Dữ liệu để đo lường chi phí xã hội của vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường chi phí xã hội của vốn tại ngân hàng phát triển việt nam và một số khuyến nghị (Trang 25 - 28)

Theo cơ sở lý thuyết vừa trình bày, ta cần sử dụng nhiều thơng số để đo lường chi phí xã hội của vốn, cụ thể theo Hộp 2.2.

Trong các thơng số này, ngồi các số liệu tài chính thu thập và tính tốn từ báo cáo tài chính của tổ chức tài chính phát triển DFI, một số thơng số phải thu thập từ các nguồn khác.

 Lãi suất trung bình

Đối với vấn đề thiếu số liệu lãi suất trung bình, Schreiner và Yaron (2001) đề xuất sử dụng Thu nhập từ lãi vay chia cho Tổng số nợ vay để tính lãi suất cho vay trung bình, và sử dụng Chi phí trả lãi vay chia Tổng số nợ công DFI đi vay để tính lãi suất huy động trung bình cho các khoản mục nguồn vốn này.

 Chiết khấu trên chi phí

Chiết khấu trên chi phí (Discount on Expenses-DX) là khoản mục gồm các chi phí được chính phủ hỗ trợ mà DFI khơng tính vào chi phí của tổ chức, như hỗ trợ kỹ thuật, bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm tiền gửi miễn phí, chi phí quản lý của cơ quan chủ quản…

Chiết khấu trên chi phí khơng xuất hiện trên Báo cáo tài chính của DFI, do vậy là một khoản trợ cấp khó thu thập số liệu.

 Chi phí vốn kinh tế

Dữ liệu quan trọng nhất trong phương pháp đo lường chi phí xã hội của vốn do Yaron và Schreiner (2001) đề xuất đó là Chi phí vốn kinh tế. Yaron và Schreiner (2001) nhấn mạnh hai điểm. Thứ nhất là chi phí vốn kinh tế được sử dụng trong nghiên cứu khơng nhất thiết là chi phí

Hộp 2.2 Các thơng sốcần thiết để đo lường SDI và NPCS

Tên thông số Ký hiệu SDI NPCS

Chi phí vốn kinh tế m X X Vốn chủ sở hữu đầu kỳ E0 X

Thay đổi ròng trợ cấp trực tiếp DG X X Thay đổi ròng vốn trả trước PC X X Tài khoản nợ cơng trung bình A X X Lãi suất của khoản nợ công c X X Thu nhập từ trợ cấp RG X X Chiết khấu trên chi phí DX X X Lợi nhuận kế toán P X X Lợi nhuận thực TP X X Thu nhập từ lãi vay trung bình LP X X Lãi suất cho vay trung bình I X X Vốn chủ sở hữu khi thành lập E01 E01 X Vốn chủ sở hữu năm tính tốn Et-1 X

để DFI sử dụng nguồn vốn từ chính phủ (nợ cơng). Thứ hai là chi phí vốn kinh tế khơng đồng nhất với chi phí cơ hội của một khoản vay tư nhân.

Như vậy, đối với những DFI khơng hồn tồn do chính phủ sở hữu, thì chi phí cơ hội của nguồn vốn chủ sở hữu sẽ khác với chi phí cơ hội của nguồn vốn vay của DFI. Ngược lại, đối với DFI 100% thuộc sở hữu chính phủ, được chính phủ bảo đảm khả năng thanh tốn thì chi phí cơ hội của hai nguồn vốn này là như nhau.

Yaron và Schreiner (2001) khẳng định việc chọn lựa (hay giả định) con số chi phí vốn kinh tế sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng kết quả tính tốn chi phí xã hội của vốn của DFI, đặc biệt đối với các chỉ số ngắn hạn như SDI, do vậy, các ông đã đưa ra 4 điểm chính cần ghi nhớ khi đưa ra lựa chọn. (Xem Hộp 2.3).

Hộp 2.3Lưuý khi lựa chọn chi phí vốn kinh tế

Mục đích của việc lựa chọn chi phí vốn kinh tế đó là đo lường chi phí vốn, từ đó hỗ trợ việc sử dụng nguồn tài trợ cơng tốt hơn.

Khi lựa chọn có 4 điểm cần chú ý:

- Con số phải có ý nghĩa, gần với chi phí cơ hội thực sự nhất

- Tất cả các nhà phân tích khu vực cơng nên sử dụng chung một chi phí vốn kinh tế bởi các dự án cơng cạnh tranh để thu hút nguồn vốn công, và để so sánh giữa các dự án thì cần một chi phí vốn kinh tế chuẩn.

- Tỷ suất (chi phí vốn kinh tế) cao thì ưu tiên hơn t ỷ suất thấp, trong điều kiện tất cả các yếu tố khác như nhau, điều này bảo vệ xã hội trước những đối tượng sử dụng tỷ suất chi phí vốn kinh tế thấp để kết luận sai nhằm hỗ trợ dự án “con cưng” của họ.

- Tỷ lệ được lựa chọn phải dựa trên những cơ sở có thể tin tưởng được. Lựa chọn sai lầm về chi phí vốn kinh tế sẽ làm lạc hướng những phân tích đánh giá hơn bất cứ vấn đề nào khác.

Cũng theo các nhà kinh tế này, chi phí vốn kinh tế danh nghĩa thường được lựa chọn từ 5 khả năng. Cụ thể là chi phí vốn kinh tế danh nghĩa bằng 0, bằng tỷ lệ lạm phát, bằng tỷ lệ lãi suất tiền gửi, bằng chi phí cơ hội của nguồn vốn tư nhân. Một lựa chọn nữa là chi phí vốn kinh tế thực bằng 10%, từ đó chi phí vốn kinh tế danh nghĩa bằng 10% cộng tỷ lệ lạm phát (Phụ lục 4). Trong các con số này, Yaron và Schreiner (2001) khuyến khích sử dụng chi phí vốn kinh tế thực là 10% do nhiều ưu điểm như đây là con số thường được sử dụng nên dễ so sánh giữa các dự án và các quốc gia, đồng thời gần với chi phí vốn thực, được Belli (1996) xây dựng có cơ sở.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường chi phí xã hội của vốn tại ngân hàng phát triển việt nam và một số khuyến nghị (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)