Chính sách của địa phương (tỉnh Long An)

Một phần của tài liệu Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh rượu đế Gò Đen potx (Trang 38 - 91)

i. UBND tỉnh Long An

- Quyết định số 2206/QĐ-UBND, ngày 03/9/2008 của UBND tỉnh Long An, về hỗ trợ xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các đặc sản tại Long An.

Nội dung Quyết định là nắm lại tình hình SX và nguyện vọng của các cơ sở về tham gia Hội sản xuất rượu đế Gò Đen; xây dựng quy trình SX chuẩn; đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể.

- Công văn số 4901/UBND-CN, ngày 05/9/2008 của UBND tỉnh Long An về tổ chức thành lập Hội sản xuất rượu đế Gò Đen, giao Sở Công Thương làm việc thống nhất với Sở Nội vụ để trình UBND tỉnh quyết định.

- Quyết định số 3453/QĐ-UBND, ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Long An về việc cho phép thành lập Hội sản xuất rượu đế Gò Đen.

ii. Sở Khoa học và Công nghệ

Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể rượu đế Gò Đen (hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ Long An đứng nguyên đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét thu hồi Giấy chứng nhận nhãn hiệu rượu đế Gò Đen đã cấp cho công ty TNHH Bạch Mã, Tp Hồ Chí Minh).

Hỗ trợ nghiên cứu cải tiến quy trình SX quy mô nhỏ, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ một phần đầu tư đổi mới công nghệ.

iii. UBND huyện Bến Lức, xã Phước Lợi, Long Hiệp, Mỹ Yên

Hỗ trợ tích cực trong việc thành lập Hội: cử cán bộ tham gia Ban vận động Hội, vận động các cơ sở SX trên địa bàn vào Hội.

iv. Tình hình phát triển khu công nghiệp (KCN) của huyện Bến Lức

Thủ tướng Chính phủ cho phép Bến Lức thành lập KCN với diện tích 720,56 ha (có 225,99 ha tại xã Long Hiệp (nguồn: Ban Quản lý KCN Long An, 2008).

Phát triển KCN sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng nguyên liệu, LĐ sản xuất nghề TTCN nói chung và nghề rượu thủ công nói riêng.

4.2.3 Nhu cầu được hỗ trợ của các cơ sở SX-KD rượu đế Gò Đen

Theo kết quả khảo sát, các cơ sở đề nghị Nhà nước hỗ trợ các vấn đề sau:

i. Hỗ trợ của Nhà nước Thuế:

100% cơ sở được miễn thuế đến thời điểm điều tra. Các cơ sở mong muốn có lợi nhuận nhiều hơn nên 100% đánh giá là họ muốn Nhà nước giảm thuế. Điều này cho thấy họ quan tâm nhiều đến lợi ích cá nhân hơn lợi ích xã hội.

Hỗ trợ vốn, thiết bị

82,5% cơ sở đánh giá không quan trọng, không có cũng được về hỗ trợ vốn, thiết bị. Không có sự khác biệt giữa các nhóm về mong muốn này, chứng tỏ các cơ sở SX rượu không có ý thức về sự thay đổi công nghệ (hệ số χ2 = 0,432).

Các cơ sở nhận thấy với trình độ công nghệ như hiện tại họ vẫn bán được SP trên thị trường, quy mô như vậy vẫn đủ tạo ra thu nhập nên họ không có nhu cầu cải tiến công nghệ, phát triển SX. Tâm lý, suy nghĩ bình thường của những cơ sở SX thủ công không quan tâm ảnh hưởng của SP đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Nếu họ không đáp ứng những quy định của Nhà nước về ATVSTP, nhu cầu của người tiêu dùng thì nghề này khó phát triển. Đây là một trong những thách thức của nghề đối với tâm lý của người SX là họ không quan tâm đến thay đổi công nghệ để tăng chất lượng SP bảo đảm VSATTP theo quy định của Nhà nước.

Về tiếp cận thị trường

Có thể thấy các cơ sở mong muốn hỗ trợ về thị trường để bán nhiều hơn nhưng lại không mong muốn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về VSATTP, thay đổi quy trình công nghệ để nâng cao chất lượng SP.

Hệ số χ2 = 0,945 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hỗ trợ tiếp cận thị trường giữa các nhóm DT.

Thành lập Hội

100% cơ sở đánh giá nhu cầu về tham gia Hội sản xuất là quan trọng hoặc rất quan trọng. Kiểm định thống kê Chi-Square cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm DT về tham gia Hội (phụ lục 12). Điều này có nghĩa là nhóm nào cũng quan tâm tham gia Hội vì lợi ích cá nhân, do tham gia Hội sẽ được sử dụng nhãn hiệu tập thể, được hỗ trợ một phần đầu tư đổi mới công nghệ, được hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, v.v chứ không phải tham gia Hội là phát triển mạnh hơn ngành nghề, mở rộng quy mô SX, hay nâng cao trình độ công nghệ, v.v.

Sẽ có rất ít cơ sở SX rượu thủ công tham gia Hội nếu những cơ sở này không bị điều chỉnh bởi Nghị định 40/2008 NĐ-CP về SX-KD rượu quy định trước ngày 01/01/2010, tổ chức, cá nhân SX rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải có Giấy phép SX rượu thủ công (Giấy phép SX rượu thủ công quy định về tiêu chuẩn chất lượng, ATVSTP, nhãn hàng hoá SP, v.v).

Chuẩn hoá quy trình công nghệ

Có đến 65% cơ sở cho là không cần chuẩn hoá quy trình SX (phụ lục 12). Yêu cầu chuẩn hoá quy trình SX rơi vào nhóm DT cao (8/14 trường hợp), nhóm DT TB (6/19 trường hợp). Điều này có nghĩa là đối với nhóm cơ sở có năng lực SX lớn quan tâm có mức độ đến chuẩn hoá quy trình SX, nhóm DT thấp không quan tâm đến chuẩn hoá quy trình SX, mặc dù kiểm định Chi quare chỉ có ý nghĩa ở mức 0,10 (hệ số χ2 = 0,091).

Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm

Có 97,5% cơ sở đánh giá quan trọng và rất quan trọng về hỗ trợ xây dựng thương hiệu SP (phụ lục 12). Kiểm định thống kê (hệ số χ2 = 0,042) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm DT về hỗ trợ xây dựng thương hiệu, có nghĩa là nhóm nào cũng quan tâm đến hỗ trợ xây dựng thương hiệu.

Về dịch vụ vật tư kỹ thuật

mâu thuẫn với việc họ không quan tâm đến thay đổi trình độ công nghệ, về đáp ứng VSATTP theo quy định của Nhà nước. Nhóm DT cao có mong muốn được hỗ trợ dịch vụ vật tư kỹ thuật nhiều hơn các nhóm khác (35% so với 10% ở nhóm DT thấp và 20% ở nhóm DT TB).

Kiểm định thống kê (hệ số χ2 = 0,002) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm DT về hỗ trợ dịch vụ vật tư kỹ thuật, có nghĩa là nhóm nào cũng quan tâm đến hỗ trợ dịch vụ vật tư kỹ thuật.

Đa dạng hoá sản phẩm

65% cơ sở có nhu cầu hỗ trợ đa dạng hoá SP và hầu hết rơi vào nhóm DT cao (hệ số χ2 = 0,003) (phụ lục 12). Điều này cho thấy nhóm cơ sở có quy mô lớn chú ý nhiều hơn về hỗ trợ đa dạng hoá SP so với nhóm DT TB và thấp.

Tiêu thụ sản phẩm

50% cơ sở có nhu cầu hỗ trợ tiêu thụ SP, chủ yếu là nhóm có DT cao (nhóm DT thấp, TB và cao lần lượt là 2,5%, 15% và 32,5%). Nhóm DT TB và cao có nhu cầu mở rộng quy mô SX nên họ cần hỗ trợ tiêu thụ SP (hệ số χ2 = 0,000).

Từ các phân tích trên, có thể nhận ra một vấn đề chung của các cơ sở SX rượu Gò Đen là đa số cơ sở quan tâm đến việc hỗ trợ của xã hội hơn là đáp ứng lại mong muốn của xã hội đối với ngành nghề của họ.

ii. Các yếu tố thị trường

Giá bán lẻ

Giá bán lẻ trong cùng một nhóm tăng theo thời gian do giá nguyên liệu đầu vào tăng (bảng 3). Giá bán lẻ tăng theo quy mô do uy tín của cơ sở về chất lượng cũng như thương hiệu SP. Bảng 3. Giá bán lẻ ĐVT: 1.000đ/lít Năm Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao 2006 11,86 12,67 13,14 2007 13,79 14,56 14,93 2008 15,36 15,21 16,43

Nguồn: điều tra của tác giả, 2008

Giá bán sỉ

nhóm có quy mô lớn sẽ có ưu thế hơn về việc cung cấp nhiều sản lượng. Bảng 4. Giá bán sỉ ĐVT: 1.000đ/lít Năm Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao 2006 10,00 10,82 10,83 2007 12,00 12,53 12,71 2008 13,00 13,94 14,00

Nguồn: điều tra của tác giả, 2008

Sản lượng

Sản lượng từ năm 2006, 2007, 2008 được xem là đều nhau. Sản lượng của nhóm DT thấp,TB và DT cao lần lượt là 4.422; 8.545; 14.181 lít/cơ sở/năm. Sản lượng của nhóm DT cao hơn nhóm DT TB và thấp là 1,22 và 6,41 lần. Nhóm có DT cao và DT TB có ưu thế về cung cấp số lượng nhiều, dễ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong quá trình SX.

Kênh tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ SP trong tỉnh và ngoài tỉnh (chủ yếu TP. Hồ Chí Minh). Các hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán sỉ và bán lẻ.

Nhóm DT thấp, TB, cao bán lẻ chiếm tỷ lệ lần lượt là 94,29%, 41,63% và 38,46%. Nhóm có DT thấp bán lẻ nhiều hơn là nhóm có DT TB và DT cao.

Kiểm định Chi-Square (hệ số χ2 = 0,011) cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm DT về thị trường bán sỉ. Nhóm DT thấp, TB, cao bán sỉ chiếm tỷ lệ là 5,71%, 58,37% và 55,07%. Có phân khúc thị trường giữa các nhóm DT. Nhóm DT TB, cao có xu hướng phát triển thị trường ngoài tỉnh (hệ số χ2 = 0,002).

Thị trường TP. Hồ Chí Minh của nhóm DT thấp, TB, cao lần lượt là 4,29%, 23,16% và 33,64%. Hệ số χ2 = 0,066 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thị trường T.P Hồ Chí Minh giữa ba nhóm DT.

Thị trường chính của nhóm DT TB, cao là thị trường TP. Hồ Chí Minh. Nếu áp dụng NĐ 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/1008 SX- KD rượu, cơ sở không quan tâm cải tiến quy trình công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng hoá SP và người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng SP thì khả năng vỡ thị trường là rất lớn.

100% cơ sở đánh giá khách hàng đặt tiêu chuẩn cảm quan để mua SP do khách hàng truyền thống và do thương hiệu nổi tiếng. Đây là điểm phát hiện quan trọng của đề tài.

Yêu cầu của thị trường đối với chất lượng sản phẩm

82,5% khách hàng muốn SP đăng ký chất lượng (trong đó, nhóm DT cao, TB khách hàng yêu cầu đăng ký chất lượng SP là 100% và 95%). Nhóm DT cao, TB bán ra thị trường ngoài tỉnh nhiều đặc biệt TP. Hồ Chí Minh (23%-33%) nên thể hiện tiêu chí khách hàng yêu cầu đăng ký chất lượng SP.

Nhóm DT thấp chỉ có 14,3% khách hàng yêu cầu SP đăng ký chất lượng, do bán tại địa phương nhóm DT thấp không quan tâm nhiều đến chất lượng SP.

Nhóm DT càng cao khách hàng càng có nhu cầu SP đăng ký chất lượng (hệ số χ2 = 0,000). Qua đó thấy thái độ của người SX không quan tâm tới người tiêu dùng chỉ quan tâm quyền lợi cá nhân (các cơ sở đòi hỏi xã hội hỗ trợ về thị trường, miễn thuế, xây dựng thương hiệu v.v nhưng đáp ứng của họ lại không quan tâm chất lượng SP), đây là điểm phát hiện quan trọng của đề tài đặc biệt là phát hiện quan trọng về mặt chính sách bắt buộc các cơ sở nếu muốn tiếp tục SX phải thay đổi quy mô, quy trình công nghệ, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tiêu chuẩn chất lượng SP theo quy định của Nhà nước.

Tiêu chuẩn cảm quan của khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm * Độ cồn, mùi thơm

Tất cả đều quan tâm cho là quan trọng về độ cồn, mùi thơm. Không có ý nghĩa thống kê về độ cồn, mùi thơm giữa các nhóm DT.

* Màu sắc sản phẩm

47,5% đánh giá quan trọng và rất quan trọng. Giữa các nhóm thì có sự khác biệt sự quan trọng của màu sắc (hệ số χ2 = 0,049). Nhóm DT TB và DT cao quan tâm hơn về màu sắc SP (quan tâm về cảm quan màu sắc).

*Vị của sản phẩm

85% cơ sở cho rằng khách hàng đánh giá vị của SP là quan trọng và rất quan trọng. Tuy nhiên, hệ số χ2 = 0,000 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về vị của SP giữa ba nhóm DT. Nhóm DT cao, TB và thấp có tỷ lệ ý kiến cho rằng vị của SP là rất quan trọng và quan trọng là 35% và 45% và 5%.

Khách hàng quan tâm đến nồng độ cồn, mùi thơm, ít quan tâm hơn về màu sắc, vị rượu dễ dẫn đến việc làm rượu kém chất lượng bằng cách dùng cồn ethylic pha với nước tạo ra rượu trắng, sau đó thêm nước cốt rượu nếp tuỳ theo yêu cầu.

iii. Đối thủ cạnh tranh Cơ sở sản xuất cá thể

100% cơ sở đánh giá đối thủ cạnh tranh là cơ sở SX cá thể.

Doanh nghiệp

Nhóm DT thấp đánh giá không có đối thủ cạnh tranh là DN. Nhóm DT TB và cao đánh giá đối thủ cạnh tranh là DN với tỷ lệ là 12,5% và 22,5%. Kết quả kiểm định thống kê (hệ số χ2 = 0,013) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhận thức từng nhóm là có khác biệt nhau về đánh giá đối thủ cạnh tranh là DN.

Sản phẩm ngoại

Nhóm DT TB, cao đánh giá có đối thủ cạnh tranh là SP ngoại, với tỷ lệ 12,0% và 20%. Nhận thức về phân khúc thị trường giữa các nhóm DT, có ý nghĩa thống kê với hệ số χ2 = 0,035.

Về tầm nhìn các nhóm DT quan tâm chủ yếu đối thủ cạnh tranh là cơ sở SX cá thể ngay bên cạnh họ, đặc biệt nhóm DT thấp không quan tâm đến nhãn hiệu rượu SX công nghiệp (công nghệ cao hơn). Điều này sẽ ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng SP, cải tiến quy trình công nghệ, mở rộng thị trường.

iv. Hình thức cạnh tranh Về giá

Các nhóm DT đều nhận định là có cạnh tranh về giá và không có khác biệt giữa các nhóm về đánh giá này (hệ số χ2 = 0,386).

Về dịch vụ

Nhóm DT thấp, TB và cao có nhận định khác nhau về yếu tố cạnh tranh dịch vụ bao gồm phân phối SP, quan tâm hơn về nhu cầu khách hàng với tỷ lệ lần lượt là 2,5%, 27,5% và 25% (hệ số χ2 = 0,056).

Nhóm DT TB, cao nhận định cạnh tranh về dịch vụ vì các cơ sở này SX với sản lượng lớn và thị trường lớn hơn nhóm DT thấp (trong và ngoài tỉnh).

Các vấn đề nội tại của các cơ sở thể hiện rủi ro rất lớn đối với nghề này. Trước mắt, các cơ sở SX rượu Gò Đen chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ; không quan tâm đến chất lượng SP, yêu cầu của người tiêu dùng. Với tâm lý này, trong tương lai, khó ứng dụng khoa học kỹ thuật vào SX để tăng chất lượng, đa dạng hoá SP. Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ về vốn, đổi mới công nghệ nhưng bản thân họ không có nhu cầu, đây là phát hiện rất quan trọng của đề tài

4.3 ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG

Đề tài phân tích chi phí – doanh thu (cost-return analysis) với các chỉ tiêu về DT, về vốn, chi phí, lợi nhuận và các tỉ suất lợi nhuận (lợi nhuận /vốn, lợi nhuận/doanh thu), v.v. để đánh giá hiệu quả SX-KD của các cơ sở cũng như những yếu tố nội tại của cơ sở về LĐ, trình độ công nghệ, VSATTP, v.v.

4.3.1 Phân tích chi phí- doanh thu i. Doanh thu i. Doanh thu

Phân nhóm theo doanh thu

Theo phương pháp chọn mẫu, đề tài đã chọn 40 cơ sở SX – KD rượu Gò Đen để điều tra thu thập thông tin. Cơ sở chọn dựa trên DT 6 tháng đầu năm 2007 được Cục Thống kê Long An công bố: nhóm DT cao từ 21-50 triệu đồng, số mẫu là 5; nhóm DT TB từ 10-20 triệu, số mẫu là 14; nhóm DT thấp từ 1-9 triệu, số mẫu là 21.

Qua khảo sát sơ bộ, có sự khác biệt lớn giữa DT thực tế mà đề tài có được khi khảo sát và số liệu DT do Cục Thống kê Long An công bố. Tác giả đã phân nhóm lại 40 cơ sở SX – KD rượu Gò Đen để phù hợp với DT thực tế.

Dựa trên các số liệu khảo sát về DT bình quân các năm 2006, 2007 và 2008 của các cơ sở và áp dụng phương pháp phân nhóm đa biến (K-Means Cluster), tác giả đã phân nhóm lại 40 cơ sở được khảo sát. Kết quả cụ thể như sau (bảng 5):

Một phần của tài liệu Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh rượu đế Gò Đen potx (Trang 38 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)