1.4 Thực trạng dịch vụ tiền gửi của KHCN tại các NHTM Việt Nam trên địa
1.4.2 Tình hình về huy động nguồn vốn tại một số NHTM VN trên địa bàn TP.
Chí Minh
Nguồn vốn là cái ban đầu mà bất cứ một nhà kinh doanh nào cũng cần phải có để thực hiện những ý đồ mà mình muốn thực hiện. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì yếu tố cạnh tranh là một trong những yếu tố hàng đầu không thể thiếu được. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động,
chưa kể đến sự sắp ra đời một số các ngân hàng sẽ được hoạt động tại đây khi Việt Nam thực hiện các cam kết như đã ký kết theo các hiệp định thương mại.
Một trong các chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn của các NHTM đó chính là quy mơ nguồn vốn tiền gửi. Quy mô nguồn vốn tiền gửi là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn tiền gửi càng lớn, càng thể hiện ngân hàng có uy tín cao và hoạt động hiệu quả, thơng qua các chính sách thu hút vốn tiền gửi hợp lý cùng với sự nỗ lực không ngừng đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và dân cư, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.
Nhìn chung, quy mơ nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và nguồn vốn tiền gửi từ dân cư tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi, tiền gửi khách hàng cá nhân luôn giữ tỷ trọng chủ yếu (trên 68%) và cơ cấu này mang tính ổn định qua các năm. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tượng khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh tốn, tiện ích dịch vụ và tính an tồn đồng vốn. Đồng thời, kênh gửi tiền vào ngân hàng thương mại là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này.
Bảng 1.1 Quy mô nguồn vốn tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Đơn vị: Tỷ Đồng
( Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo của các ngân hàng )
Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc quy mô vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm trước đều tăng so với năm sau. Khi mà thị trường vàng đầy biến động, tỷ lệ lạm phát tăng, phần lớn tâm lý chung của người dân Việt Nam vẫn chọn hình thức gửi tiết kiệm để đảm bảo nguồn vốn của mình một cách chắc chắn nhất. Tuy rằng lãi suất tiền gửi vẫn đang trong xu thế giảm nhưng dịch vụ tiền gửi ngân hàng vẫn là một kênh đầu tư hạn chế ít nhất các rủi ro cho các khách hàng cá nhân.
Với các chính sách lãi suất cạnh tranh hợp lý trong năm 2011 số vốn mà Eximbank huy động được là 4.467 tỷ đồng, tăng 17,98% so với năm 2010; Sang đến năm 2012 số vốn mà Eximbank huy động được là 5.112 tỷ đồng, tăng 14,43% so với năm 2011. Đối với Vietcombank thì năm 2010 số vốn huy động được từ các khách hàng cá nhân là 7.050 tỷ đồng, năm 2011 là 8.420 tỷ đồng tăng 19,43% so với năm 2010, năm 2012 là 9,692 tăng 15,10%. Đây là xu thế chung của thị trường ngân hàng trong năm 2012, khi mà nền kinh tế khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát tăng cao, thu nhập của người dân vị giảm xuống trong khi
STT Ngân hàng 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng (%) Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng (%) 1 Eximbank 3.786 4.467 5.112 681 17,98 645 14,43 2 Vietinbank 5.986 6.896 7.740 910 15,20 1.290 18,71 3 Sacombank 4.960 5.704 6.467 910 18,34 763 13,34 4 Navibank 2.545 3.060 3.602 515 20,23 542 15,00 5 SHB 3.854 4.316 5.254 938 24,33 938 21,07 6 Techcombank 4.580 5.245 6.241 665 14,52 996 19,00 7 BIDV 5.860 6.890 7.985 1.030 18,05 1.095 15,89 8 MB 3.624 4.278 5.051 654 28,76 773 18,06 9 Tienphongbank 2.860 3.425 3.854 565 19,75 429 12,52 10 Vietcombank 7.050 8.420 9.692 1.370 19,43 1.272 15,10
các chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, nó làm cho các nguồn tiết kiệm trong dân cư cũng bị giảm xuống đáng kể. Ngân hàng nào đem lại sự hài lịng cho khách hàng và có các chính sách lãi suất hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến gửi hơn.