Tiêu chí về sinh thái

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả chính sách quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu tình huống tại hồ trị an đồng nai (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH

4.1 Tiêu chí về sinh thái

Mục tiêu của chính sách quản lý nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An là bảo vệ tính đa dạng về thành phần lồi và ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức gây sụt giảm về sản lượng các loài cá trên hồ Trị An. Tuy nhiên thực tế dưới đây cho thấy các chính sách quản lý được áp dụng trong thời gian qua đã khơng đáp ứng được mục tiêu trên.

Mỗi lồi thủy sản dù kích thước lớn hay nhỏ trong thủy vực đều có một vai trị nhất định trong chuỗi thức ăn của quần thể sinh vật trong hồ Trị An. Sự biến mất của một vài loài sẽ phá vỡ chuỗi thức ăn làm biến đổi cấu trúc thành phần loài trong hồ Trị An, gây ra những biến đổi không mong muốn cho hệ sinh thái. Kết quả từ việc phỏng vấn trực tiếp người dân khai thác thủy sản lâu năm trên hồ Trị An cho thấy nhiều lồi cá có giá trị kinh tế, xuất hiện nhiều trên hồ Trị An trước đây như Tôm Càng xanh, Cá Duồng bay, Ét mọi, Lăng đá, Cá Trê trắng… hiện ngày càng ít, có nguy cơ tuyệt chủng. Đặc biệt cá Duồng bay (tên khoa học Cirrhinus microlepis Sauvage,1878) đã được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” (1992, 2007), phân loại ở mức sẽ nguy cấp (VU-Vulnerable). Những bằng chứng trên cho thấy mức độ đa dạng sinh học trên hồ Trị An đang giảm sút nghiêm trọng.

Nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm khơng chỉ về tính đa dạng sinh học mà cịn về sản lượng các lồi trên hồ Trị An. Khảo sát sản lượng cá thu hoạch trên mỗi chuyến khai thác của người dân cho thấy một xu hướng sụt giảm về sản lượng đang lo ngại. Có 86% người dân khai thác nhận định sản lượng đánh bắt của họ đang bị suy giảm, 14% người dân cho

rằng sản lượng khai thác của họ vẫn ổn định và khơng có người dân nào nhận định sản lượng đánh bắt có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy nguồn lợi đã bị khai thác quá mức dẫn đến sản lượng sụt thủy sản khai thác giảm có xu hướng giảm dần qua các năm.

Hình 4.1: Đánh giá của người dân về sản lượng thủy sản khai thác trên hồ Trị An

(Nguồn: Tác giả tự vẽ từ kết quả phỏng vấn nơng hộ) Tính bền vững của hệ sinh thái hồ Trị An còn thể hiện qua kích thước trung bình các lồi cá đánh bắt. Kết quả khảo sát người dân khai thác thủy sản trên hồ Trị An cho thấy có xu hướng ngày càng nhỏ hơn, đặc biệt những loài cá sinh trưởng chậm, có giá trị kinh tế cao. Kết quả khảo sát từ những ngư dân về kích thước đánh bắt các loại thủy sản có thời gian sinh trưởng dài, kích thước lớn, dễ nhận biết sự thay đổi như cá Chép, cá Mè, cá Lăng…cho thấy 71% ngư dân cho rằng kích thước cá đánh bắt được ngày càng nhỏ hơn, 29% ngư dân nhận định kích thước thủy sản đánh bắt khơng thay đổi và khơng có nhận định ủng hộ kích thước thủy sản đánh bắt trên hồ Trị An tăng lên. Điều này được giải thích do sản lượng cá trong hồ ngày càng giảm, việc đánh bắt trở nên khó khăn hơn nên để đảm bảo thu nhập người dân phải chuyển sang loại lưới có mắt nhỏ hơn, đánh bắt cả những loài cá chưa trưởng thành, dẫn đến kích cỡ đánh bắt ngày càng có xu hướng giảm đi. Điều này tác động xấu, khiến sản lượng thủy sản trong hồ sụt giảm trong tương lai. Nghiên cứu do

86% 14% 0% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Vũ Cẩm Lương, Lê Thanh Hùng (2010) thực hiện cũng đưa đến kết luận tương tự đã củng cố thêm nhận định của của tác giả.33

Cả 3 chỉ báo trên đều cho thấy tính bền vững về khía cạnh sinh thái của quần thể lồi trên hồ Trị An là thấp. Các chính sách quản lý, kiểm sốt bằng hành chính như quy định mắt lưới, mùa vụ được phép khai thác; cấm sử dụng xung điện, chất nổ trong khai thác thủy sản theo Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng; xây dựng khu bảo tồn nhằm bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản hồ Trị An… đã không phát huy hiệu quả. Nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An có dấu hiệu rõ ràng của tình trạng bị khai thác quá mức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả chính sách quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu tình huống tại hồ trị an đồng nai (Trang 36 - 38)