Quy hoạch các khu du lịch, khu vui chơi giải trí gắn với các

Một phần của tài liệu Luận văn: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH SINH THÁI GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG TẠI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO THUỘC HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN pptx (Trang 105 - 112)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3.1. Quy hoạch các khu du lịch, khu vui chơi giải trí gắn với các

* Khu du lịch Đền Quân Chu - Lán Than - Đát Ngao - chùa Thiên Tây Trúc và du lịch sinh thái chè

- Đát Ngao:

Nằm ở phía Tây của xã Quân Chu từ suối Đền trên đường chính tỉnh lộ ĐT261 vào khoảng 2,5km, Đát Ngao là một thác nước có chiều dài khoảng

2km, đỉnh núi phía trên Đát Ngao có một mặt bằng rộng (khoảng vài chụcha). Khí hậu trên đỉnh núi khá mát mẻ vào mùa hè. Đây là một địa điểm thích hợp cho việc phát triển một khu nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần. Đát Ngao là một điểm thắng cảnh còn hoang sơ với ưu thế về địa hình và cảnh quan thiên nhiên nên Đát Ngao sẽ là một trong những trọng tâm phát triển hoạt động du lịch của huyện trong những năm tới.

Định hướng phát triển:

+ Quy hoạch mặt bằng phía trên đỉnh Đát Ngao xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí phục vụ cho cả cụm du lịch xã Quân Chu.

+ Xây dựng hệ thống đường mòn liên kết các điểm du lịch tự nhiên, lịch sử, văn hoá như: đền Quân Chu, Lán Than, chùa Tây Trúc tạo thành một chương trình du lịch mới hấp dẫn.

+ Hình thành làng nghề chế biến chè: Đầu tư nâng cao chất lượng cây chè, cải tiến công nghệ chế biến chè khô. Hình thành các khu đồi chè vừa đáp ứng cho việc phát triển sản phẩm chè, đồng thời hình thành mô hình du lịch vùng đồi, du lịch thăm đồi chè và phát triển hình thức nghệ thuật ẩm trà phục vụ khách du lịch.

- Đền Quân Chu:

Nằm cạnh suối Đền trên đường tỉnh lộ ĐT261. Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn và thờ phật. Đây là một ngôi đền nhỏ có vị trí thuận lợi nằm ngay sát trục đường tỉnh lộ ĐT261, bên cạnh đền là một dòng suối nhỏ. Khuôn viên của đền trước kia khá rộng, tuy nhiên do không có sự quản lý nên diện tích của đền hiện nay chỉ còn khoảng 600m2. Quy mô của đền Quân Chu nhỏ nên các ban thờ phật và thờ mẫu được xây dựng nhỏ hẹp, hệ thống tượng phật còn đơn giản, các ban thờ phân bố chưa hợp lý và kiến trúc của đền do được xây dựng lắp ghép nên chưa thể hiện được sự uy nghiêm của nó cũng như không thuận tiện cho du khách đến hành lễ.

Định hướng phát triển:

+ Tu sửa và nâng cấp đền có quy mô lớn hơn, giải toả các hộ dân lấn chiếm đất chùa trái phép để mở rộng khuôn viên của chùa về phía suối Đền.

+ Xây dựng thêm hệ thống tượng phật đầy đủ các ban bệ và có quy mô. + Kè bờ, khơi thông dòng chảy của suối Đền vừa tạo vẻ linh thiêng vừa hữu tình cho ngôi đền.

- Chùa Thiên Tây Trúc:

Toạ lạc trên lưng trừng núi, bao quanh là rừng tre, phía sau chùa có dòng suối chảy qua. Chùa nằm ở phía Tây của xã Quân Chu từ suối Đền trên tỉnh lộ ĐT261 vào khoảng 3km. Có thể nói chùa Thiên Tây Trúc có vị trí đẹp, có thể tạo thành một điểm du lịch tín ngưỡng kết hợp với tự nhiên hấp dẫn không chỉ đối với người dân địa phương mà còn thu hút được cả du khách thập phương. Hiện nay kiến trúc còn rất đơn giản với 2 gian nhà cấp 4 lợp ngói prôximăng. Gian trong thờ phật, gian ngoài thờ Mẫu. Hệ thống tượng phật còn sơ sài. Hiện chùa đang được hộ dân trông coi quản lý và phục vụ chủ yếu cho tín ngưỡng của người dân địa phương.

Định hướng phát triển:

+ Xây dựng mới ngôi chùa với quy mô lớn hơn theo kiến trúc mái cong của ngôi chùa truyền thống Việt Nam với đầy đủ hệ thống tượng phật và các ban thờ mẫu.

+ Hình thành con đường mòn chạy quanh chùa tới dòng suối dưới chân đồi và lên vườn quốc gia Tam Đảo để du khách vừa có thể đến hành lễ vừa được thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên.

- Lán Than:

Nằm phía dưới chân chùa Tây Trúc, trước kia là nơi đóng quân của đội Cứu quốc quân Phạm Hồng Thái. Hiện nay di tích này chỉ còn lại nền lán. Lán Than nằm trên một khu vực đất trống, xung quanh chỉ có các loại cây bụi và cây nhỏ.

Định hướng phát triển:

+ Trên cơ sở hiện trạng khôi phục lại khu vực lán đóng quân của đội Cứu quốc quân Phạm Hồng Thái, xây dựng nhà lưu niệm trưng bày những hình ảnh và hiện vật về đội Cứu quốc quân.

+ Trồng cây xanh để phủ mát khu vực lán và diện tích vùng đồi xung quanh.

* Điểm du lịch sinh thái Hồ Vai Miếu, du lịch lịch sử Núi Văn, Núi Võ tại xã Văn Yên, Ký Phú kết hợp tham quan làng nghề trồng nấm

Hồ Vai Miếu nằm ở phía Tây Nam của xã Ký Phú từ suối cầu bến trên tỉnh lộ 261 vào theo hướng Tây khoảng 2km. Đây là hồ nhân tạo mục đích chính là phục vụ tưới tiêu nông nghiệp cho xã Ký Phú và các xã lân cận. Mặt hồ được tạo ra do đắp đập để ngăn dòng chảy từ trong núi. Tuy mặt hồ không rộng nhưng cảnh quan xung quanh hồ khá đẹp, có thể phát triển thành một khu nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần và tổ chức các cuộc dã ngoại, cắm trại. Đây hiện đang là một điểm được biết đến nhiều hơn cả nên số lượng khách tham quan vào mùa hè đông hơn, nhưng chủ yếu là các đối tượng thanh niên, học sinh đi dã ngoại. Các hộ dân xung quanh khu vực hồ lòng kinh doanh chủ yếu là dịch vụ giải khát và có một số hộ dân kinh doanh dịch vụ tàu nhỏ đưa đón khách thăm quan...

Định hướng phát triển:

+ Tại vị trí chân đập: Quy hoạch khu vực phía ngoài chân đập dọc theo đường nhánh từ trục đường chính vào chân đập để xây dựng hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, bến bãi...

+ Khu vực lòng hồ: Mở rộng lòng hồ tạo mặt nước để tận dụng và phát triển các loại hình dịch vụ mặt nước như: Du thuyền thăm hồ, bơi thiên nga, xây dựng các chòi câu cá thư giãn...; mở rộng lòng suối từ mặt hồ vào phía trong thác nước để cho các thuyền nhỏ có thể đi lại; hình thành các con đường mòn dọc theo bờ suối lên vườn rừng quốc gia Tam Đảo để tạo thuận lợi cho các chương trình đi picnic đến chân thác nước và lên vườn rừng.

+ Khu vực thượng nguồn gần thác nước: Mở rộng và cải tạo các đủng nước tạo thành các bãi tắm tự nhiên; Tận dụng một số mặt bằng sẵn có quy hoạch thành các khu cắm trại nghỉ ngơi cho các cuộc picnic

+ Thực hiện các dự án trồng rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ vệ sinh môi trường.

+ Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, xây dựng các chương trình du lịch picnic và các sản phẩm du lịch khác nhằm thu hút khách du lịch lưu trú qua đêm, biến Hồ Vai Miếu thành điểm đến thường xuyên của du khách.

+ Hình thành làng nghề trồng nấm tại xã Văn Yên, Ký Phú tạo sản phẩm phục vụ khách du lịch.

* Điểm du lịch làng nghề chế biến chè, du lịch dã ngoại ngắm cảnh, tắm suốiCửa Tử xã Hoàng Nông

Nằm ở phía Tây của xã Hoàng Nông cách trung tâm xã khoảng 3km với diện tích tự nhiên khoảng 10ha, điểm du lịch sinh thái Cửa Tử có điều kiện tự nhiên lý tưởng. Có rừng núi, có sông suối và đặc biệt là nguồn nước trong sạch và mát lạnh vào mùa hè. Cửa Tử cách xa trung tâm thị trấn, đường nhánh từ quốc lộ 37 vào Cửa Tử là đường đất đi lại chưa thuận tiện. Đây là điểm thu hút nhiều khách du lịch chủ yếu là đối tượng thanh thiếu niên nhất là vào dịp nghỉ lễ và mùa hè.

Định hướng phát triển:

+ Quy hoạch và bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn nước.

+ Quy hoạch và mở rộng một số đủng nước lớn tạo bãi tắm tự nhiên. + Mở rộng lòng suối tạo dòng chảy lớn hơn, hấp dẫn hơn.

+ Hình thành các con đường mòn chạy dọchai bên bờ dòng suối tạo nên chương trình du lịch dã ngoại ngắm cảnh, tắm suối.

+ Quy hoạch diện tích phía ngoài Cửa Tử thành các khu khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, bến bãi…

+ Hình thành làng nghề chế biến chè: Đầu tư nâng cao chất lượng cây chè, cải tiến công nghệ chế biến chè khô. Hình thành các khu vườn chè vừa đáp ứng cho việc phát triển sản phẩm chè, đồng thời hình thành mô hình du lịch vùng đồi, du lịch thăm đồi chè và phát triển hình thức nghệ thuật ẩm trà phục vụ khách du lịch.

* Điểm du lịch sinh thái chè, du lịch leo núi Thác Ba Dội Phú Xuyên

Nằm ở phía Tây Nam xã Phú Xuyên từ quốc lộ 37 về phía Tây qua hồ Vai Bành khoảng 3 km. Thác Ba Dội còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, có điều kiện tự nhiên lý tưởng, có dòng suối chạy dài, có thác cao tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Suối chảy vào hồ Vai Bành, là một hồ nhân tạo phục vụ cho việc tưới tiêu nông nghiệp.

Định hướng phát triển:

+ Phía trên hồ: Cải tạo các đủng nước thành các bãi tắm, xây dựng hệ thống đường lên thác, lên núi phục vụ khách đi picnic; Trồng rừng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

+ Khu vực lòng hồ: Đầu tư mở rộng lòng hồ; Chọn những điểm thuận lợihai bên bờ hồ để quy hoạch thành các điểm xây dựng nhà sàn, bán hàng lưu niệm, chòi câu cá, bến bãi đỗ xe,… tạo thuận lợi cho du khách đến thăm quan.

+ Hình thành làng nghề chế biến chè trên cơ sở mô hình CLB chè sạch xã Phú Xuyên: Đầu tư nâng cao chất lượng cây chè, cải tiến công nghệ chế biến chè khô. Hình thành các khu đồi chè vừa đáp ứng cho việc phát triển sản phẩm chè, đồng thời hình thành mô hình du lịch vùng đồi, du lịch thăm đồi chè và phát triển hình thức nghệ thuật ẩm trà phục vụ khách du lịch.

* Điểm du lịch sinh thái Bom Bom - ghềnh Tổ Chim xã Mỹ Yên

Bom Bom là một điểm thắng cảnh có diện tích tự nhiên khoảng 3ha, cách trung tâm xã Mỹ Yên 3km về phía Tây. Tài nguyên gồm có rừng núi, nguồn nước, dòng suối tự nhiên, các bãi đá. Hiện nay rừng tự nhiên đã bị khai thác một phần làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên.

Ghềnh tổ chim là một điểm du lịch sinh thái với diện tích tự nhiên khoảng 5ha cách trung tâm xã Mỹ Yên khoảng 3km về phía Tây. Đây là điểm du lịch vẫn còn giữ được cảnh quan thiên nhiên.

Cả hai điểm du lịch trên tạo thành một quần thể du lịch sinh thái đẹp, thu hút được đông đảo tầng lớp thanh thiếu niên đến thăm quan, picnic vào mùa hè.

Định hướng phát triển:

+ Quy hoạch để bảo vệ nguồn tài nguyên nước, tài nguyên rừng.

+ Xây dựng đường lên thượng nguồn, đường lên núi để cho du khách đến thăm quan.

+ Cải tạo, xây dựng các bãi tắm.

+ Quy hoạch khu kinh doanh dịch vụ giải khát, lưu trú, bến bãi…

3.2.3.2. Hình thành các điểm du lịch tham quan làng nghề

Đại Từ là huyện giàu tiềm năng về du lịch với nhiều điểm di tích văn hoá, lịch sử đã được công nhận, vì vậy phát triển văn hoá du lịch làng nghề có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch trên địa bàn, cải thiện đời sống nhân dân. Để làm được việc này cần phải tập trung:

- Xây dựng làng nghề văn minh, xanh, sạch, đẹp. Trong đó chú trọng vào đầu tư khu du lịch sinh thái chè với mục đích tạo môi trường du lịch làng quê thanh bình, thay đổi thói quen canh tác của người sản xuất chè, tạo cho người dân ý thức trồng và sản xuất, chế biến chè an toàn, tạo vùng chè nguyên liệu sạch, sản phẩm chè sạch phục vụ khách du lịch; xây dựng điểm du lịch làng nghề trồng nấm và cung cấp sản phẩm nấm sạch cho khách du lịch.

- Tạo các sản phẩm độc đáo, đa dạng, có nhãn hiệu, thương hiệu tặng, khuyến mại cho khách du lịch...

Một phần của tài liệu Luận văn: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH SINH THÁI GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG TẠI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO THUỘC HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN pptx (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)