Cách ghi ký hiệu nhám bề mặt trên bản vẽ chi tiết

Một phần của tài liệu Giáo trình Dung sai Đo lường kỹ thuật (Nghề Cơ điện tử) Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ (Nghề Cơ điện tử) (Trang 70 - 73)

Trong các bản vẽ thiết kế để thể hiện yêu cầu nhám bề mặt người ta dùng kí hiệu chữ V lệch ( ) và trên đó có ghi giá trị bằng số của chỉ tiêu Ra hoặc Rz.

Nếu giá trị Ra thì chỉ ghi giá trị bằng số (xem hình 4.24a). Cịn là giá trị Rz thì ghi cả ký hiệu “Rz” kèm theo chỉ số như chỉ dẫn (xem hình 4.24b).

a) b)

Hình 4.24. Ký hiệu nhám trên bản vẽ

- Dấu : ký hiệu cơ bản, không chỉ rõ phương pháp gia công.

- Dấu : khi bề mặt được gia công bằng phương pháp cắt gọt lấy đi một

lớp vật liệu.

- Dấu : khi bề mặt gia công không lấy đi một lớp vật liệu hay không gia

công thêm.

- Nếu bề mặt chi tiết để thô không cần gia cơng sau khi rèn, dập, đúc….thì dùng dấu ~.

Các Ví Dụ:

Ví dụ 1:

Cho chi tiết trục có kích thước là

32h7, dung sai độ tròn là 0,01mm,

dung sai của sai lệch Prôfin mặt cắt dọc là 0,01mm. Hãy ghi kí hiệu sai lệch và dung sai trên bản vẽ.

Giải:

Vẽ chi tiết trục như hình 4.25. Trước hết ghi kí hiệu sai lệch và dung sai kích thước. Kéo dài đường ghi kích thước rồi vẽ một hình chữ nhật gồm 2 ơ: một ơ ghi kí hiệu dạng sai lệch, ơ cịn lại ghi trị số dung sai. Ví dụ trên hình 4.25 dấu hiệu “0” , “ = ” chỉ sai lệch độ tròn và sai lệch Prôfin mặt cắt của bề mặt

32h7. Trị số dung sai của chúng là 0,01mm.

hình 4.26. Hãy xác định độ nhám của các bề mặt và ghi kí hiệu trên bản vẽ.

Bài giải:

- Với chi tiết đã cho ta chọn thước danh nghĩa, tra bảng 4.6 ta được giá trị bằng số của nhám:

+ Bề mặt 30k6 : Ra = 0,8 m. Nghĩa là nhám bề mặt 30k6 theo

chỉ tiêu Ra không vượt quá 0,8 m.

+ Bề mặt 50k7: Ra = 1,6 m. + Các bề mặt cịn lại khơng yêu cầu chính xác, kích thước đạt được sau tiện bántinh vào khoảng

IT12  IT13. Tra bảng 4.6 ta được

Ra = 12,5 m. kí hiệu được đặt trong dấu ngoặc ở góc trên bên phải của bản vẽ. - Sau khi xác định giá trị bằng số của nhám ta ghi kí hiệu nhám vào bản vẽ, hình 4.27

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là độ chính xác gia cơng? Ngun nhân chủ yếugây ra sai số

trong q trình gia cơng.

2. Trình bày các dạng sai lệch hình dạng và vị tríbề mặt.

3. Thế nào là nhám bề mặt và nguyên nhân phát sinh ra nó. 4. Trình bày các thơng số đánh giá nhám bề mặt.

5. Trình bày phương pháp xác định dung sai hình dáng, vị trí, độ nhám bề mặt trên bản vẽ.

Hình 4.26

CHƯƠNG CÁC DỤNG CỤ ĐO LƯỜNG THÔNG DỤNG TRONG CHẾ TẠO MÁY CHẾ TẠO MÁY

Mã chương: MH CĐT 12- 4

Giới thiệu:

Đảm bảo chất lượng trong sản xuất là đảm bảo hiệu quả kinh tế cho nền sản xuất. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm không đơn thuần là việc kiểm tra sản phẩm sau khi chế tạo mà cái chính là phải vạch ra các nguyên nhân gây sai hỏng ngay trong khi gia cơng chế tạo, để có được qui trình cơng nghệ hợp lý, có thể điều chỉnh q trình gia cơng nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng. Mức độ đưa

thiết bị và kỹ thuật đo vào công nghệ chế tạo thể hiện mức độ tiên tiến của nền sản xuất.Cơ sở đo lường kỹ thuật nghiên cứu đơn vị đo, dụng cụ đo và phương pháp đo.

Mục tiêu:

- Trình bày được các phương pháp đo;

- Phân biệt được các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến dùng trong

ngành cơ khí;

- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, chính xác trong đo lường, nghiêm túc trong học tập.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình Dung sai Đo lường kỹ thuật (Nghề Cơ điện tử) Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ (Nghề Cơ điện tử) (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)