Các kết quả chính của đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình việt nam (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

5.1 Các kết quả chính của đề tài

5.1.1 Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình

Chi tiêu của hộ gia đình là nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ. Chi tiêu bình quân cho từng thành viên trong hộ tăng lên hoặc giảm xuống cũng dẫn đến mức chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ tăng lên hoặc giảm xuống. Qua đó cũng cho thấy nhiều khả năng ở những hộ gia đình có mức chi tiêu bình quân thấp thì khả năng chi tiêu giáo dục trung học của các thành viên cũng thấp.

Khi chi tiêu bình quân của hộ tăng (giảm) 10% thì chi tiêu giáo dục trung học tăng (giảm) 8,187%. Hệ số của biến chi tiêu bình qn hộ gia đình này chính là độ co giãn của chi tiêu giáo dục trung học đối với chi tiêu bình qn của hộ. Với thơng tin này, hệ số bằng 0,8187 giúp chúng ta có thể nhận định giáo dục trung học thực sự là một loại hàng hóa thiết yếu, nhận được sự quan tâm rõ rệt của người dân.

Chi tiêu lương thực - thực phẩm có ảnh hưởng rõ rệt đến chi tiêu giáo dục. Trong chi tiêu của hộ gia đình thì chi tiêu lương thực - thực phẩm cũng là mối quan tâm thường xuyên. Theo lý thuyết động lực của con người của Maslow (1943) thì thực phẩm thuộc nhóm hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu căn bản nhất cho đời sống con

người. Phải đặt nền móng vững chắc đảm bảo điều kiện tồn tại tối thiểu thì mới có thể tạo động lực để cá nhân có những nhu cầu cao hơn. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng có mối quan hệ nghịch chiều giữa chi tiêu giáo dục trung học và chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình. Khi chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình tăng (giảm) lên 10% thì chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình cũng đồng thời giảm (tăng) 2,281%.

Kết quả hệ số hồi quy của chi tiêu thực phẩm hộ gia đình trong mơ hình cũng chính là độ co giãn của chi tiêu giáo dục trung học của hộ đối với chi tiêu thực phẩm. Sự gia tăng trong chi tiêu của mặt hàng này sẽ làm sụt giảm khoản chi tiêu dành cho mặt hàng kia và ngược lại.

5.1.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình

Chủ hộ là người có quyền quyết định nhiều việc trong hộ gia đình nên nhiều nghiên cứu có liên quan đã sử dụng các đặc điểm của chủ hộ để lý giải các quyết định trong hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu này cũng khơng ngoại lệ với trình độ học vấn của chủ hộ có tác động đến chi tiêu cho giáo dục trung học. Nghiên cứu cho thấy giữa trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện qua số năm đi học có tương quan dương với chi tiêu giáo dục trung học của hộ. Có thể chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì thu nhập của họ càng cao, khả năng chi tiêu giáo dục cho các thành viên đang học trung học của hộ gia đình được gia tăng nhiều hơn. Với mối quan hệ tương quan dương này, sẽ tạo nên hiệu ứng bắc cầu để thành viên được nhận khoản đầu tư giáo dục trung học hiện nay trở thành người đầu tư tri thức cho thế hệ tiếp theo.

Kết quả phân tích cũng cho thấy tuổi của chủ hộ càng cao thì xu hướng chi tiêu giáo dục trung học càng nhiều. Tuy nhiên, chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình chỉ tăng đến một mức nào đó rồi bắt đầu giảm dần. Những người chủ hộ trẻ tuổi thường chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục trung học, những chủ hộ lớn tuổi có mức chi tiêu giáo dục giảm dần. Nhiều khả năng chủ hộ trẻ tuổi có nhiều cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngồi thơng qua nhiều kênh thông thin như: internet, đi công tác trong và ngồi nước, những thơng tin qua giao lưu trao đổi với mọi người.... Họ nhận định được đầu tư cho trẻ theo học bậc trung học sẽ tạo điều kiện tốt cho trẻ tiếp xúc với những kiến thức căn bản. Những kiến thức này giúp trẻ có các lựa chọn học tập sau này cũng

như kỹ năng cần thiết cho cuộc sống trong tương lai..Đồng thời, chủ hộ lớn tuổi có thể sẽ có tâm lý tiết kiệm để dưỡng già hoặc dự phòng cho những việc quan trọng trong tương lai. Vì vậy chủ hộ lớn tuổi khơng sẵn sàng chi tiêu cho giáo dục trung học nhiều như chủ hộ còn trẻ tuổi.

Nhân tố cuối cùng của đặc điểm nhân khẩu học hộ gia đình trong mơ hình tương quan có ý nghĩa với chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình đó là sắc tộc của chủ hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ hộ gia đình là người dân tộc Kinh hoặc dân tộc Hoa có mức chi tiêu cho trẻ học trung học nhiều hơn những hộ gia đình có chủ hộ là người dân tộc khác. Có sự chênh lệch lớn như vậy có thể được lý giải bởi truyền thống của dân tộc Kinh –Hoa từ nhiều đời đã quan tâm đến giáo dục, có truyền thống học tập qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, dân tộc Kinh- Hoa thường sinh sống ở những khu vực đồng bằng ven biển, giao lưu văn hóa – kinh tế với các vùng trong nước cũng như nước ngoài nên tiếp thu được nhiều điều hay, nâng cao nhận thức của bản thân và tác động đến các thành viên cịn lại của hộ gia đình. Người dân tộc Kinh- Hoa có điều kiện kinh tế hơn nên chi tiêu đời sống nói chung và chi tiêu giáo dục nói riêng, trong đó có cả chi tiêu giáo dục trung học cũng nhiều hơn. Các dân tộc cịn lại đa phần thuộc nhóm dân tộc ít người, tập quán sinh sống ở vùng núi cao, truyền thống hiếu học không phát triển mạnh, sinh sống chủ yếu bằng khai thác sản vật tại chỗ theo cách thức tự cung tự cấp. Vấn đề nâng cao kinh tế hộ gia đình và kế hoạch hóa gia đình cho vùng dân tộc ít người cịn đang trong q trình phát triển, so với dân tộc Kinh-Hoa vẫn cịn khoảng cách khá xa. Các dân tộc ít người có tập quán kết hôn sớm, sinh nhiều con nhưng điều kiện kinh tế thì eo hẹp. Vì vậy các khoản chi tiêu hộ gia đình của các dân tộc ít người phần nhiều dành cho tiêu dùng các mặt hàng căn bản, đáp ứng đời sống vật chất nên không đủ điều kiện để đầu tư tri thức cho các thành viên trong hộ gia đình.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các nhân tố như số thành viên còn đang đi học ở bậc học khác, số trẻ dưới 6 tuổi, giới tính của chủ hộ và tình trạng hơn nhân của chủ hộ khơng ảnh hưởng có ý nghĩa về mặt thống kê đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình Việt Nam. Kết quả này xuất phát từ đặc thù riêng của bộ dữ liệu

chi tiêu giáo dục trung học của chủ hộ giới tính nam và nữ cũng như chủ hộ có đầy đủ vợ chồng hoặc đang đơn thân do hộ gia đình có nhận thức đầy đủ về vấn đề chi tiêu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho các thành viên đang theo học trung học. Bên cạnh đó, nhiều khả năng những hộ gia đình có sự phân bổ ngân sách theo những bậc học khác nhau, và vẫn ưu tiên chi tiêu cho giáo dục trung học nên số trẻ dưới 6 tuổi và số thành viên đang theo học các bậc học khác không ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình.

5.1.3 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình

Cuối cùng, đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình cũng có tác động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình.

Sự khác biệt Thành thị- nông thôn: theo kết quả nghiên cứu thì hộ gia đình ở khu vực thành thị có mức chi tiêu cho giáo dục trung học cao hơn hộ gia đình sinh sống ở khu vực nơng thơn. Có sự khác biệt trong chi tiêu giáo dục trung học giữa hai khu vực thành thị và nơng thơn có thể được lý giải bởi một vài nguyên nhân như sau. Về mặt giá trị tuyệt đối của khoản chi tiêu giáo dục trung học, có thể dễ dàng nhận thấy ở khu vực thành thị tồn tại nhiều loại hình giáo dục khác nhau như trường cơng lập, trường bán cơng, trường tư thục giúp người dân có thêm nhiều lựa chọn. Điều tất nhiên, chất lượng đào tạo sẽ tương xứng với chi phí phải bỏ ra khơng nhỏ. Ngay chính trong hệ thống trường cơng lập cả nước cũng có sự khác biệt trong học phí giữa các trường ở khu vực thành thị và nơng thơn. Ngồi ra cịn có các khoản phí, lệ phí bắt buộc và tự nguyện. Một thực tế khác, học sinh thành thị thường phải chi phí cho việc học thêm văn hóa nhiều hơn so với học sinh ở khu vực nông thôn. Không những vậy, mức chi tiêu cho đời sống ở khu vực thành thị cũng cao hơn nông thôn nên những khoản chi tiêu phát sinh khác liên quan đến việc học tập như: sách vở, văn phòng phẩm, đồng phục, chi phí bữa ăn và di chuyển cũng làm gia tăng sự chênh lệch trong chi tiêu giáo dục trung học giữa những hộ gia đình ở hai khu vực thành thị - nông thôn. Bên cạnh lý giải về mặt giá trị của chi tiêu, cịn có những lý giải về mặt kinh tế của hộ gia đình. Các hộ gia đình ở nông thôn tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, sử dụng sức lao động và nguồn vốn tự có là chủ yếu. Nhiều khả năng, hộ gia đình ở vùng

nơng thơn có thu nhập từ lao động nơng nghiệp là chính. Hộ gia đình ở khu vực thành thị với nhiều hoạt động kinh tế đa dạng hơn, thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, khả năng chi tiêu nói chung và chi tiêu giáo dục trung học nói riêng của hộ gia đình ở khu vực thành thị có thể sẽ nhiều hơn so với hộ gia đình ở khu vực nơng thôn.

Sự khác biệt giữa các vùng địa lý: Kết quả thống kê và nghiên cứu cho thấy Vùng đồng bằng sông Cửu Long có mức chi tiêu cho giáo dục trung học thấp hơn các vùng cịn lại như: Đơng Nam bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và trung du miền núi phía Bắc. Tập quán và phong cách sống của người dân vùng đồng bằng sơng Cửu Long phóng khống, hào sảng, sống dựa trên những đặc ân thiên nhiên trời phú. Chính sự trù phú của thiên nhiên ban tặng, không phải đối mặt với những khắc nghiệt của thiên nhiên, con người không quá lo lắng cho cuộc sống của mình. Vùng Đơng Nam Bộ và đồng bằng Sơng Hồng có mức chênh lệch trong chi tiêu giáo dục trung học với vùng đồng bằng sông Cửu Long nhiều hơn các vùng cịn lại. Có lẽ hai vùng miền này với hai thành phố lớn nhất nước là Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội làm đầu tàu dẫn dắt 2 khu vực nêu trên phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ. Có thể sự khác biệt về mặt kinh tế hộ gia đình ở 2 vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ với vùng Đồng bằng sơng Cửu Long dẫn đến hộ gia đình ở 2 vùng miền này có mức chi tiêu giáo dục cao hơn cho trẻ đang theo học bậc trung học.

Sự khác nhau giữa đô thị lớn và đô thị nhỏ và vừa: Phân chia khu vực sinh sống của hộ gia đình, cịn phải kể đến sự khác nhau giữa hai nhóm: hộ gia đình đang sinh sống tại 5 thành phố trực thuộc trung ương (TP. Hà Nội, Tp. Hải Phịng, Tp. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ) và các hộ gia đình đang sinh sống ở các tỉnh thành còn lại trên cả nước. Hộ gia đình sinh sống ở một trong 5 thành phố lớn này có xu hướng chi tiêu giáo dục nhiều hơn so với các tỉnh/ thành còn lại. Điều này một lần nữa có thể được giải thích do có sự chênh lệch mức thu nhập và giá trị các khoản mục chi tiêu của các hộ gia đình ở 5 tỉnh/ thành này với các tỉnh thành còn lại trên cả nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình việt nam (Trang 58 - 62)