Tiêu chí về khía cạnh con người

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả chính sách quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu tình huống tại hồ trị an đồng nai (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH

4.4 Tiêu chí về khía cạnh con người

Giá trị lợi ích khai thác của hồ mang lại cho con người thể hiện thành phần loài thủy sản đánh bắt được trong hồ Trị An. Sản lượng đánh bắt của hồ Trị An hơn 50% là các loài cá mồi, cá có kích thước nhỏ như sơn xiêm, ba dong, cá cơm sơng, cá lìm kìm, giá trị kinh tế không cao, sử dụng chủ yếu làm thức ăn cho hoạt động nuôi trồng thủy sản trên hồ. Các lồi cá có giá trị kinh tế, là nguồn thực phẩm cho con người như cá bống tượng, cá rô phi, cá chéo, cá leo sản lượng khai thác rất thấp, chỉ chiếm từ 0,1- 4,6% tổng sản lượng cá thu hoạch trên hồ.

Hình 4.3: Sản lượng khai thác một số loài thủy sản trên hồ Trị An

( Đơn vị tính: tấn/năm)

(Nguồn: Vũ Cẩm Lương, Lê Thanh Hùng (2010)). Nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An là sinh kế của 935 hộ với khoảng 1945 nhân khẩu sinh sống bằng nghề khai thác thủy sản. Phần lớn các hộ thuộc diện nghèo, khơng có đất để

727,1 666,2 566,1 448,4 176,5 167,7 92,1 14,8 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Cá Sơn

canh tác, sản xuất, trình độ văn hóa khơng cao. Khai thác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc được truyền nghề từ các thế hệ trước. Khảo sát cho thấy, số năm kinh nghiệm hoạt động trong nghề khai thác thủy sản trên Trị An biến động từ 5-27 năm, số năm kinh nghiệm trung bình 13,7 năm. Trong đó có nhiều ngư dân tham gia hoạt động khai thác trên hồ ngay từ những ngày đầu hồ Trị An được đưa vào sử dụng. Số còn lại thuộc thế hệ thứ 2 trong gia đình hoặc là ngư dân nơi khác di cư đến sinh sống trên hồ. Điều này cho thấy, những năm qua nghề khai thác thủy sản là sinh kế quan trọng đối với những người dân sinh sống trên hồ, giúp họ có thu nhập ổn định cuộc sống.

Nghề khai thác thủy sản trên hồ đã mang lại mức thu nhập 40-60 triệu đồng/năm. Đây là mức thu nhập khá cao so với mức thu nhập trung bình của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là 29,54 triệu đồng/người năm 2010.39 Tuy nhiên, kết quả khảo sát về cơ cấu nguồn thu nhập cho thấy, thu nhập từ nghề khai thác đã khơng cịn là thu nhập chính của nhiều hộ ngư dân trên hồ Trị An. Chỉ có 38% ngư dân được hỏi vẫn phải dựa chủ yếu vào nghề khai thác thủy sản trên hồ Trị An, 62% còn lại đã có sự chuyển biến nguồn thu nhập, thu nhập từ khai thác thủy sản chỉ còn vai trò là thu nhập phụ bên cạnh các nguồn thu nhập khác như nuôi trồng thủy sản, buôn bán, làm thuê… Điều này có thể được giải thích do nguồn thu nhập từ khai thác thủy sản khơng cịn ổn định và dồi dào như trước và khi được tiếp tự do và dễ dàng với nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An. Ngư dân sẽ vẫn có xu hướng tham gia hoạt động khai thác mặc dù khai thác khơng cịn là nguồn thu nhập chính đối với họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả chính sách quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu tình huống tại hồ trị an đồng nai (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)