Mô hình tài phán hành chính được đề xuất

Một phần của tài liệu Quan niệm về Tài phán hành chính ở nước ta hiện nay (Trang 27 - 33)

Nhằm tăng cường tính chất chuyên môn hóa của họat động TPHC, trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và họat động của TPHC, các quan điểm về đổi mới và sự tiếp thu có chọn lọc về mô hình TPHC của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới, chúng tôi đề nghị nên giao tòan bộ quyền TPHC cho ngành tòa án nhân dân đảm trách.

Giao toàn bộ quyền TPHC cho Toà án vừa là biểu hiện cuả sự phát

triển đúng quy luật về phân công lao động và chuyên môn hoá hoạt động xét xử; vừa khắc phục được các hạn chế cuả cơ chế giải quyết khiếu nại hiện hành cũng như các hạn chế cuả cơ chế TPHC thuộc Chính phủ như:

Bảo đảm các tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện các quan hệ pháp luật đều được giải quyết bởi cơ quan xét xử chuyên nghiệp cuả Nhà nước (Tòa án);

Bảo đảm sự tách bạch, rõ ràng về chức năng giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước (Quốc hội: Lập pháp, Chính phủ: Hành pháp, Toà án: Tư pháp);

Không làm tăng thêm số lượng các cơ quan hành chính nhà nước; Hạn chế sự lẫn lộn, lạm dụng quyền hành pháp cuả Thủ tướng chính phủ trong việc thực hiện quyền TPHC;

Tạo điều kiện cho cơ quan hành chính nhà nước có thời gian tập trung làm tốt chức năng quản lý, điều hành.

Một trong những vấn đề làm cho nhiều người lo ngại khi trao toàn bộ quyền giải quyết KKHC cho Toà án đó là trong các khiếu kiện có những khiếu kiện có nội dung liên quan đến bí mật quốc gia hoặc bí mật về an ninh quốc

phòng việc xét xử công khai cuả Toà án có thể không bảo đảm được các bí mật này. Theo chúng tôi vấn đề lo lắng trên có thể giải quyết được bằng cách đưa vào thủ tục tố tụng hành chính quy định như: Việc tổ chức các phiên toà không công khai, việc giữ bí mật cuả những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng khi toà án giải quyết các KKHC liên quan đến các thông tin thuộc về bí mật theo quy định cuả pháp luật.

Một vấn đề nưã cũng được đặt ra là: Liệu ngành Toà án có bảo đảm đủ các điều kiện về vật chất cũng như con người để đảm nhận giải quyết được toàn bộ các tranh chấp hành chính phát sinh khi cơ quan hành chính

nhà nước không còn thẩm quyền nhận và giải quyết các khiếu kiện này. Đặc biệt là việc tổ chức mô hình giải quyết KKHC cuả Toà án như thế nào để bảo đảm sự khách quan, vô tư cuả Toà án.

Về mô hình tổ chức: Như chúng ta đã biết, việc tổ chức giải quyết KKHC hiện nay cuả ngành Toà án có nhiều điểm hạn chế như đã phân tích ở phần trên. Để khắc phục các hạn chế đó, chúng ta cần thay đổi mô hình hiện nay bằng việc thành lập hệ thống Tòa hành chính độc lập thuộc Tòa án nhân dân, bao gồm: Tòa hành chính tối cao; Tòa hành chính vùng, miền và Toà hành chính khu vực để giải quyết các KKHC,cụ thể:

Tòa hành chính tối cao: Là một Tòa chuyên trách thuộc TANDTC

có thẩm quyền xem xét lại các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cuả Toà hành chính vùng và Toà hành chính khu vực theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Pháp luật cuả hầu hết các quốc gia đều trao quyền giám đốc thẩm, tái thẩm cho TANDTC. Tuy nhiên, ở nước ta thẩm quyền này cuả TANDTC đã được trao cho các Toà chuyên trách (Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà hành chính, Toà lao động) cuả TANDTC thực hiện. Do đó,

cùng với việc tổ chức lại hệ thống Toà hành chính cần phải bỏ quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cuả Hội đồng thẩm phán TANDTC để Hội đồng thẩm phán tập trung vào việc hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật.

Tòa hành chính vùng: Vị trí điạ lý, điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán sinh hoạt cuả vùng, miền, đặc biệt là lịch sử phát triển cuả đất nước đã tạo ra trên đất nước ta 3 vùng miền với nhiều yếu tố mang nét đặc trưng riêng trong một đại gia đình Việt Nam, tương ứng với 3 vị trí cụ thể trên bản đồ quốc gia: Miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Tại 3 vùng này, Toà án nhân dân tối cao đã thành lập tại mỗi vùng 1 Toà phúc thẩm để xét xử phúc thẩm toàn bộ các vụ án sơ thẩm cuả các Toà án nhân dân cấp tỉnh trong vùng bị kháng cáo, kháng nghị. Căn cứ vào vị trí, điều kiện điạ lý, dân số và số lượng các cơ quan hành chính trong các vùng, miền này, căn cứ thực tế tổ chức các Toà phúc thẩm cuả Toà án nhân dân tối cao, theo chúng tôi, tại mỗi vùng, miền trên, chúng ta cũng tổ chức một Toà hành chính vùng, miền (Toà hành chính miền Bắc, Toà hành chính miền Trung, Toà hành chính miền Nam).

Toà hành chính vùng, miền là toà chuyên trách độc lập có thẩm quyền giải quyết phúc thẩm những vụ án hành chính mà bản án, quyết định sơ thẩm cuả các Toà hành chính khu vực thuộc vùng, miền đã giải quyết chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục tố tụng.

Tòa hành chính khu vực: tuỳ thuộc vị trí điạ lý cuả các địa bàn cấp huyện; tùy thuộc số lượng quận, huyện, thành phố, thị xã, phường, xã, thị trấn; tùy theo dân số trong khu vực và số lượng, quy mô các cơ quan, tổ chức trong khu vực, có thể từ 8 đến 10 quận, huyện hoặc từ 10 đến 15 huyện thì thành

lập một Tòa hành chính khu vực. Để hạn chế sự phụ thuộc cuả thẩm phán và Toà hành chính khu vực vào các cơ quan hành chính nhà nước, bảo đảm sự khách quan vô tư cho cơ quan Toà án, việc thành lập Toà hành chính khu vực phải bảo đảm nguyên tắc không có trường hợp lãnh thổ thuộc phạm vi thẩm quyền xét xử cuả Tòa hành chính khu vực trùng hòan tòan với lãnh thổ cuả một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Toà hành chính khu vực là toà chuyên trách độc lập có thẩm quyền:

Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các khiếu kiện hành chính đối với các QĐHC, HVHC cuả cơ quan, cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước cấp xã và cấp huyện thuộc khu vực. Phiên toà hành chính sơ thẩm cuả Toà hành chính khu vực được tiến hành tại trụ sở cuả toà. Để tạo thuận lợi cho các đương sự khi tham dự phiên tòa có thể đi về trong cùng một ngày, nên quy định phiên Tòa hành chính phúc thẩm được tiến hành tại trụ sở cuả Toà hành chính vùng, miền, nếu khoảng cách từ tỉnh lỵ nơi người khởi kiện có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi làm việc đến tỉnh lỵ nơi đặt trụ sở cuả Toà hành chính vùng, miền thuộc phạm vi bán kính l00km (đây là khoảng cách tối đa đủ để các đương sự có thể tham dự phiên toà và đi về trong cùng một ngày).

Trường hợp khoảng cách lớn hơn, thì phiên Tòa hành chính phúc thẩm được tiến hành tại trụ sở cuả Toà hành chính khu vực nơi người khởi kiện

có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi làm việc.

KẾT LUẬN

Trong nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, quyền tự do, dân chủ. Tổ chức và hoạt động của TPHC là phương thức hữu hiệu nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong nền hành chính quốc gia, là phương thức bảo vệ quyền, tự do, lợi ích

hợp pháp cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức trước sự xâm hại từ phía các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước.

Trong sự nghiệp đổi mới cuả chúng ta hiện nay cải cách tư pháp là vấn đề hết sức bức xúc được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng. Cùng với sự thay đổi to lớn cuả đất nước trong những năm qua, chúng ta đã tiến hành cải cách tư pháp, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, pháp luật về TPHC và việc thực hiện pháp luật về TPHC ở nước ta hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thẩm quyền chưa rõ ràng, quyền hành pháp và tư pháp còn lẫn lộn, chưa phát huy được tính chuyên môn, chuyên nghiệp cuả nghề “thẩm phán”, chưa phát huy được hết vai trò cuả Toà án trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cuả công dân. Vấn đề độc lập xét xử cuả Toà án chưa thực sự được bảo đảm; các quy định về mối quan hệ giữa cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước với sự độc lập xét xử cuả toà án còn chưa được cụ thể… nên cần phải được tiếp tục cải cách, đổi mới. Nhưng đổi mới không có nghĩa là phủ định tòan bộ những gì đang có mà đổi mới phải bảo đảm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động chủ yếu cuả TPHC, phải bảo đảm khai thác triệt để ưu điểm cuả các mô hình TPHC của các quốc gia trên thế giới và phải khắc phục được hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các nhược điểm đã gặp cuả mô hình TPHC.

Giao toàn bộ quyền TPHC cho Toà án sẽ khắc phục được các hạn

chế cuả cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện hành cũng như các hạn chế cuả cơ chế TPHC thuộc Chính phủ. Tuy nhiên, mô hình tổ chức giải quyết KKHC hiện nay cuả ngành Toà án có nhiều điểm hạn chế. Để khắc phục các hạn chế đó, chúng ta cần thay đổi mô hình hiện nay bằng việc thành lập hệ thống Tòa hành chính độc lập thuộc Tòa án nhân dân. Song song với nó, cần phải thực hiện đồng bộ với các giải pháp khác như: Cải tiến

thủ tục tố tụng; Củng cố công tác thi hành án; Xây dựng tiêu chuẩn thẩm phán Tòa hành chính, quy chế công vụ, chế độ trách nhiệm, cơ chế giám sát, bảo hộ pháp lý và chế độ đãi ngộ cho thẩm phán; Củng cố, hoàn thiện

chương trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán hành chính…

Xã hội lòai người luôn vận động và phát triển, có những cái hôm qua còn phù hợp nhưng hôm nay đã trở thành lạc hậu. Do vậy, nghiên cứu TPHC và mô hình tổ chức hoạt động của TPHC phải được đặt dưới góc độ “liên tục phát triển” để tổ chức TPHC cuả Nhà nước ta luôn theo kịp và đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội, thực sự là một tổ chức nhà nước cuả dân, do dân và vì dân.

Một phần của tài liệu Quan niệm về Tài phán hành chính ở nước ta hiện nay (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w