Dòng nghiên cứu thứ hai: Paper: “ ow big are the tax benefits of debt?”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định giá tấm chăn thuế từ nợ vay đối với giá trị thị trường của các doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 29)

(Graham, 2000)

2.2.1. Nội dung nghiên cứu:

Bước phát triển hơn trong việc xem xét yếu tố thuế trong việc sử dụng nợ vay của doanh nghiệp, đặc biệt là lợi ích từ thuế thu nhập cơng ty đã được Graham (2000) cố gắng ước tính lợi ích thuế vốn hóa trên giá trị cơng ty. Phát triển từ nghiên cứu trước của chính tác giả Graham (1996), trong đó, ơng khơng thực hiện theo các nhà nghiên cứu truyền thống là sử dụng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu làm biến phụ thuộc hay nói chung là tỷ lệ đòn bẩy để ước lượng, ơng cho rằng muốn tính tốn lợi ích thuế thì phải xem lợi ích thuế là một hàm của các yếu tố như tấm chắn thuế phi nợ vay (non-debt tax shield, chẳng hạn như khấu hao), chuyển lỗ từ năm trước, chuyển lỗ năm sau, khấu trừ

thuế, … Bằng cách tích phân hàm lợi ích thuế suất biên này, có thể hình dung trên đồ thị chính là tích phân phần diện tích của lợi ích thuế của cơng ty.

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu mẫu bắt đầu từ năm 1973 đến năm 1994, trong đó nguồn thơng tin thuế liên bang thu thập từ năm 1980-1994, sau đó dừng lại giữa các năm 1990 do chính sách cắt giảm ngân sách chính phủ. Bộ dữ liệu bao gồm một mẫu có 87.643 quan sát.

2.2.2. Mơ hình nghiên cứu:

Graham (2000) đã phát triển hàm thuế suất biên trong bài nghiên cứu trước trong Graham (1996), cụ thể hàm được diễn giải theo Graham (1996) như sau:

Thuế suất biên = f{Thuế suất biênt-1, độ lệch chuẩnthuế suất biên,t-1, chênh lệch giữa thuế quy định với thuế suất biênt-1, khoản chuyển lỗ, khả năng phá sản, NDTSt, ∆cơ hội đầu tưt, dòng tiền tự do, ∆Doanh thu, ∆RDt, ∆PLANTt, ∆INTANGt}

Trong đó:

NDTSt: là tấm chắn thuế phi nợ vay (nondebt tax shield bao gồm khấu hao và khoản giảm thuế đầu tư)

∆RDt: là thay đổi trong chi phí nghiên cứu và phát triển.

∆PLANTt: là thay đổi trong khoản mục nhà xưởng và công cụ dụng cụ trên tổng tài sản.

∆INTANGt: là thay đổi trong tài sản vơ hình trong tổng tài sản của công ty.

Tuy nhiên, đến bài nghiên cứu Graham (2000), tác giả điều chỉnh lại hàm thuế suất biên, và điều chỉnh một số biến:

- Các biến được tiếp tục giữ lại trong hàm (đã được phân tích bên trên): Z-score, biến giả chi trả cổ tức, q-ratio, tổng tài sản, quy mô cơng ty.

- Ngồi ra các biến mới như: thuế suất biênit0% là thuế suất biên trước tài trợ, dựa trên thu nhập trước thuế và lãi vay, và khoản thiệt hại thuế đánh trên thu nhập từ chứng khoán nợ hay lãi từ vốn cổ phần. Trong khi thuế suất biênit100% là thuế suất biên trước tài trợ, dựa trên thu nhập trước thuế, và khoản thiệt hại thuế đánh trên thu nhập từ chứng khoán nợ hay lãi từ vốn cổ phần. Đặc biệt, tác giả tìm ra “nút thay đổi”, là điểm tại đó dù gia tăng nợ vay nhưng lợi ích thuế lại giảm xuống.

Từ việc thu thập dữ liệu lịch sử cho mẫu các công ty, tác giả xác định được hàm thực nghiệm cho thuế suất biên theo các biến đã nêu, theo đó xác định đường cong của hàm thuế suất biên này, và thực hiện tích phân nhằm xác định diện tích của lợi ích thuế trên đồ thị.

2.2.3. Kết quả nghiên cứu:

Tác giả sử dụng hàm thuế suất biên đã đóng góp những điểm quan trọng đối với lợi ích thuế tác động như thế nào đến các lựa chọn và giá trị công ty.

- Đầu tiên, bài nghiên cứu xác định được lợi ích thuế của lãi vay (tức tấm chắn thuế từ nợ) tương đương 9.7% giá trị thị trường của cơng ty bằng cách tích phân hàm thuế suất biên.

- Ngoài ra, sử dụng hàm thuế suất biên, tác giả lượng hóa được một cơng ty sử dụng nợ vay gộp như thế nào bằng cách quan sát các điểm nút, tại đó gia tăng nợ vay nhưng lợi ích thuế khơng tăng, hoặc thậm chí giảm. Bên cạnh đó, cơng ty tăng trưởng (đặc biệt các công ty sản xuất các mặt hàng độc quyền) sử dụng nợ vay một cách thận trọng. Ngạc nhiên hơn khi các cơng ty lớn, sinh lợi, có thanh khoản tốt cũng sử dụng nợ một cách dè xẻn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định giá tấm chăn thuế từ nợ vay đối với giá trị thị trường của các doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)