d/ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
3.1 Các giải pháp khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đầu tư
3.1.7 Quản lý về đấu thầu
Chính phủ đã trình Quốc hội thơng qua Luật đấu thấu mua sắm công.
Theo các điều khoản thi hành của Luật đấu thấu thì đây là lần đầu tiên các
chế tài xử lý vi phạm được quy định rõ ràng như cảnh cáo, phạt tiền, cấm
tham gia đấu thầu, nêu cơng khai trên mạng... thay vì những chế tài chung chung theo kiểu “theo quy định của pháp luật” vẫn thường thấy.
Thực hiện thường xuyên kiểm tra, thanh tra công tác đấu thầu, tập trung vào một số vùng và lĩnh vực trọng điểm như giao thơng, dầu khí, xây
dựng, điện lực, nơng nghiệp, bưu chính viễn thơng... Củng cố lực lượng thanh tra chuyên ngành và quản lý đấu thầu để triển khai thực hiện công tác kiểm
tra, thanh tra về đấu thầu theo quy định.
Các Bộ, các địa phương cần chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ giúp cho quá trình
Tăng cường việc chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền theo đúng quy định của Quy chế Đấu thầu. Trong quá trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu cần
lưu ý áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu, hạn chế việc áp dụng
hình thức chỉ định thầu hoặc hình thức đấu thầu hạn chế. Nâng cao chất
lượng của các báo cáo nghiên cứu khả thi, chất lượng của tư vấn thiết kế, tránh việc điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện dự án.
Quy định về việc cấm mọi hình thức từ chối của các Ban quản lý dự án
đối với các nhà thầu khi họ tham dự đấu thầu một dự án nếu như họ đủ tư
cách dự thầu. Hiện nay chưa có quy định này, nên nhiều Ban quản lý dự án dễ dàng từ chối khéo các nhà thầu khi họ đến xin tham dự đấu thầu, sự từ
chối là nhằm phục vụ ý đồ sắp xếp cuộc đấu thầu theo ý mình và như vậy kết quả đấu thầu khơng khách quan, các nhà thầu muốn tham dự buộc lòng phải phụ thuộc vào các chủ đầu tư và Ban quản lý dự án