Thực trạng hợp nhất kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuẩn mực hợp nhất kinh doanh , từ lý luận đến thực tiễn ứng dụng vào kế toán ở các doanh nghiệp việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

Ở Việt Nam, từ năm 1997 đến nay, hoạt động hợp nhất kinh doanh cĩ xu hướng ngày càng tăng về số lượng và quy mơ. Điều này thể hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được vai trị tích cực của việc hợp nhất kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết hoạt động hợp nhất giữa các doanh nghiệp Việt Nam cịn ở quy mơ nhỏ, thơng tin cịn mang tính nội bộ nên cũng chưa cĩ những

tác động đúng mức đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất. Những vụ việc hợp nhất gây được sự chú ý của cơng chúng đa phần là cĩ sự tham gia của doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi, ví dụ như : cơng ty cổ phần Kinh Đơ mua kem Wall của Unilever hay việc sáp nhập P/S, Viso vào cơng ty Unilever…. Ở mỗi giai đoạn đều cĩ những đặc điểm và cách thức hợp nhất khác nhau.

Gần đây, theo quyết định 241 quy định tăng vốn điều lệ đối với các ngân hàng, các ngân hàng nhỏ được khuyến khích sáp nhập với nhau hay với các ngân hàng lớn hơn. Tình hình này diễn ra khá sơi động, liên tục các ngân hàng tuyên bố sáp nhập, ví dụ như ngân hàng Đại Nam (20 tỷ) sáp nhập vào ngân hàng Phương Nam(70 tỷ), ngân hàng Châu Phú (An Giang) sáp nhập vào ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Tây Đơ (Cần Thơ, 7 tỷ) sáp nhập vào ngân hàng Phương Đơng (90 tỷ).

Vào đầu năm 2004, Saigonmilk sáp nhập vào Vinamilk là một sự kiện hợp nhất giữa các doanh nghiệp Việt Nam gây chú ý nhất từ trước đến nay. Lời phát biểu được trích dẫn dưới đây của bà Mai Kiều Liên, tổng giám đốc của Vinamilk và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Saigonmilk đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc hợp nhất kinh doanh: “Sự cạnh tranh từ các cơng ty bơ sữa đa quốc gia tạo áp lực lên Saigonmilk và Vinamik, nên chúng tơi quyết định hợp nhất với nhau để tăng cường khả năng sản xuất của mình.” Bà Liên nĩi thêm: ”Việc Hợp nhất cho phép chúng tơi mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Hợp nhất là tốt nhất cho cả hai, bằng cách đĩ chúng tơi cĩ thể nhắm tới vị trí đứng đầu thị trường với thị phần là 75% thị trường bơ sữa trong nước.”

Vinamilk là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả ở Việt Nam. Trong khi chờ phê chuẩn kế hoạch cổ phần hĩa, năm 2001 Vinamilk và những cổ đơng khác đã thành lập Saigonmilk, trong đĩ Vinamilk nắm giữ 20% vốn

điều lệ. Tháng 12 năm 2003, sau khi hồn thành tiến trình cổ phần hĩa, Vinamilk bắt đầu đàm phán để sáp nhập Saigonmilk. Với mối quan hệ khá đặc biệt như trên, Saigonmilk và Vinamilk dễ dàng đi tới một thỏa thuận phù hợp cho cả hai. Theo như kế hoạch sáp nhập được thơng qua, tồn bộ tài sản của Saigonmilk, bao gồm cơng nợ và các phân xưởng sản xuất ở khu Cơng nghiệp Tân Thới Hiệp thuộc thành phố Hồ Chí Minh, sẽ được chuyển giao cho Vinamilk. Cổ đơng của Saigonmilk sẽ sở hữu những cổ phiếu mới của Vinamilk tương ứng theo tỷ lệ 1:1, được tính theo giá ghi sổ, và tồn bộ nhân viên của Saigonmilk sẽ trở thành nhân viên của Vinamilk. Như vậy, tồn bộ cổ đơng cũ của Saigonmilk sẽ trở thành cổ đơng của Vinamilk, cùng chia sẻ quyền lợi và rủi ro trong cơng ty Vinamilk sau khi sáp nhập. Từ đây, ta cĩ thể xác định Saigonmilk sáp nhập vào Vinamilk theo phương thức hợp nhất quyền lợi. Theo phương thức này, tiến trình nghiệp vụ và cách hạch tốn cũng khá đơn giản, chỉ dựa trên giá trị ghi sổ và hồn tồn khơng xuất hiện lợi thế thương mại. Tài sản , cơng nợ, nguồn vốn của 2 cơng ty chỉ cần cộng vào theo giá trị ghi sổ và tỷ lệ trao đổi cổ phiếu để cĩ được cơ cấu tài chính của cơng ty mới sau khi hợp nhất. Ta được biết vốn điều lệ của Vinamilk là 1500 tỷ VNĐ, của Saigonmilk là 90 tỷ VNĐ, vậy sau khi hợp nhất, vốn điều lệ của Vinamilk tăng từ 1500 tỷ VNĐ lên 1590 tỷVNĐ.

Cách hạch tốn hoạt động hợp nhất kinh doanh của Vinamilk cũng như của các doanh nghiệp khác hiện tại đều mang tính chủ quan do chưa cĩ một quy định hướng dẫn cụ thể. Năm vừa qua, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thực tiễn, Bộ tài chính đã ráo riết tổ chức dự thảo để thơng qua các chuẩn mực kế tốn mới, trong đĩ cĩ chuẩn mực về Hợp nhất kinh doanh. Nhưng sau nhiều lần dự thảo chuẩn mực này vẫn chưa được thơng qua, do cịn nhiều tranh cãi về tính phù hợp với thực trạng kinh tế Việt Nam song hành với việc tiếp cận chuẩn mực

Quốc tế. Tuy nhiên, một vài vấn đề cĩ liên quan cũng đã được đề cập trong các chuẩn mực, thơng tư, quyết định đã ban hành đặt nền tảng cho sự ra đời của chuẩn mực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuẩn mực hợp nhất kinh doanh , từ lý luận đến thực tiễn ứng dụng vào kế toán ở các doanh nghiệp việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)