8. Kết cấu của luận án
2.2. Thực trạng Thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
2.2.2. Thực trạng về việc công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt
nhiều thơng tin chính thức và khơng chính thức liên quan đến gian lận về cơng bố thông tin.
2.2.2. Thực trạng về việc công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tạiViệt Nam Việt Nam
Công bố thông tin là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam. Đây khơng chỉ là nghĩa vụ mà cịn là trách nhiệm của các doanh nghiệp niêm yết với cộng đồng nhà đầu tư nói chung và các cổ đơng của doanh nghiệp nói riêng.
Nhiều doanh nghiệp niêm yết khơng chỉ chú trọng tới các thơng tin tài chính mà cịn các thơng tin phi tài chính, thậm chí nhiều doanh nghiệp cơng bố các thơng tin khác ngồi phạm vi yêu cầu của Thông tư số 155/2015/TT-BTC và thông tư 96/2020/TT-BTC. Đây là điều rất đáng ghi nhận vì thị trường chứng khốn Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện nâng hạng thị trường, đòi hỏi thị trường và các doanh nghiệp niêm yết phải minh bạch hơn nữa mới có thể cải thiện được “điểm số” trong mắt nhà đầu tư nước ngồi.
Mặc dù ý thức về trách nhiệm của mình liên quan đến các thơng tin kế tốn cần công bố, tuy nhiên, không phải doanh nghiệp niêm yết nào cũng đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ cơng bố thơng tin của mình. Trong khảo sát về cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khoán năm 2021, thực hiện đánh giá các doanh nghiệp đang niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khốn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thì chỉ có 389 / 724
doanh nghiệp niêm yết là đạt chuẩn về công bố thông tin, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về công bố.
Biểu đồ 2.4: Doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin giai đoạn 2011-2021
(Nguồn: Vietstock, 2021)
Theo khảo sát này, các doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn có ý thức tuân thủ cao hơn so với các doanh nghiệp có mức vốn hóa trung bình và nhỏ. Các doanh nghiệp có mức vốn hóa lơn (> 10.000 tỷ) có 30 doanh nghiệp đạt chuẩn công bố thông tin trong năm 2021 trong tổng số 44 doanh nghiệp, tương ứng 68%, là nhóm có tỷ lệ đạt chuẩn cao nhất. Nhóm các doanh nghiệp có mức vốn hóa trung bình (> 1.000 tỷ) có 111 doanh nghiệp đạt chuẩn cơng bố thơng tintrong tổng số 177 đơn vị, tương ứng 63%. Trong khi đó, trên thị trường có 503 doanh nghiệp niêm yết có mức vốn hóa nhỏ (< 1.000 tỷ) thì chỉ có 248 doanh nghiệp là đạt đạt chuẩn công bố thông tin trong năm 2021, tương ứng 49%.
Ngoài ra, cũng theo khảo sát, các doanh nghiệp đạt chuẩn về công bố thông tin lại chủ yếu đến từ các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn. Các
lỗi khơng hồn thành nghĩa vụ cơng bố thông tin chủ yếu liên quan đến các thông tin kế tốn của doanh nghiệp
Qua đó, có thể nhận thấy rằng vẫn còn tồn tại các vấn đề liên quan tới thơng tin kế tốn cơng bố của các doanh nghiệp niêm yết, từ những vấn đề đó sẽ ảnh hưởng tới mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng, trong đó có các ngân hàng thương mại.
2.2.2.1. Tuân thủ về cơng bố thơng tin kế tốn
Trong các quy định của thông tư 155/2015/TT-BTC và thông từ 96/2020/TT- BTC (áp dụng từ ngày 1/1/2021) có quy định rõ ràng các thơng tin công bố định kỳ và thời hạn phải cơng bố các thơng tin đó. Quy định này rất quan trọng, nhằm đảm bảo lợi ích của người sử dụng thơng tin, tránh gây hiện tượng bất cân xứng thông tin (cả về mặt nội dung và thời gian). Qua khảo sát trực tiếp các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX, các doanh nghiệp đều đã thực hiện công bố các thông tin theo quy định hiện hành về chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện tại còn nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian nộp các thơng tin kế tốn và phải đề nghị Ủy ban chứng khoán nhà nước gia hạn 10 – 15 ngày. Thậm chí có một số doanh nghiệp niêm yết đã bị xử lý vi phạm về chậm trễ trong việc công bố thông tin này. Theo thống kê của Vietstock thực hiện khảo sát của mình trong giai đoạn tháng 5/2019 đến tháng 4/2020, UBCKNN đã xử lý 49 trường hợp vi phạm về công bố báo cáo thường niên, 65 trường họp vi phạm về cơng bố báo cáo tài chính năm, 158 trường hợp vi phạm về cơng báo cáo tài chính bán niên và 392 trường hợp vi phạm về công bố báo cáo tài chính các quý.
2.2.2.2. Nội dung trên Báo cáo thường niên
Báo cáo thường niên có đầy đủ các đầu mục theo quy định (Thơng tin chung, Tình hình hoạt động trong năm, Báo cáo và đánh giá của Ban giám đốc, Đánh giá của Hội đồng quản trị, Quản trị công ty và Báo cáo tài chính). Tuy nhiên, về tổng quan,
chất lượng báo cáo thường niên vẫn còn chênh lệch nhiều giữa các doanh nghiệp niêm yết.
Với các doanh nghiệp đầu ngành, các doanh nghiệp có đối tác và chủ sở hữu là các tổ chức lớn và danh tiếng trên thế giới, có trình bày thêm các thơng tin chi tiết trên mức yêu cầu của quy định, khiến báo cáo thường niên trở nên phong phú với nhiều thơng tin bổ ích, giúp người đọc hiểu rõ hơn hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như trên báo cáo thường niên năm 2020 của tập đồn Vinamilk (mã: VNM) có tổng số trang là 196 trang, với 7 phần chính bao gồm: (1) Thơng tin chung; (2) Giới thiệu công ty; (3) Báo cáo hoạt động năm 2020; (4) Chiến lược phát triển năm 2021; (5) Quản trị công ty; (6) Báo cáo phát triển bền vững; (7) Báo cáo tài chính. Điều này cũng có thể thấy ở báo cáo thường niên của các cơng ty có vốn hóa lớn khác như Cơng ty cổ phần Vinhomes (VHM), Công ty cổ phần tập đồn Masan (MSN); Cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát (HPG), …
Tuy nhiên, khi tìm đọc các báo cáo thường niên của doanh nghiệp có quy mơ vốn hóa nhỏ và trung bình, thường chỉ thấy các nội dung tối thiểu theo yêu cầu của các qui định hiện hành. Ví dụ Báo cáo thường niên của CTCP Tập đồn Hồng Kim Tây Ngun (CTC) chỉ có 27 trang đề cập tới 6 phần bắt buộc theo yêu cầu. Báo cáo thường niên của các doanh nghiệp vốn hóa nhỏ khác như CTCP Bến xe Miền Tây (WCS); CTCP Chứng khốn Châu Á Thái Bình Dương (APS);…
2.2.2.3. Nội dung trên Báo cáo tài chính
Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đã chấp hành cơng bố các báo cáo tài chính theo định kỳ của mình. Các báo cáo tài chính năm, bán niên đều được các cơng ty kiểm tốn được chấp thuận tiến hành kiểm toán hoặc soát xét. Đặc biệt các doanh nghiệp có quy mơ vốn hóa lớn cịn cơng bố các báo cáo tài chính q được sốt xét, mặc dù việc sốt xét hay khơng chỉ là tự nguyên của doanh nghiệp, và mực độ đảm bảo của báo cáo sốt xét là khơng cao, nhưng cũng chứng minh được cho những người sử dụng thông tin về độ tin cậy của các thơng tin và uy tín của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính được cơng bố bao gồm đầy đủ các báo cáo, phụ lục, thuyết minh theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp. Các doanh nghiệp niêm yết là công ty mẹ cũng đảm bảo công bố đầy đủ 02 bộ báo cáo: Báo cáo tài chính riêng của cơng ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất.
Các số liệu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ là những con số tổng hợp, chỉ hữu ích khi sử dụng để phân tích các chỉ số của doanh nghiệp. Người sử dụng báo cáo tài chính cần thêm những chi tiết để hiểu rõ hơn bản chất những con số tổng hợp đó, tuy nhiên, trong thuyết minh báo cáo tài chính hầu hết những thơng tin được thuyết minh chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của người sử dụng và phần lớn phục vụ mục đích tuân thủ các quy định của pháp luật, thay vì lợi ích của người sử dụng báo cáo tài chính
2.2.2.4. Giải trình về ý kiến kiểm tốn và biến động bất thường của LNST
Để đảm bảo lợi ích của những người sử dụng thơng tin trên các báo cáo tài chính, UBCKNN có u cầu các doanh nghiệp niêm yết có nghĩa vụ phải giải trình trong trong trường hợp tổ chức kiểm tốn đưa ra ý kiến khơng phải là ý kiến chấp nhận tồn phần đối với báo cáo tài chính năm, hay trong trường hợp kết luận sốt xét báo cáo tài chính khơng phải là kết luận chấp nhận tồn phần. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng sẽ có nghĩa vụ giải trình khi (a) lợi nhuận sau thuế của kỳ báo cáo thay đổi từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm trước; (b) lợi nhuận sau thuế của kỳ báo cáo bị lỗ, chuyển từ lãi ở báo cáo cùng kỳ năm trước sang lỗ ở kỳ này hoặc ngược lại; (c) Lợi nhuận sau thuế trong kỳ báo cáo có sự chênh lệch trước và sau kiểm toán hoặc soát xét từ 5% trở lên, chuyển từ lỗ sang lãi hoặc ngược lại.
Ý nghĩa của cơng tác giải trình những thơng tin này là vơ cùng to lớn. Giúp cho người sử dụng thông tin nắm được nguyên nhân đằng sau các biến động lớn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, phần lớn các giải trình này chỉ lập với mục đích hồn thành nghĩa vụ cơng bố thơng tin, cịn nội dung giải trình của các doanh nghiệp niêm yết thường khơng rõ ràng, thậm chí cịn khơng cung cấp được bất kỳ thơng tin có ý nghĩa nào cho người sử dụng báo cáo tài chính.
Ví dụ trong giải trình của CTCP Gia Lai CTC về ý kiến ngoại trừ kiểm toán liên quan tới số dư các khoản phải thu của doanh nghiệp, giải trình của doanh nghiệp cho vấn đề này là do sự thay đổi nhân sự trong Ban giám đốc nên chưa thể rà sốt và giải trình vấn đề này. Ngồi ra, khi doanh thu, lợi nhuận chênh lệch lớn giữa số liệu sau kiểm toán so với trước kiểm tốn, doanh nghiệp thường giải trình sơ sài rằng, doanh nghiệp có cách hiểu khác với kiểm toán về cách hạch toán một số khoản mục. Hay giải trình lợi nhuận kỳ này tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp không nêu rõ nguyên nhân, mà chủ yếu nêu chung chung rằng, lợi nhuận tăng do doanh thu tăng, chi phí giảm… và ngược lại. Việc làm này làm suy giảm ý nghĩa việc giải trình biến động bất thường của doanh nghiệp.
2.2.2.5. Các nội dung khác
Việt Nam đang trong quá trình cải cách hành chính và thể chế một cách mạnh mẽ. Đặc biệt, thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khốn nói riêng đang có những bước chuyển vượt bậc, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư, tổ chức nước ngồi đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Một số doanh nghiêp niêm yết quy mơ lớn ở Việt Nam có dự định niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế hoặc phát hành trái phiếu quốc tế cũng có nhu cầu lập báo cáo tài chính theo IFRS, để đáp ứng quy định của pháp luật nước sở tại. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp niêm yết áp dụng IFRS theo yêu cầu của các nhà đầu tư, cổ đơng chiến lược nước ngồi, nhiều doanh nghiệp trong rổ chỉ số VN30 (trên sàn HOSE) cũng đã và đang chủ động chuyển đổi từ BCTC theo chuẩn mực VAS sang IFRS để có tính so sánh giữa 2 chuẩn mực để hỗ trợ người sử dụng thông tin đưa ra quyết định chính xác. Tuy nhiên so với số lượng các doanh nghiệp đang niêm yết hiện nay, con số này vẫn cịn rất khiêm tốn.
Bên cạnh đó, do mức xử phạt hiện nay đối với các nghĩa vụ công bố thông tin bất thường và công bố theo yêu cầu còn khá nhẹ so với lợi ích thu được từ việc chậm hoặc cơng bố thơng tin, nhiều doanh nghiệp cịn chưa chấp hành một cách đầy đủ việc cơng bố các thơng tin này. Ví dụ trường hợp vi phạm về cơng bố thông tin của Công ty Thủy sản Cadovimex bị UBCKNN phạt 70 triệu đồng vì đã khơng cơng bố thơng tin về hàng
loạt các báo cáo quan trọng theo quy định như Báo cáo tài chính , báo cáo kiểm toán, báo cáo thường niên….từ năm 2017 cho đến nay. Cũng với lỗi tương tự trong tuần qua, UBCKNN đã xử phạt công ty Điện nhẹ Viễn thông 100 triệu đồng.