Phương pháp giá vốn cộng thêm dựa vào giá vốn hay giá thành của sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm cho các bên liên kết. Giá bán ra của sản phẩm
bằng giá vốn của sản phẩm cộng thêm cho một khoản lợi nhuận hợp lý. Mức nâng lợi nhuận này phải được xem xét tới tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra sản phẩm như giá trị tổng vốn trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất ra sản phẩm đó bao gồm cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình, các rủi ro có liên quan. Lợi nhuận nâng lên này phải được tính tốn sao cho giá cả chuyển giao trong nghiệp vụ này có thể so sánh căn bản giá thị trường trong các nghiệp vụ mua bán
chuyển giao giữa một công ty là thành viên của MNC và một công ty độc lập hoặc là giao dịch giữa hai cơng ty hồn tồn độc lập với nhau.
Đối với phương pháp này, điều quan trọng là phải xác định phần lợi nhuận tăng thêm bao nhiêu là hợp lý. Phần lợi nhuận nâng thêm này bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố sau:
Nếu công ty này chỉ sản xuất và thực hiện mua bán theo hợp đồng cho chỉ mỗi công ty mẹ và không gia công cho bất cứ công ty nào khác thì phần lợi nhuận tăng thêm này sẽ đựơc tính theo một tỷ lệ trên giá vốn sao cho hợp lý, tức là phần lợi nâng thêm phải dựa trên cơ sở của loại hình hoạt động của một cơng ty độc lập khác trên thị trường.
Nếu công ty này sản xuất ra sản phẩm và bán theo các hợp đồng cho công ty mẹ và bán theo hợp đồng cho các công ty độc lập khác thì tỷ lệ lợi nhuận
tăng thêm (phần lợi nhuận tăng thêm) cần phải được tính tốn và phân bổ
theo tỷ lệ tổng vốn tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm. Ngồi ra cần phải đối chiếu so sánh giá cả hàng hoá dịch vụ trong nghiệp vụ mua bán nội bộ và nghiệp vụ mua bán với công ty độc lập.
Ngồi ra cịn các yếu tố như chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh sẽ kéo theo một số các chi phí kèm theo sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi gộp (ví dụ
như cơng ty sản xuất theo hợp đồng, nghiên cứu, phát triển, tỷ trọng gia tăng
giá trị của sản phẩm so với quy mô đầu tư kinh doanh).
Các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng như các ràng buộc giao hàng vể thời gian, số lượng và chất lượng sản phẩm, lưu kho, lưu bãi, điều khoản thanh tốn
cơng nợ, chiết khấu.
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp hai phương pháp
nêu trên tỏ ra không hiệu quả, được sử dụng trong các trường hợp sau:
Đối với công ty sản xuất, chế biến, lắp ráp, chế tạo và bán cho các bên liên
doanh liên kết, gia công chế biến sản phẩm và phân phối.
hiện các thoả thuận về cung cấp các yếu tố đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Giao dịch cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết.