Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn ở Xí Nghiệp Vận Tải Biển Vinafco docx (Trang 55 - 66)

I- Những giải pháp cho tổng Xí nghiệp vận tải biển Vinafco

2- Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định

Như chúng ta đã biết những năm qua công ty đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỉ lệ quy định của Nhà nước. Với tỉ lệ này công ty phải mất một

tài sản cố định. Làm như vậy là không thích hợp, nhất là trong gian đoạn hiện nay khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, có nhiều máy móc mới ra đời, tài sản cố định không những dễ bị hao mòn mà còn hao mòn rất nhanh chóng. Do vậy, để đảm bảo có quỹ khấu hao đủ để thực hiện tái đầu tư tài sản cố định, nhanh chóng đổi mới thiết bị, đưa kỹ thuật vào sản xuất thì trong trích khấu hao tài sản cố định cần tính đến các yếu tố như: khoa học kỹ thuật, giá cả, xu hướng thị trường thì công ty nên theo "phương pháp trích khấu hao theo tỉ lệ giảm dần..." .

1.2.1. Cơ sở của phương pháp

Phương pháp trích khấu hao theo tỉ lệ giảm dần dựa trên các cơ sở : Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, tài sản cố định dễ bị hao mòn vô hình. Để hạn chế hao mòn vô hình trong thời gian sử dụng đòi hỏi phải khấu hao nhanh (trên cơ sở tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị). Nhanh chóng thu hồi vốn để đổi mới trang thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt khác, trên thị trường giá cả luôn biến động, tài sản của xí nghiệp cũng chịu sự biến động này và đó chính là nguyên nhân làm giảm giá trị của tài sản cố định. Do vậy cần tiến hành khấu hao nhanh để bảo toàn vốn đã đầu tư vào tài sản cố định, đồng thời cũng phù hợp với thực tế là công suất làm việc của máy móc thiết bị giảm dần theo thời gian.

1.2.2. Nội dung của phương pháp

Theo phương pháp này, trích khấu hao hàng năm dựa vào tỉ lệ khấu hao luỹ thoái giảm dần so với nguyên giá tài sản cố định.

Tỉ lệ khấu hao giảm dần đựơc xác định theo công thức: 2 (T - t + 1)

T(T + 1)

Trong đó: TKt : tỉ lệ khấu hao năm t

T: Tổng thời gian hoạt động máy móc t: Số năm trích khấu hao (t = 1:T)

Ví dụ: Một máy có nguyên giá là 78.000.000 VNĐ, thời gian sử dụng là 6 năm, áp dụng công thức trên ta có tỉ lệ trích và mức trích khấu hao trong 6 năm sử dụng như sau:

Năm thứ nhất T = 6 , t = 1 , thay vào công thức ta có

2 ( 6 - 1 + 1) 6

6 ( 6 + 1) 21

Mức trích khấu hao : = x 621.000.000 = 18.000.000 VNĐ Các năm còn lại được thể hiện qua biểu đồ dưới:

Biểu 16: Trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định của Nhà nước

Số năm trích (t) 1 2 3 4 5 6 Tổng Tỉ lệ khấu hao (TK) 6/21 5/21 4/21 3/21 2/21 1/21 21/21 Mức trích 18.00 0 16.00 0 14.00 0 12.000 10.00 0 8.000 78.000

1.2.3. Áp dụng phương pháp này cho Xí nghiệp

Do việc mua sắm tài sản cố định của Xí nghiệp tại các thời điểm khác nhau có nhiều loại khác nhau, vì thế Xí nghiệp cần áp dụng phương pháp khấu hao tỉ lệ giảm dần tính cho từng loại tài sản cố định hoặc tài sản cố định mua cùng một đợt có chức năng tương tự nhau.

Nguyên giá của chiếc tàu: 65.750 triệu VNĐ

Theo công thức trên thì mức khấu hao trong các năm: 2000, 2001, của chiếc tàu này:

Biểu : Trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ giảm dần

Đơn vị : 1.000.000 VNĐ Số năm trích 1 2 3 4 5 Tổng Mức trích 17.72 5 15.43 7 13.15 0 10.863 8.575 65.750 = TK1 = 6 21

Như vậy, nếu tính theo cách tính của đang áp dụng,với phương pháp tính mới, sau 5 năm sử dụng xí nghiệp mới có thể thu hồi được vốn đầu tư cho chiếc tàu trên. Điều này hạn chế được hao mòn vô hình và sự tác động của giá cả tới vốn cố định.

1.3. Thanh lý, bán bớt một số tàu quá cũ hoặc không còn phù hợp với

yêu cầu của khách hàng.

Đổi mới để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng luôn là vấn đề thường xuyên đối với đội ngũ tàu của công ty. Trong khi đó, ngoài những chiếc tàu mà công ty đã mua. Trong 2 năm hoạt động vừa qua, Xí nghiệp đã mua mới tàu có trọng tải lớn và bán các tầu đã cũ và lạc hậu đápứng được với nhu cầu tất yếu của thị trường.

Tuy nhiên ở Việt Nam có khoảng 10 hãng được cấp giấy phép hoạt động trên tuyến Bắc- nam và đang cạnh tranh quyết liệt, trên các tuyến nội địa Việt Nam mà xưa nay vốn là vị trí độc tôn của các hãng tàu trong nước.Tình trạng như vậy xuất pháp từ nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là trong nhiều năm qua chưa xây dựng được một quy hoạch phát triển đội tàu hợp lý ở phạm vi quốc gia, đầu tư manh mún trên một diện rộng và không kịp chủ động thay đổi cơ cấu đội tàu cho phù hợp với xu thế phát triển công nghệ vận tải theo các phương thức mới trên thế giới mà suy cho cùng là xu thế yêu cầu thực tế của khách hàng.

Khắc phục tình trạng đó, bước đi chiến lược cơ bản của Xí nghiệp là tập trung xây dựng phát triển đội tàu, khai thác các khách hàng trọngđiểm làm việc có uy tín với khách hàng và theo hướng đi thẳng lên hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước giành lại và tăng thêm thị phần, tiến tới chia sẻ thị phần của khu vực. Để làm được điều này, Xí nghiệp cần chủ trương tận dụng cơ hội tạo ra những đột khởi, trước hết phải ưu tiên tìm mọi cách hiện đại hoá ngay đội tàu chuyên dụng container, bằng các phương thức mua, thuê mua và đóng mới.

Một là, đối với những con tàu thì giảm chi phí ,chi phí sửa chữa cũng quá cao (bình quân một tàu hàng năm chi phí sửa chữa là 1 tỉ đến 1,5 tỉ VNĐ), không đảm bảo an toàn trong qúa trình vận tải, dẫn đến giá thành cao và giá cước cũng tăng theo. Trong khi đó trên thực tế giá cước đang ngày càng có xu

hướng giảm do khủng hoảng của ngành Đường biển Việt nam và trên thế giới. Đây là một điều mà tự bản thân xí nghiệp thấy cần hạn chế và khác phục. Hai là , xí nghiệp cũng cần có những biện pháp xây dựng kế hoạch lâu dài để chăm sóc và tạo niềm tin tưởng cho khách hàng giúp họ tin tưởng vào xí nghiệp và dịch vụ vận tải của xí nghiệp.

1.4. Hạn chế vốn lưu động bị chiếm dụng nhằm thu hồi vốn nhanh, tăng

vòng quay của vốn.

Trong điều kiện hiện nay, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong tình hình chung đó, số vốn bị chiếm dụng của xí nghiệp chiếm tỉ lệ không nhỏ chiếm khoảng 30%.

Lượng vốn bị chiếm dụng này không những không sinh lãi mà còn làm giảm vòng quay của vốn, hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp. Do vậy cần thực hiện các biện pháp sau để hạn chế vốn bị chiếm dụng trong khâu lưu thông.

Thứ nhất: Trước khi ký hợp đồng, Xí nghiệp cần nắm tình hình tín dụng của các khách hàng về các mặt sau:

- Báo cáo tài chính: Xí nghiệp có thể đề nghị khách hàng cung cấp thông tin tài chính như bảng tổng kết tài sản, báo cáo thu nhập, một số tỉ lệ như lợi nhuận vốn, tốc độ chu chuyển vốn lưu động.

- Báo cáo tín dụng về tình hình thanh toán của khách hàng với các doanh nghiệp khác để xem xét lịch sử thanh toán của doanh nghiệp với các khách hàng khác, trả tiền đúng hạn hay không, bao nhiêu lần gây rắc rối trong việc trả tiền...

- Quan hệ tín dụng với các ngân hàng của doanh nghiệp

Thứ hai: Là khi ký kết hợp đồng, Xí nghiệp cần thoả thuật trong hợp đồng có phần phạt hành chính nếu khách hàng trả tiền chậm tuỳ vào giá trị lô hàng, thời gian khách hàng trả chậm. Làm như vậy sẽ đảm bảo cả hai bên đều có trách nhiệm hơn nữa trong vấn đề thanh toán của mình.

Thứ ba: Là khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, cả Xí nghiệp và khách hàng cần phải nhanh chóng giải quyết dứt điểm không để xảy ra tình trạng chi phí cho việc giải quyết tranh chấp lớn hơn cả giá trị hợp đồng hoặc dễ

gây tình trạng ứ đọng vốn lâu, mất uy tín của Xí nghiệp với khách hàng hiện tại cũng như trong tương lai. Nếu cả hai phía không giải quyết được thì có thể đưa ra toà và chi phí này do hai bên chịu. Mặt khác, phía Xí nghiệp phải luôn sẵn sàng tạo các điều kiện cần thiết để khi khách hàng yêu cầu đáp ứng ngay và đúng tiến độ trong hợp đồng đã ký kết xí nghiệp cũng cần mạnh dạn chi phí để khuyến khích khách hàng thực hiện đúng thời hạn trong hợp đồng, nhằm tăng tốc độ tiêu thụ và thu hút khách hàng ngày càng đông.

Thứ tư, là mục tiêu kinh doanh của xí nghiệp cũng như tất cả các doanh nghiệp khác là lợi nhuận, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó xí nghiệp còn có nhiệm vụ là bảo đảm công ăn việc làm cho một số lao động tương đối lớn. Do đó trong những năm qua, đôi lúc xí nghiệp đã phải ký kết những hợp đồng không mấy đem lại hiệu quả kinh tế, thậm chí chấp nhận hoà. Như vậy có nghĩa rằng muốn tạo ra một cơ chế thu hồi nhanh vốn, bảo toàn được vốn, tăng vòng quay vốn đòi hỏi phải m ột hệ thống đồng bộ bởi chúng là các chỉ tiêu mang tính chất tổng hợho ở đây không những là vấn đề việc làm cho người lao động mà còn rất nhiều yếu tố khác nữa.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần thấy rằng không phải lúc nào thu tiền ngay cũng có lợi nhất là đối với các bạn hàng truyền thống hoặc những bạn hàng nằm trong diện ưu tiên. Khi đó xí nghiệp nên cho phép khách hàng trả chậm nhưng vẫn phải đảm bảo thu hồi đúng thời hạn và chi phí cho việc khách hàng thanh toán chậm là nhỏ nhất.

1.5. Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động định mức

kỳ kế hoạch sát với nhu cầu vốn thực tế của xí nghiệp.

1.5.1. Sự cần thiết của phương pháp.

Trong thời gian qua việc lập kế hoạch vốn lưu động của xí nghiệp đã bộc lộ một số tồn tại chủ yếu sau:

- Việc xác định vốn lưu động dựa vào doanh thu kế hoạch và số vòng quay của vốn kế hoạch là chưa khoa học, do đó chưa xác định nhu cầu vốn cho từng khâu, từng bộ phận, điều này dẫn đến xí nghiệp phải đi vay ngắn hạn ngân hàng với tỉ lệ lớn.

+ Doanh thu năm 2000 : 47.256.192 triệu VNĐ. + Doanh thu năm 2001 : 56.202.314 triệu VNĐ.

Điều đó khẳng định rằng Xí nghiệp làm ăn ngày một có lãi, tuy nhiên chi phí quản lý Xí nghiệp còn cao, cấc khoản nợ vay vẫn đang là một thách thức với Xí nghiệp.

II/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC

Một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng vốn của Xí nghiệp là Nhà nước có nhiều quy định về chế độ thuế, lệ phí, quản lý đầu tư, bảo vệ thị trường hiện hành không còn phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay và tính chất đặc thù của hoạt động Đường biển. Thêm vào đó Nhà nước không có vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển đội tàu và cũng chưa có một chính sách bảo hộ hợp lý tạo điều kiện bảo vệ thị trường Đường biển trong nước, chống lại sức ép ngày càng tăng của các hãng tàu nước ngoài và giúp các doanh nghiệp Đường biển hợp tác đầu tư, phát triển sản xuất. Do vậy, với tư cách đó Nhà nước nên chú ý hơn tới ngành Đường biển việt nam nhằm góp phần cho Xí nghiệp vận tải biển

Vinafco quản lý, sử dụng có hiệu quả hơn đồng vốn của mình.

Thứ nhất, là trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Xí nghiệp

vận tải biển Vinafco sử dụng đường thuỷ, đường bộ, nhưng các doanh nghiệp vận tải biển đang phải chịu lệ phí đường bộ tính trong giá nhiên liệu. Trong khi đó, chi phí nhiên liệu luôn chiếm khoảng gần 60% giá thành vận tải đường biển. Do đó nhà nước cũng cần có những biện pháp, chính sách giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí đường bộ này. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay khi mà các doanh nghiệp vận tải đang phải chịu sức ép giảm giá cước do ảnh hưởng suy thoái của ngành đường biển và cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực.

Thứ hai, là nhà nước cần thể chế hoá chế độ bảo hộ hợp lý tàu thông qua việc ban hành chế độ thuế mới và thực hiện quản lý thị trường bằng các biện pháp tương tự như trong ngành hàng không, dầu khí, bưu chính. Nhà nước cũng nên áp dụng những biện pháp tài chính hợp lý nhằm tạo điều kiện cho

doanh nghiệp vận tải biển có điều kiện tái đầu tư khôi phục, phát triển đội tàu sông trong giai đoạn từ 10 - 15 năm tới.

KẾT LUẬN

Quản lý và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn ở bất kỳ một doanh nghiệp nhà nước nào suy cho cùng là một công việc vô cùng khó khăn phức tạp, đặc biệt trong tình hình thị trường đầy biến động, rủi ro bất trắc khó lường trước được, trong tình hình khủng hoảng hiện nay. Các nhà lãnh đạo có thể thấm nhuần lý luận khoa học về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là gì? Các bộ phận tham mưu đã có thể đã rất nhạy cảm với kết quả cũng như khả năng phân tích tình hình vốn hay việc tổ chức cả một hệ thống các giải pháp để đạt các chỉ số tài chính hấp dẫn cũng như việc đánh giá những điều đã đạt được ra sao. Tuy vậy thực tế lại luôn chứng minh sự đa dạng vốn có của nó, kỳ vọng tạo ra một lợi thế cạnh tranh tiềm ẩn hơn hẳn các chiến lược con người hay chiến lược marketing ở Xí nghiệp vận tải biển Vinafco

là rõ ràng và đúng tuy nhiên hệ thống tài chính còn bất hợp lý, mặc dù hiệu quả về mặt kinh tế được chú trọng và cao,song khả năng bảo toànvà phát triển vốn rất hạn chế. Trên những cơ sở đánh giá đó, một số giải pháp hợp lý được đề xuất nhằm giải quyết những điểm yếu và nâng cao khả năng quản lý vốn ở Xí nghiệp vận tải biển Vinafco.

Một lần nữa em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình tới Thầy giáo TS Đàm Văn Huệ cùng các cô chú và các nhân viên trong Xí nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư số 57TC/TCDN ngày 12/11/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý sử dụng vốn và tài sản trong DNNN.

2. Kinh tế thương mại - Khoa Thương mại trường ĐHKTQD. 3. Quản trị doanh nghiệp thương mại. Khoa thương mại trường ĐH KTQD.

4. Quản lý tài chính doanh nghiệp. NXB Thống kê 1994. 5. Sổ tay quản lý vốn trong doanh nghiệp. NXB Thống kê

1994.

6. Tạp chí Tài chính năm 2001.

7. Các tài liệu: Quyết định thành lập, các báo cáo tổng hợp, các đề án phát triển ... của Xí nghiệp vận tải biển Vinafco.

MỤC LỤC

Phần mở đầu... 1

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp... 3

1.I –Khái niệm và phân loại vốn và quản lý vốn trong kinh doanh...3

1.1.1- Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh ... 3

1.1.2- Phân loại vốn trong hoạt động sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm Vốn cố định và vốn lưu động... 4

1.2- Nguồn vốn, chi phí vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp... 8

1.3-Nội dung hoạt động quản lý vốn...9

1.3.1- Nội dung hoạt động quản lý vốn cố định...10

1.3.2- Nội dung hoạt động quản lý vốn lưu động. ...

1.4- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp... 18

1.4.1- Các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn ở Xí Nghiệp Vận Tải Biển Vinafco docx (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)