Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và Luật các Tổ chức tín dụng liên quan đến đối tượng và phạm vi áp dụng của pháp luật về

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG (Trang 81 - 85)

Tổ chức tín dụng liên quan đến đối tượng và phạm vi áp dụng của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng cũng như yêu cầu đối với việc quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng

Pháp luật cạnh tranh và chống độc quyền phải được hiểu là cả một hệ thống, nó địi hỏi cả một hệ thống pháp luật đồng bộ dựa trên nền tảng của bình đẳng và tự do kinh doanh hướng đến cạnh tranh lành mạnh, có nghĩa là sẽ liên quan đến một loạt các lĩnh vực pháp luật như luật dân sự, luật thương mại, luật thuế, luật ngân hàng và cả luật hành chính, luật hình sự.... [36, tr.43-51]. Vì thế, xác định đúng đối tượng và phạm vi áp dụng của Luật Cạnh tranh và các luật chuyên ngành là vấn đề đầu tiên cần được quan tâm giải quyết.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004 đối tượng áp dụng của Luật này là “Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả

doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam và Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam”. Từ

quy định của Luật Cạnh tranh chúng ta thấy, đối tượng áp dụng của luật này rất rộng không chỉ là các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, các hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã mà còn bao gồm các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.

Kế thừa các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi 2004), tại Khoản 1 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Tổ chức tín

dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng”.

Khác so với Luật các tổ chức tín dụng 1997, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 khơng quy định trực tiếp tổ chức tín dụng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, nội dung hoạt động của tổ chức tín dụng được xác định tại khái niệm hoạt động ngân hàng.

Theo quy định tại Điều 2 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 thì Luật này được áp dụng đối với: 1. Tổ chức tín dụng; 2. Chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam; 3. Văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng; 4. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng.

Điểm đ, Khoản 1 Điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định khi thành lập tổ chức tín dụng phải “Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả

thi, không gây ảnh hưởng đến sự an tồn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; khơng tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh khơng lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng” cho thấy, pháp luật về tổ chức và hoạt động

của tổ chức tín dụng của Việt Nam kiểm sốt hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh ngay từ thời điểm cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng. Điều đó cũng có nghĩa, các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thành lập tổ chức tín dụng cũng thuộc đối tượng áp dụng của pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.

Từ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, chúng ta có thể xác định đối tượng và phạm vi áp dụng của pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là các tổ chức có hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 2 Luật các Tổ chức tín dụng. Nói cách khác, đối tượng điều chỉnh của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 rộng hơn so với Luật Cạnh tranh. Từ thực tiễn này cho thấy: Luật Cạnh tranh

và Luật các Tổ chức tín dụng cịn chưa thống nhất về đối tượng áp dụng. Theo đó, Luật Cạnh tranh năm 2004 có đối tượng áp dụng là doanh nghiệp nhưng nếu các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập tổ chức tín dụng mà việc thành lập đó có khả năng dẫn đến cạnh tranh khơng lành mạnh theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 thì liệu các quy định của Luật Cạnh tranh có thể áp dụng để xử lý đối với

những đối tượng này? Các đối tượng trên khi thực hiện việc thành lập tổ chức tín dụng mà có khả năng tạo ra cạnh tranh khơng lành mạnh thì tổ chức tín dụng dự định thành lập sẽ khơng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Vậy, nếu các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập tổ chức tín dụng mà việc thành lập đó có khả năng tạo ra cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng thì khơng thể áp dụng Luật Cạnh tranh để giải quyết vì tổ chức tín dụng chưa được thành lập, cịn nếu áp dụng nguyên lý của Luật Cạnh tranh để xử lý thì khơng phản ánh đúng bản chất của hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trong hoạt động ngân hàng vì hành vi này chưa xâm phạm đối thủ cạnh tranh cụ thể mà chỉ là đánh giá khả năng của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng. Trong khi đó, tổ chức, cá nhân tham gia thành lập tổ chức tín dụng, nếu có khả năng tạo ra cạnh tranh khơng lành mạnh thì có thể áp dụng Luật các Tổ chức tín dụng để xử lý, nhưng là xử lý vi phạm về thành lập tổ chức tín dụng chứ khơng xử lý là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.

Một điểm mâu thuẫn nữa giữa Luật Cạnh tranh và Luật các Tổ chức tín dụng là: Luật Cạnh tranh áp dụng đối với cả Hiệp hội ngành nghề, nhưng Hiệp hội Ngân

hàng lại không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật các Tổ chức tín dụng. Trong

nghiên của của tác giả Lê Anh Tuấn thì so với các nước, việc điều chỉnh của Luật Cạnh tranh đối với các Hiệp hội của Việt Nam có phạm vi áp dụng hẹp hơn. Luật Cạnh tranh của Hàn Quốc và Nhật Bản điều chỉnh đối với những hành vi do chính hiệp hội tiến hành; những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp thành viên được thực hiện dưới sự chỉ đạo của hiệp hội; chủ thể bị hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm hại là thành viên hiệp hội hoặc không nhất thiết là thành viên hiệp hội; những hành vi cản trở và hoặc rút khỏi hiệp hội [99, tr.180- 181]. Vì vậy, khi tổ chức tín dụng thành viên thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội ngân hàng thì sẽ xử lý tổ chức tín dụng thực hiện hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh hay Hiệp hội ngân hàng?

Từ thực trạng quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng của pháp luật về chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân

hàng thương mại ở Việt Nam cho thấy, các quy định này chưa bảo đảm thống nhất

giữa Luật Cạnh tranh và Luật các Tổ chức tín dụng. Điều này sẽ gây khó khăn cho

việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng thương mại trong hoạt động ngân hàng. Bởi lẽ, Điều 5 Khoản 1 Luật Cạnh tranh quy định: “Trường hợp có sự khác nhau giữa quy

định của Luật Cạnh tranh với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh khơng lành mạnh thì áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh”.

Với quy định này cho phép chúng ta hiểu, Luật Cạnh tranh được coi là luật chung trong đó quy định các nguyên tắc chung về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh thương mại và về nguyên tắc nó sẽ được áp dụng đối với tất cả các chủ thể kinh doanh khơng phân biệt đó là doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh và các Hiệp hội ngành nghề. Cũng với quy định này, Luật Cạnh tranh năm 2004 cũng để ngỏ khả năng quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong những lĩnh vực cụ thể mà chúng ta thường gọi là pháp luật chuyên ngành.

Từ thực trạng quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng của pháp luật hiện hành chúng ta có những nhận xét sau đây:

Một là, Luật Cạnh tranh được coi là luật chung quy định các vấn đề về “hành

vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh” (Điều 1 Luật Cạnh tranh năm 2004), nghĩa là chứa đựng những nguyên lý chung trong điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Đây cũng là nguyên lý/giải pháp được sử dụng rộng rãi trong Luật Cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới và được các nhà khoa học Việt Nam ủng hộ [44, tr.37-41].

Hai là, trên cơ sở quy định tại Điều 3 và Điều 9 Luật các Tổ chức tín dụng

năm 2010 thì Luật này cũng thể hiện xu hướng quy định chi tiết hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng như là một bước đi tạo ra “sự khác

biệt” để nhận diện và xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt

động ngân hàng. Điều đó có nghĩa là Luật các Tổ chức tín dụng đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành và được ưu tiên áp dụng khi có

sự xung đột giữa Luật các Tổ chức tín dụng và Luật Cạnh tranh trong việc áp dụng

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w