Việt Nam đang kêu gọi đầu tư nước ngồi, nhiều cơng ty nước ngoài đã và đang mở chi nhánh hoạt động tại nước ta. Ngược lại, nhiều công ty Việt Nam đã và
sẽ mở chi nhánh hoạt động tại nước ngoài. Các doanh nghiệp này lựa chọn giá chuyển giao dựa trên cơ sở nào là vấn đề đáng quan tâm, vì chúng khơng chỉ ảnh
hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia .
Thông qua kinh nghiệm chống chuyển giá của Mỹ, Trung Quốc và từ hoạt
động chuyển giá của một số cơng ty lớn trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một vài
kinh nghiệm chống chuyển giá có thể áp dụng cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về kinh tế, chuẩn bị sẵn sàng
cho việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước. Phải đảm bảo pháp luật kinh tế bắt kịp sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển nhưng đồng thời phải ngăn chặn hiệu quả các hành vi gây tiêu cực cho nền kinh tế.
Thứ hai, xây dựng luật thế phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và xu
thế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam bên cạnh việc tăng cường tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư thì phải chọn lọc các dự án đầu tư nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Luật thuế phải đảm bảo các mục tiêu là
đảm bảo tính cơng bằng về quyền lợi và nghĩa vụ thuế đối với các thành phần kinh
tế, đảm bảo nguồn thu thuế và đồng thời phải đảm bảo kích thích thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
Thứ ba, phải nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử phát triển kinh tế của các quốc
gia phát triển đi trước cũng như các quốc gia trong khu vực có những nét tương
đồng về kinh tế. Chúng ta phải tiếp thu những kinh nghiệm quý báu và những thành
công kinh tế mà các quốc gia này đạt được để áp dụng vào kinh tế Việt Nam giúp cho kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và đón đầu kinh tế thế giới. Nhưng đồng thời
phải tránh những sai lầm mà các quốc gia đã vấp phải để rút ngắn thời gian phát triiển kinh tế.
Thứ tư, Việt Nam cần phải chuẩn bị nguồn nhân lực với chất lượng cao nhằm
phục vụ cho việc quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn nhân sự này phải
được thường xuyên cập nhật kiến thức về kinh tế, kinh nghiệm quản lý kinh tế, kinh
nghiệm về hoạt động chuyển giá của các MNC tại các quốc gia trên thế giới.
Các cơ quan quản lý kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là cơ quan Thuế và Hải
Quan cần phải giao lưu học kinh nghiệm với các nước. Cần phải phối hợp với cơ quan quản lý các nước cùng nhau hành động chống lại các hành động chuyển giá mà các MNC gây ra làm ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của các quốc gia.