NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Một phần của tài liệu Bài tập lớn pháp luật kinh doanh quốc tế đề tài hợp đồng bảo hiểm (Trang 36)

I. Các nội dung cơ bản

Điều 13, Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định về nội dung của hợp đồng bảo hiểm như sau:

“1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

b) Đối tượng bảo hiểm;

c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; e) Thời hạn bảo hiểm;

f) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; g) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; h) Các qui định giải quyết tranh chấp;

k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có các nội dung khác do các bên thỏa thuận.”

Những nội dung chính cần làm rõ bao gồm 6 nội dung như sau:

- Đối tượng bảo hiểm - Số tiền bảo hiểm

- Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm - Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

- Thời hạn bảo hiểm

- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm

1. Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm là những đối tượng chịu rủi ro trực tiếp và có quyền lợi được bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm.

1.6. Phân loại

Mỗi loại hợp đồng bảo hiểm sẽ có một đối tượng bảo hiểm riêng. Nhìn chung, có thể chia đối tượng bảo hiểm ra thành ba loại chính:

1.1.1. Đối tượng bảo hiểm con người

Điều 31 của Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định về đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm con người như sau:

“1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức

khỏe và tai nạn con người.

2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây: A. Bản thân bên mua bảo hiểm;

B. Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;

C. Anh, chị, em ruột; người có quan hệ ni dưỡng và cấp dưỡng;

D. Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.”

Lưu ý: hợp đồng sẽ không được giao kết với người đang mắc bệnh tâm thần, việc giao kết hợp đồng với người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ, người giám hộ.

Trước đây ở Anh khi chưa có quy định chặt chẽ về đối tượng được mua bảo hiểm, nhiều người đã mua bảo hiểm cho người lạ rồi sát hại để lấy tiền bảo hiểm. Hiện nay, ở Việt Nam muốn mua bảo hiểm nhân thọ mà không phải là người giám hộ thì phải có giấy ủy quyền của người giám hộ.

Nhiều ngôi sao, diễn viên, cầu thủ cịn mua bảo hiểm cho đơi chân, khn mặt, ... Chẳng hạn như hợp đồng bảo hiểm cho đơi chân của cầu thủ bóng đá nổi tiếng Messi có giá trị lên đến 500 triệu Euro.

1.1.2. Đối tượng bảo hiểm tài sản

“Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.”

Theo đó, tài sản bảo hiểm phải thỏa mãn các đặc điểm sau:

 Một là, tài sản được bảo hiểm phải là lợi ích hợp pháp, tức là phải được pháp luật thừa nhận.

 Hai là, tài sản trong bảo hiểm tài sản phải là tài sản tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng.

 Ba là, tài sản bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản phải định lượng được, tức là có thể tính tốn về mặt giá trị.

1.1.3. Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Điều 52 của Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự như sau:

“Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.”

Có thể thấy đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang tính trừu tượng. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự, đó chính là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường. Hơn nữa trách nhiệm là bao nhiêu lại không xác định được ngay ở lúc tham gia bảo hiểm, trường hợp này khó xác định tương tự như trường hợp gây thương tích trên 11%, ranh giới giữa 10% và 11% cũng rất mong manh. Mức độ thiệt hại thường xác định dựa trên mức độ lỗi của người gây ra và mức độ thiệt hại của bên thứ ba.

2. Về số tiền bảo hiểm

2.1. Quy định về số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người

Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm (Theo điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Căn cứ vào thu nhập bình qn, mức chi phí y tế bình qn mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đưa ra các mức số tiền bảo hiểm khác nhau. Bên mua bảo hiểm sẽ tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình để lựa chọn số tiền bảo hiểm phù hợp.

Cũng theo điều 33 của luật này, trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trong bảo hiểm sức khỏe con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm khơng thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hồn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ hai năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.

2.2. Quy định về số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản

Theo điều 41, Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10, số tiền bảo hiểm ở đây là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó. Như vậy, giá trị bảo hiểm tài sản là cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm.

Theo quy định tại Điều 577, Bộ luật dân sự năm 2005 thì trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại. Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hồn trả khoản tiền mà mình đã trả cho bên được bảo hiểm.

Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam chia hợp đồng bảo hiểm tài sản thành ba loại và yêu cầu về số tiền bảo hiểm cũng khác nhau:

- Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm. (Điều 42)

- Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị, số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. (Điều 43)

- Đối với hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. (Điều

44)

2.3 Quy định về số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Theo điều 41 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, số tiền bảo hiểm ở đây là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba. Ngồi việc trả tiền bồi thường theo quy định tại khoản về đối tượng của hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản về đối tượng của hợp đồng và điều khoản về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm

không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. (điều 55)

3. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm và điều khoản, điều kiện bảo hiểm

3.1. Điều khoản, điều kiện bảo hiểm

Điều khoản bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm chính là việc các doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường cho người bảo hiểm khi xảy ra rủi ro. Chỉ những tổn thất, thiệt hại gây ra bởi những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm thì mới phát sinh trách nhiệm bảo hiểm và khi đó người bảo hiểm mới giải quyết bồi thường.

Rủi ro được bảo hiểm: là những rủi ro về thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ được

doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Nếu những rủi ro này xảy ra sẽ gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm và làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.

Rủi ro được bảo hiểm có thể bao gồm:

- Rủi ro tài chính: Là những rủi ro đo lường được bằng tiền mặt Ví dụ: Bị tai nạn mất khả năng lao động nên thu nhập bị giảm sút

- Rủi ro thuần t: Khơng có chủ đích hoặc khơng có nhân tố sinh lời bên trong

Ví dụ: Tai nạn lao động, tai nạn xe máy...

- Rủi ro riêng: Là loại rủi ro mà thiệt hại của nó chỉ trong phạm vi một người hoặc một số ít người.

Ví dụ: Hỏa hoạn, tai nạn, trộm cướp

- Rủi ro bị loại trừ không thuộc rủi ro bảo hiểm thông thường gồm:

- Rủi ro phi tài chính: Là những rủi ro về mặt tinh thần, tình cảm của người bảo hiểm Ví dụ: mất vật kỷ niệm với bản thân, hay mất người thân

- Rủi ro đầu cơ: Là rủi ro trong kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời Ví dụ: đầu tư cổ phiếu, đầu tư kinh doanh

- Rủi ro chung: Là rủi ro gây ra gây ra hậu quả cho một nhóm lớn người hoặc tồn xã hội

→ Vì các loại rủi ro trên đều hoặc là khó thể dùng vật chất thay thế những mất mát đã xảy ra cho người bảo hiểm, hoặc là đem lại rủi ro cao cho chính doanh nghiệp bảo hiểm, hoặc là mang tính bao trùm q cao khó xác định đối tượng bảo hiểm hay có quá nhiều đối tượng bảo hiểm. Nên các doanh nghiệp bảo hiểm thường không đứng ra bảo hiểm cho các rủi ro trên.

Tuy nhiên, khơng thế giáo điều vì quan điểm của thị trường bảo hiểm lúc này hay lúc khác có thể thay đổi.

Hợp đồng bảo hiểm là sự thể hiện cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đối với người mua bảo hiểm vì vậy pháp luật quy định điều khoản bảo hiểm phải rõ ràng, liệt kê rõ những rủi ro nào được người bảo hiểm nhận bảo hiểm. Ngày nay các điều khoản bảo hiểm có xu hướng liệt kê rủi ro chứ khơng viết “Và các rủi ro khác...” như trước kia; liên quan đến rủi ro bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm khác nhau thì rủi ro được bảo hiểm khơng giống nhau. Nhìn chung các loại bảo hiểm tài sản đều có chung một số rủi ro như cháy, nổ, sét đánh, động đất, núi lửa; các loại hình bảo hiểm con người là ốm đau, tai nạn; các loại hình bảo hiểm về trách nhiệm dân sự là do lỗi sơ suất, …

Ngoài ra, trong mua bán hàng hóa quốc tế, điều kiện bảo hiểm thơng dụng nhất được quy định thành bộ luật riêng đó chính là điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.

Theo ICC 1982, điều kiện bảo hiểm hàng hóa được chia thành các cấp bảo hiểm có nghĩa vụ tăng dần thuộc về bên bảo hiểm từ:

Điều kiện loại C: Bảo hiểm miễn trừ tổn thất riêng tức doanh nghiệp bảo hiểm

chỉ nhận bồi thường khi toàn bộ lơ hàng gặp rủi ro (Rủi ro tồn bộ hay rủi ro tồn bộ ước tính) ví dụ như tàu bị đắm, mắc cạn, ...

Điều kiện loại B: Bảo hiểm tổn thất riêng tức ngoài những rủi ro được liệt kê

trong điều kiện loại C, ở điều kiện loại B sẽ bồi thường về một bộ hàng hóa chịu tổn thất ví dụ như: hàng bị nước cuốn trơi xuống biển, hàng rơi trong q trình bốc xếp...

Điều kiện loại A: Bảo hiểm mọi rủi ro nhưng khơng có nghĩa là mua điều kiện

đặc biệt liên quan đến yếu tố xã hội, chính trị như chiến tranh, đình cơng, ... sẽ thuộc điều kiện bảo hiểm riêng đó là điều kiện bảo hiểm chiến tranh và điều kiện bảo hiểm đình cơng.

Nhưng các rủi ro được bảo hiểm phải hội tụ các điều kiện:

Thứ nhất, rủi ro có khả năng gây ra chứ khơng chắc chắn sẽ xảy ra: Mua bảo

hiểm tức là mong muốn có sự đảm bảo được đền bù khi rủi ro xảy ra cũng có nghĩa là người tham gia bảo hiểm dự liệu hay lo ngại rủi ro sẽ xảy ra, nếu khơng có sự nguy hiểm đe dọa và nguy hiểm thì khơng cần thiết phải mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm xác định chi phí bảo hiểm trên cơ sở xác suất xảy ra rủi ro, bảo hiểm cho hàng nghìn người để bù đắp cho một người, nếu cả nghìn người bị thiệt hại thì doanh nghiệp bảo hiểm phá sản.

Thứ hai, rủi ro phải có tính khơng xác định về thời gian xảy ra và mức độ thiệt

hại do rủi ro gây ra Các rủi ro mang tính bất ngờ và ngẫu nhiên, khơng lường trước được nên cả doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm chỉ có thể đưa ra những nhận định, có thể trong nhiều trường hợp nhờ những dự báo khoa học nên xác định được rằng sẽ có rủi ro xảy ra, nhưng chính xác vào thời điểm và mức độ

Một phần của tài liệu Bài tập lớn pháp luật kinh doanh quốc tế đề tài hợp đồng bảo hiểm (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)