3- HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT
3.2.2- Ký hiệu và quy ước về hình cắt
Trên hình cắt cần có những ghi chú để xác định rõ vị trí của mặt phẳng cắt và hướng nhìn...
a- Ký hiệu
- Vị trí các mặt phẳng cắt trong hình cắt được biểu thị bằng nét gạch dài chấm đậm (nét cắt), có bề rộng bằng chiều rộng của nét liền đậm.
Các nét cắt đặt tại những chỗ giới hạn của các mặt phẳng cắt, chỗ đầu, chỗ cuối và chỗ chuyển tiếp của các mặt phẳng cắt (từ hình 3.2.1c,d đến hình 3.2.3a,b).
- Ở nét cắt đầu và nét cắt cuối có mũi tên chỉ hướng nhìn. Mũi tên vẽ vng góc với nét cắt, đầu mũi tên chạm vào nét cắt. Bên cạnh mũi tên có chữ ký hiệu tương ứng với chữ ký hiệu trên hình cắt.
- Phía trên hình cắt cũng ghi cặp chữ ký hiệu tương ứng với chữ ký hiệu ghi ở cạnh nét cắt. Chữ ký hiệu hình cắt ở nét cắt ghi theo hướng đường bằng của bản vẽ và cao gấp đơi con số kích thước trên bản vẽ đó.
b- Quy ước
Hình 2.3.2 - Hình cắt của gân đỡ
- Về nguyên tắc các phần đặc như thành mỏng, gân đỡ (Hình 2.3.2)... quy ước không bị cắt dọc theo chiều dài của chúng và do đó khơng biểu diễn dưới dạng hình cắt.
2.3.3- Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt. Trên mặt cắt kể cả mặt cắt thuộc hình cắt quy định vẽ ký hiệu vật liệu theo TCVN 7 : 1993
- Các đường gạch gạch của mặt cắt phải kẻ song song với nhau và nghiêng 450 so với đường bao hoặc đường trục của hình biểu diễn hoặc so với đường thẳng qua bản vẽ.
Nếu các đường gạch nghiêng 450 có đường trùng với đường bao hoặc trùng với trục chính của mặt thì đường gạch gạch được phép kẻ nghiêng 300 hay 600
- Trên mọi hình cắt và mặt cắt (vẽ theo cùng một tỷ lệ) của một vật thể các ký hiệu vật liệu được vẽ giống nhau nghĩa là phương và khoảng cách giữa các đường gạch gạch giống nhau, khoảng cách đó có thể lấy từ 2mm đến 10mm.
- Các mặt cắt của các chitiết đặt cạnh nhau thì đường gạch gạch của các mặt cắt đó được kẻ theo phương khác nhau hoặc có khoảng cách khác nhau hoặc kẻ so le nhau.
3- MĂT CẮT
3.1- KHÁI NIỆM VỀ MẶT CẮT
Mặt cắt là hình biểu diễn các đường bao của vật thể ở trên mặt phẳng cắt, khi ta tưởng tượng dùng mặt phẳng này cắt vật thể.
Mặt phẳng cắt được chọn sao cho nó vng góc với chiều dài của phần vật thể bị cắt (mặt cắt vng góc).
Mặt cắt dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo phần tử bị cắt mà trên các hình chiếu khó thể hiện.