Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 40 - 41)

C = LV V Trong đó:

B. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam

2.3. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ

bộ

1. Khái niệm

Đây là dạng bảo hiểm với đối tượng là hàng hóa, tài sản hay vật thể được vận chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác bằng đường bộ. Phía bên bảo hiểm sẽ cam kết trả phí bảo hiểm cũng như bồi thường cho bên được bảo hiểm nếu xảy ra những thiệt hại đối với hàng hóa trong quá trình bảo hiểm.

2. Đặc điểm

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ có đặc tính nhanh chóng, thuận tiện tuy nhiên chỉ có thể vận tải được số lượng hàng hóa có khối lượng nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn, hàng hóa mau hỏng và có nhu cầu tốc độ đưa hàng nhanh. Do những đặc tính nhất định, hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ thường được áp dụng trong các trường hợp cụ thể sau:

- Chuyên chở hàng hóa XNK từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu - Chuyên chở hàng hóa quá cảnh quốc tế

- Chuyên chở hàng hóa từ các cơ sở sản xuất ra ga, cảng, sân bay để xuất khẩu. Chuyên chở hàng hóa nhập khẩu từ các ga, cảng tới cơ quan giao nhận.

*Ưu điểm:

 Có tính cơ động và linh hoạt rất cao: điểm này giúp chi phí bảo hiểm được tiết kiệm hơn với các phương thức vận tải khác thể hiện ở chỗ nguồn cung lớn, có thể tập trung một lượng lớn phương tiện di chuyển bằng đường bộ một cách nhanh chóng bất cứ lúc nào để đáp ứng nhu cầu chuyên chở và ít phụ thuộc vào đường sá, bến bãi nên có thể thực hiện chuyên chở ở vùng xa xôi hẻo lánh.  Tốc độ đưa hàng nhanh: Tuy tốc độ thấp hơn máy bay và tàu hỏa nhưng lại

nhanh hơn tàu biển, tàu sông và thời gian xếp dỡ ở điểm đầu và điểm cuối ít, ít đỗ dọc đường nên tốc độ hàng hóa của đường bộ tương đối nhanh.

*Nhược điểm:

 Giá thành cao: Giá thành cao gấp 5 lần so với đường sắt và 4 lần so với đường hàng hải tạo nên rào cản lớn khi khách hàng cần tối ưu chi phí.

 Trọng tải nhỏ: trọng tải trung bình của phương thức vận tải bằng đường bộ nhỏ hơn các phương thức khác rất nhiều. Trọng tải trung bình là 5-10T, với các phương tiện chuyên chở là 30T, trong khi trọng tải của tàu hỏa, tàu biển là chục, vạn tấn nên năng suất của vận tải bằng đường bộ là rất thấp.

3. Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xnk vận chuyển bằng đường bộ Điều kiện bảo hiểm quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm. Bao gồm các điều kiện cụ thể như sau:

Điều kiện bảo hiểm C

Hàng hóa hay tài sản vận chuyển sẽ được bảo hiểm trong trường hợp bị thiệt hại do:  Cháy hay nổ

 Phương tiện vận tải đường bộ bị lật hay trật bánh  Va chạm, đâm vào bất kỳ vật thể nào không kể  Dỡ hàng ở cảng nơi xe gặp nạn

 Hàng bị ném khỏi xe

 Phương tiện chở hàng mất tích và khiến hàng hóa bị thất thốt

Điều kiện bảo hiểm B

Ngoài các điều kiện như trên bảo hiểm C thì người được bảo hiểm cũng sẽ được bồi thường trong trường hợp xảy ra những rủi ra như:

 Động đất, núi lửa phun trào hay sét đánh  Hàng bị nước rơi khỏi xe hay bị ném khỏi xe  Nơi để hàng hóa khơng đảm bảo điều kiện an tồn  Hàng hóa tổn thất do dỡ hàng

Điều kiện bảo hiểm A

Thêm vào với hai phần B và C ở trên nữa là điều kiện bảo hiểm A với quyền được bồi thường nếu đối tượng bảo hiểm rơi vào một trong các trường hợp sau:

 Mất cắp, mất trộm  Thiếu nguyên kiện

 Hen rỉ, gãy trong quá trình vận chuyển  Rách, vỡ, bị ướt hay làm bẩn…

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)