trị sản phẩm không cao, thị trường không được mở rộng, sức cạnh tranh của sản phẩm yếu, dễ bị ép giá.

2.3.4. Tình hình lao động trong các cơ sở sản xuất, hộ ngành nghề

Nguồn gốc lao động của các cơ sở ngành nghề xuất phát từ sản xuất nông nghiệp. Do thu nhập từ sản xuất ngành nghề cao hơn từ sản xuất nông nghiệp nên ngày càng có nhiều hộ nông nghiệp tách ra tham gia sản xuất ngành nghề, lao động từ nguồn này rất rồi rào.

Lao động trong các cơ sở sản xuất ngành nghề chủ yếu là lao động tại gia đình và một phần nhỏ được đi thuê, chủ yếu tập trung ở nghề khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí...

Trình độ lao động tại các cơ sở ngành nghề còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công, các lao động không qua đào tạo hoặc có thì rất ít, đặc biệt số lao động qua đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp không có. Lao động tại các cơ sở tiếp nhận ngành nghề chủ yếu do tự học, truyền kinh nghiệm trong quá trình sản xuất.

2.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ

2.4.1. Nghề và chế biến chè

2.4.1.1. Về tình hình đầu tư cho sản xuất

Đầu tư cho trồng chè do mô hình kinh tế hộ đảm nhận, bình quân mỗi hộ sản xuất chè có 1650 m2

chè. Sản xuất chè ở huyện Đại Từ đã dần mang tính chất hàng hoá.

Trong những năm gần đây Nhà nước và nhân dân huyện Đại Từ đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất chè. Các lĩnh vực tập trung đầu tư: Nghiên cứu phát triển giống chè mới, trồng mới, cải tạo chè xuống cấp, thâm canh chè cao sản, sản xuất chè sạch, chè hữu cơ, đầu tư cho công tác khuyến nông và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chè. Nhưng hiện nay đầu tư cho sản xuất

giống mới quy mô còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu về giống mới của nhân dân, cơ cấu giống mới được đầu tư tăng dần theo từng năm. Hoạt động trồng mới, thâm canh, cải tạo chè xuống cấp... được đầu tư mạnh. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chè đã được đầu tư nhưng chưa nhiều đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi. Kết quả thực hiện qua các năm như sau:

- Diện tích: Diện tích chè được đầu tư mở rộng, diện tích chè kinh doanh

được tăng lên hàng năm. Kết quả qua các năm như sau:

Bảng 14: Diện tích chè qua các năm

Năm Phạm vi ĐVT Tổng số Chia ra Chè kinh doanh Chè KTCB 2005 Toàn huyện Ha 4.969 4.570 399

Địa bàn nghiên cứu Ha 1.451 1.319 132

2006 Toàn huyện Ha 5391 4811 580

Địa bàn nghiên cứu Ha 1.571 1.346 225

2007 Toàn huyện Ha 5112 4743 369

Địa bàn nghiên cứu Ha 1.986 1.800 186

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện

- Trồng chè mới, giống mới:

Giống chè mới đã được quan tâm đưa vào sản xuất, chủ yếu là các giống chè nhập nội, chè lai cho năng suất và chất lượng cao như chè LDP1, TRI 777, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch. Diện tích trồng mới chè cơ bản được chuyển đổi từ diện tích vườn đồi tạp, diện tích đất cấy lúa 1 vụ bấp bênh, một phần là trồng lại trên đất chè cũ. Từ năm 2005 các diện tích trồng mới, trồng lại đều được sử dụng giống chè cành cho năng xuất, chất lượng cao thay thế các giống chè cũ.

Bảng 15: Kết quả trồng chè qua các năm Năm Phạm vi ĐVT Tổng số Chia ra Giống cũ (Trồng bằng hạt) Giống mới (Trồng bằng cành) 2004 Toàn huyện Ha 150,6 7,6 143

Địa bàn nghiên cứu Ha 26 3 23

2005

Toàn huyện Ha 145,5 - 145,5

Địa bàn nghiên cứu Ha 48 - 48

2006

Toàn huyện Ha 220 - 220

Địa bàn nghiên cứu Ha 57 - 57

2007

Toàn huyện Ha 150 - 150

Địa bàn nghiên cứu Ha 54 - 54

(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện) Năng suất, sản lượng chè búp tươi:

Do áp dụng các biện pháp kỹ thuật và thâm canh, cải tạo chè, đặc biệt tập trung chỉ đạo thâm canh tăng năng suât chè nên năng suất bình quân toàn huyện trong 3 năm tăng mạnh từ 73 tạ/ha (năm 2005) lên 91 tạ/ha (năm 2007). Năm 2007 năng suất đạt 91 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 43.223 tấn. Năng xuất chè thâm canh cao sản luôn đạt từ 100 - 125 tạ/ha.

Bước đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như tưới nước chè vụ Đông, làm bể chứa trên đất dốc, tiến hành thực hiện và đạt kết quả chương trình phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp giúp nhân dân nắm chắc quy trình công nghệ sản xuất chế biến chè và đặc biệt là việc thay đổi cách sử dụng thuốc trừ sâu. Đưa giống mới vào sản xuất: LDP1, LDP2.

Bảng 16: Năng suất, sản lƣợng chè

Năm Phạm vi Diện tích chè

kinh doanh (ha)

Năng suất (Tạ/ha) Sản lƣợng (Tấn) 2005 Toàn huyện 4.570 73,0 33.361

Địa bàn nghiên cứu 1.319 70 9.233

2006

Toàn huyện 4.811 75 36.083

Địa bàn nghiên cứu 1.346 73 9.826

2007

Toàn huyện 4.743 91 43.223

Địa bàn nghiên cứu 1800 89 16.020

(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện)

- Về cơ chế chính sách:

Xác định cây chè là cây xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, Uỷ ban nhân dân huyện huy động các nguồn vốn để cho vay đầu tư sản xuất chè như: Nguồn vốn ADB, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn vay ưu đãi..., khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào diện tích đất chưa sử dụng để phát triển kinh tế trang trại; phát triển kết cấu hạ tầng vùng chè, diện tích chè cải tạo được miễn thuế 3 năm.

Hàng năm bố trí nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện để trợ giá giống, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật mới từ các ô mẫu về thâm canh, cải tạo, trồng mới và chế biến chè cho nông dân trồng chè.

Các đơn vị như Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Trạm vật tư nông nghiệp huyện, công ty cổ phần chè Quân Chu đã vận dụng tốt cơ chế cho các hộ nông dân mua phân bón theo hình thức trả chậm để đầu tư phát triển sản xuất chè, trong 3 năm (2005 - 2007) đã cung ứng trên 10.000 tấn phân bón các loại.

Bảng 17: Kết quả huy động vốn cho đầu tƣ sản xuất chè TT Nội dung 2001 - 2005 2006 2007 Tổng số 53,328 11,000 110,547 1 Nguồn vốn ADB 5.300 - 161 2 Trung hạn 43.225 10.120 101.595 3 Ngắn hạn 4.803 880 8.791

(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện)

Tóm lại: Việc đầu tư cho sản xuất chè ở huyện Đại Từ đã mang tính chất hàng hoá. Các chỉ tiêu kế hoạch đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên kết quả đầu tư chưa tương xứng so với tiềm năng của huyện.

2.4.1.2. Tình hình đầu tư cho chế biến chè

Chế biến chè ở huyện Đại Từ được thực hiện theohai phương thức: Chế biến công nghiệp và chế biến thủ công hộ gia đình. Đầu tư cho chế biến ở ở huyện Đại Từ trong mấy năm gần đây cũng được chú trọng quan tâm trên cảhai phương thức là chế biến công nghiệp và chế bến hộ gia đình.

Các cơ sở chế biến công nghiệp tăng lên (đầu năm 2005 có 4 cơ sở chế biến đến năm 2007 có 8 cơ sở). Tại các cơ sở chế biến công nghiệp đã thực hiện đầu tư mở rộng quy mô, cải tạo máy móc thiết bị, đầu tư mới các máy móc thiết bị hiện đại như dây truyền công nghệ hiện đại của Ấn Độ, Nhật Bản. Chế biến công nghiệp của nhà nước và tư nhân hàng năm thực hiện chế biến khoảng 40-60% sản lượng chè toàn huyện, chất lượng sản phẩm của các cơ sở này được đảm bảo. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ sở chế biến công nghiệp trên địa bàn còn nhiều hạn chế do thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn huyện không ổn định, việc thu mua mang tính mùa vụ. Mặt khác, do không gắn kết được người nông dân với doanh nghiệp trong khi giá chè trên thị trường luôn biến động, nên khi có lợi nông dân chuyển sang tự sao chế và tiêu thụ.

Chế biến thủ công hộ gia đình cũng được đầu tư đẩy mạnh, nông dân đã thực hiện đầu tư đưa các thiết bị thủ công cải tiến vào chế biến như máy sao chè bằng thép trắng, máy vò chè VC 250, VC 300. Mặc dù vậy số máy này đưa vào chế biến còn ít chủ yếu nhân dân sở dụng máy sao chè quay tay, thiết bị này vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy mà chất lượng chè không cao và hiệu quả đầu tư còn thấp. Chế biến công nghiệp chỉ mới đáp ứng khoảng từ 40-60% sản lượng chè toàn huyện số còn sản lượng còn lại là dân tự chế biến, chế biến chè chưa gắn với lưu thông chè vì vậy mà chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại.

Sản phẩm sản xuất gồm 2 loại là chè đen và chè xanh. Chế biến chè của huyện chỉ là bước sơ chế thành sản phẩm thô để xuất bán đi làm chè nguyên liệu, các sản phẩm được tinh chế từ chè chưa có.

2.4.1.3. Thị trường tiêu thụ chè

* Tiêu thụ chè thành phẩm

Chè Đại Từ được tiêu thụ trên cảhai thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm qua tiêu thụ chè ở Đại Từ chủ yếu được thực hiện qua một số kênh tiêu thụ như: Tiêu thụ qua tổng công ty chè Việt Nam hoặc trực tiếp xuất khẩu sang một số thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, các nước EU... Tiêu thụ trong nước chủ yếu được thực hiện bởi các thương gia hoạt động nhỏ lẻ, manh mún không có sự liên kết. Công tác tiếp thị maketting cho chè cũng đã bắt đầu được chú trọng quan tâm, sản phẩm chè Đại Từ đã được mang đi quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền, tham gia hội chợ, triển lãm hàng nông nghiệp, thực phẩm hàng tiêu dùng Việt Nam chất lượng cao. Xét về thị phần thì thị trường tiêu thụ trong nước chiếm chủ yếu.

* Tiêu thụ chè nguyên liệu

Sản phẩm chè búp tươi được các hộ sản xuất bán cho các cơ sở chế biến trong huyện và các hộ chế biến chè chuyên nghiệp. Trong 3 năm 2005 - 2007 giá bán chè búp tươi luôn ổn định với mức giá khá cao.

Việc thu mua chè búp khô cho nông dân chủ yếu là tư thương nhưng lượng mua không nhiều. Các vùng chè ngon, chè đặc sản được phân bố Khuôn Gà - Hùng Sơn, La Bằng, Hoàng Nông, Phú Cường... Riêng giá chè cành giống mới (LDP1, chè bát tiên, TRI777) cao từ 80.000đ - 150.000đ/kg chè búp khô.

Bảng 18: Giá tiêu thụ chè trên địa bàn huyện

ĐVT: Nghìn đồng /1kg

Một phần của tài liệu Luận văn: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH SINH THÁI GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG TẠI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO THUỘC HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN pptx (Trang 58 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)