1. Ưu điểm
- Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm liên tục được sửa đổi và bổ sung, đưa ra những quy định thiết yếu liên quan đến hợp đồng bảo hiểm – trung tâm của quan hệ bảo hiểm.
- Bảo đảm sự bình đẳng và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cả người cung cấp dịch vụ và người mua bảo hiểm.
- Vấn đề xử lý các tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm cũng đã được Chính phủ hướng đến và giải quyết.
2. Hạn chế
Nhiều điều luật còn chưa được rõ ràng và thống nhất về trách nhiệm và nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm:
- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm có thể bao gồm người bán bảo hiểm, người được bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chủ hợp đồng, người được bảo hiểm và người thụ hưởng có thể là ba chủ thể khác nhau hoặc họ có thể là cùng một người. Do hợp đồng bảo hiểm mang tính chất của hợp đồng song vụ nên quyền và nghĩa vụ của các bên cần được quy định rõ rang trong điều luật để tránh những trường hợp rủi ro liên quan.
- Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 có quy định về thay đổi mức độ rủi ro của bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nếu bên mua bảo hiểm khơng chấp nhận mức phí bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm điều chỉnh. Tuy nhiên, Điều 20 lại khơng có sự phân biệt rõ về nguyên nhân dẫn đến sự kiện tăng rủi ro là do khách quan hay chủ quan. Nếu vì lí do chủ quan thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền dựa vào đó mà tăng phí bảo hiểm. Cịn nếu vì lí do khách quan thì doanh nghiệp bảo
- Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 ghi nhận quyền chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm hiện tại vẫn cịn mang tính chung chung và chưa bao quát được những trường hợp đặc thù của hợp đồng bảo hiểm.
- Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.” Quy định này hiện nay đã khơng cịn phù hợp khi Bộ luật dân sự 2015 xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiểu khởi kiện là “ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Do đó, Điều 30 nên được sửa đổi theo hướng phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sự 2015.
II. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện hợpđồng bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay