Giải pháp vĩ mô (dành cho nhà nước)

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 54 - 56)

Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nhiều tiềm năng, các giải pháp khắc phục tham gia bảo hiểm xuất khẩu?

Việt Nam là một quốc gia phát triển mạnh về xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm – thủy sản, dệt may. Giá cả của hàng hóa và các dịch vụ đi kèm như điều kiện thanh toán linh hoạt, bảo hiểm hàng hóa, trách nhiệm đối với hàng hóa khiến cho các hình thức bảo hiểm tín dụng xuất nhập khẩu ngày càng được quan tâm.

a. Cần nâng cao tỷ trọng tham gia bảo hiểm trong nước

Ở tầm vĩ mô, nâng cao tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước có tác dụng góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia. Với hoạt động xuất khẩu theo điều kiện CIF, hàng hóa được chuyên chở bằng tàu trong nước và được công ty bảo hiểm trong nước bảo hiểm sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ vì chi phí vận tải và phí bảo hiểm về thực chất được tính vào giá hàng và do phía nước ngồi trả. Nhập khẩu theo điều kiện FOB có tác dụng giảm chi ngoại tệ, trong trường hợp này chúng ta chỉ phải chi ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, mà khơng phải chi tiền nhập dịch vụ vận tải đường biển và dịch vụ bảo hiểm của nước ngồi như trước đây. Đối với các cơng ty xuất nhập khẩu, nếu đơn bảo hiểm được ký kết với các công ty bảo hiểm Việt Nam, công ty xuất nhập khẩu tránh được những phiền phức về thủ tục pháp lý, ngơn ngữ, địa lý… có thể sẽ gặp phải khi sự cố bảo hiểm xảy ra. Trong trường hợp công ty bảo hiểm Việt Nam không đủ năng lực, phía Việt Nam vẫn có lợi do chúng ta có điều kiện lựa chọn cơng ty uy tín bảo hiểm cho hàng hóa của mình, đồng thời lựa chọn các điều khoản bảo hiểm phù hợp với tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Hơn nữa, tập quán thương mại quốc tế chỉ yêu cầu bên xuất khẩu mua bảo hiểm ở mức độ tối thiểu. Nhà nhập khẩu muốn an toàn hơn cho tài sản của mình phải ký các hợp đồng bổ sung. Như thế, suy cho cùng, công ty nhập khẩu Việt Nam vẫn phải mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu CIF. Công ty sẽ chủ động hơn nếu giành được quyền mua bảo hiểm thông qua hợp đồng nhập khẩu FOB hoặc C&F.

Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước tăng có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển. Theo nguyên lý số đông, lượng khách hàng tham gia càng lớn cơng ty bảo hiểm càng có điều kiện phân chia rủi ro giữa các đối tượng bảo hiểm, tránh cho công ty trước những tổn thất lớn ảnh hưởng khơng tốt đến tài chính cơng ty. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi mà tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nước ta trong những năm qua luôn ở mức thấp, khoảng 30 – 35%.

Để nâng cao tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo hiểm trong nước, trước tiên cần có sự cố gắng nỗ lực của chính các cơng ty bảo hiểm. Ngành bảo hiểm Việt Nam cần không ngừng nâng cao năng lực bảo hiểm lên ngang tầm quốc tế. Phải có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ, hiểu luật pháp quốc gia, quốc tế, có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trước khách hàng; phải đa dạng hóa sản phẩm, khai thác triệt để thị trường trong nước. Bên cạnh đó, phải có chiến lược nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh và tạo uy tín để các cơng ty bảo hiểm Việt Nam có thể ký các hợp đồng bảo hiểm cho những tài sản có giá trị lớn với các cơng ty xuất nhập khẩu nước ngồi…

Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các cơng ty xuất nhập khẩu ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&F như: Giảm thuế xuất nhập khẩu cho chủ hàng nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, hoặc giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan, hoặc chủ hàng được giao hạn ngạch xuất nhập khẩu cao hơn so với những chủ hàng không tham gia bảo hiểm tại Việt Nam…

Đối với các cơng ty xuất nhập khẩu, cần nhanh chóng thay đổi tập quán thương mại cũ, chuyển từ phương thức xuất khẩu FOB, nhập khẩu CIF sang xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB. Sự phối kết hợp hỗ trợ nhau cùng phát triển của 3 lĩnh vực: xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hải, và logistics có một ý nghĩa quan trọng.

Ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa nói riêng, cần chủ động hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, tăng cường tiềm lực tài chính… để hội nhập thành cơng và cạnh tranh có hiệu quả với các cơng ty bảo hiểm nước ngồi, tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước.

b. Chuyển hướng từ hợp đồng mua bán điều kiện FOB sang CIF

Theo PGS – TS. Hồng Mạnh Cừ, các giải pháp tài chính như chính sách thuế, chính sách về huy động vốn, đầu tư, tín dụng,…cần có sự đồng bộ và thống nhất. Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) và Bộ Công thương cần phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện:

 Lập dự án nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng trong điều kiện hội nhập;

 Các doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp với các bộ, ngành tổ chức tư vấn về bảo hiểm hàng hóa để nhận thức lợi ích của việc xuất khẩu theo giá CIF và tham gia bảo hiểm trong nước.

c. Tăng khả năng cạnh tranh và thuyết phục các đối tác giao dịch

(M&A) thành một công ty bảo hiểm lớn; doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài xin bổ sung vốn từ công ty mẹ…

d. Thúc đẩy bảo hiểm xuất khẩu bằng các chính sách tín dụng

Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu cần đa dạng hóa và thực hiện các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu theo giá CIF, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm.

Cùng với khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước còn nhiều tiềm năng để phát triển. Trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để khai thác hiệu quả loại hình bảo hiểm này.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)