Lưu ý :
Xin xem phần tiếp theo để cấu hình cho trình giả lập hiển thị được font chữ tiếng Việt.
6.2. Vấn đề hỗ trợ tiếng Việt có dấu :
6.2.1. Hiển thị tiếng Việt trên máy ảo :
Đa số các trình giả lập điện thoại di động hiện nay không hỗ trợ hiển thị
tiếng Việt có dấu (bảng mã Unicode). Cụ thể, trong các trình giả lập được đề tài thử nghiệm như trên, chỉ có trình giả lập của hãng Siemens là hiển thị tốt Unicode cịn các trình giả lập khác (Nokia, Sony Ericsson, Samsung) khơng hỗ trợ.
Đối với trình giả lập chuẩn của Sun Microsystems (Sun Wireless Toolkit),
các điện thoại ảo được cung cấp mặc định không hỗ trợ Unicode. Tuy nhiên, chúng
ta có thể cấu hình để tạo một điện thoại ảo khác hiển thị đúng font chữ tiếng Việt
nhằm sử dụng cho quá trình phát triển ứng dụng bằng cách sau :
1. Vào thư mục cài đặt bộ công cụ, di chuyển đến thư mục j2mewtk2.0\ wtklib
\devices\
2. Chép thư mục DefaultColorPhone và đổi tên thành UnicodeColorPhone.
3. Trong thư mục UnicodeColorPhone vừa tạo, đổi tên tập tin
DefaultColorPhone.properties thành UnicodeColorPhone.properties.
4. Dùng trình soạn thảo văn bản (Notepad) mở tập tin
UnicodeColorPhone.properties, thay thế từ “SansSerif” thành “Arial” trong tất cả các dòng định nghĩa font chữ.
6.2.2. Hiển thị tiếng Việt trên thiết bị thật :
Việc có hiển thị được tiếng Việt trên điện thoại di động hay không là do nhà
sản xuất quyết định. May mắn là đa số các điện thoại di động trên thị trường Việt
Nam hiện nay đều hiển thị tốt tiếng Việt Unicode (mặc dù trên thiết bị giả lập không hiển thị đúng).
Tuy nhiên, riêng đối với các điện thoại Nokia series 60 sử dụng hệ điều hành Symbian thì chúng ta phải tự cài đặt font tiếng Việt cho thiết bị này. Việc cài đặt cũng khá đơn giản qua 2 bước sau :
1. Chép tập tin “tahoma.gdr” vào thư mục “C:\Systems\Font” 2. Khởi động lại máy.
6.3 Hướng dẫn sử dụng chương trình :
6.3.1. Chức năng duyệt bản đồ
Di chuyển bản đồ :
Để di chuyển bản đồ, chúng ta sử dụng các phím theo sơ đồ sau :
Ù