Quản lý khả năng chi trả và rủi ro thanh khoản:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu VN , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

2.1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ TÀI SẢN CÓ TẠI NGÂN HÀNG

2.1.2.3. Quản lý khả năng chi trả và rủi ro thanh khoản:

* Các công cụ và kỹ thuật đƣợc sử dụng để quản lý khả năng chi trả của Eximbank:

- Phân tích các TSC có thể thanh tốn ngay và các TSN phải thanh toán để đo lƣờng mức độ thanh khoản hàng ngày và trong hai quý tiếp theo.

- Định kỳ hàng tháng đánh giá, giám sát tính ổn định của TSC, các rủi ro ngoại bảng và các nguồn dự phịng.

- Đa dạng hóa nguồn vốn, tăng cƣờng huy động các nguồn vốn có tính ổn định cao.

- Đa dạng hóa sử dụng vốn, tăng cƣờng khả năng thu hồi vốn đúng hạn. - Duy trì trạng thái thanh khoản, mức độ thanh khoản thích hợp.

* Các phƣơng án Eximbank dùng để xử lý trong trƣờng hợp thiếu hụt thanh khoản.

Eximbank quy định thiếu hụt thanh khoản tạm thời là thiếu hụt thanh khoản dƣới một tuần (do các nguyên nhân sau: cho vay ngoài kế hoạch, chậm thu nợ - lãi và các nguồn khác từ khách hàng, khách hàng chuyển tiền thanh toán quá lớn).

+ Các biện pháp xử lý:

Rút tiền mặt, điều vốn từ NHNN hoặc các chi nhánh khác trong cùng hệ thống Eximbank để giải quyết tạm thời, vay liên hàng, vay NHNN, chuyển đổi từ vốn đang thừa thanh khoản (vàng, ngoại tệ, các đồng tiền khác) sang vốn đang thiếu hụt thanh khoản, thực hiện các nghiện vụ repo).

- Thiếu hụt thanh khoản thời vụ:

Eximbank quy định thiếu hụt thanh khoản thời vụ là thiếu hụt thanh khoản trên một tuần trong một thời vụ nhất định trong năm (do một số lý do khách quan nhƣ: nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng tăng cao, cho vay tăng, huy động giảm) vào các thời kỳ lễ, tết, hoặc mùa vụ sản xuất, phối hợp với các biện pháp xử lý thiếu hụt thanh khoản tạm thời.

+ Các biện pháp xử lý:

Tăng cƣờng giám sát trong các thời vụ đã định trƣớc đƣợc trong năm nhằm duy trì khả năng thanh tốn tiền mặt - tiền gửi cao hơn bình thƣờng, xem xét tăng huy động vốn với lãi suất thích hợp, quy định hạn mức giao dịch cho vay - thanh toán với các mức cao sẽ phải thông qua bộ phận quản lý nguồn vốn, thiết lập các kênh thông tin với các khách hàng lớn, phối hợp với các biện pháp xử lý thiếu hụt thanh khoản thời vụ.

- Thiếu hụt thanh khoản khẩn cấp:

Thiếu hụt thanh khoản khẩn cấp xảy ra khi xảy ra hiện tƣợng rút tiền ồ ạt, lan rộng, lƣợng vốn huy động giảm nhanh, hoặc khi có các nguồn thơng tin xấu ảnh hƣởng đến ngân hàng. Eximbank có các phƣơng án dự phòng cho trƣờng hợp này do rút kinh nghiệm từ một vài trƣờng hợp đã xảy ra ở các NHTM.

Sử dụng 100% các nguồn dự trữ thanh khoản để vay thanh toán bù trừ, vay chiết khấu, repo, thế chấp hợp đồng vay vốn của khách hàng để vay NHNN và các TCTD khác, rút vốn tiền gửi liên ngân hàng (ƣu tiên các rút các khoản kỳ hạn ngắn, lãi suất thấp), tạm ngừng cho vay mới và kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân các hợp đồng cho vay đã ký, lập các báo cáo tỷ lệ TSC có thể thanh tốn ngay – TSN phải thanh toán trong ngày, lập các báo cáo chênh lệch thanh khoản TSC – TSN (báo cáo GAP) hàng ngày.

- Thiếu hụt đối với khủng hoảng thanh toán trong hệ thống ngân hàng:

Cũng nhƣ thiếu hụt thanh khoản khẩn cấp, Eximbank có các phƣơng án dự phòng cho trƣờng hợp trên.

+ Các biện pháp xử lý:

Phối hợp chặt chẽ với NHNN và Bảo hiểm tiền gửi để kiểm sốt tình hình thanh khoản, ngừng giải ngân các hợp đồng tín dụng, thiết lập kênh thơng tin tồn hệ thống, xem xét bán các tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền, quy định các hạn mức tối đa đƣợc phép thực hiện.

* Thanh khoản vàng:

Eximbank là một trong số ít các NHTM có các sản phẩm huy động và kinh doanh vàng, chính điểm đặc trƣng này Eximbank đã xây dựng cho mình một chế độ quản lý thanh khoản vàng với các mức cảnh báo cụ thể đƣợc xây dựng đồng thời cũng đƣa ra một số phƣơng pháp duy trì và tăng nguồn trong những trƣờng hợp khẩn cấp.

- Quy định tồn quỹ và các cảnh báo:

Eximbank quy định mức tồn quỹ vàng tối thiểu (TQm) bắt buộc giữ lại tại quỹ, bằng 6% tổng vốn vàng huy động (từ tổ chức kinh tế, dân cƣ, liên ngân hàng, chi nhánh) (a) hoặc bằng 30% vốn vàng cầm cố (b), lấy số nào lớn hơn.

Trong đó:

(a) : 6% tổng vốn vàng huy động.

(b) : 30% vốn vàng cầm cố.

- Các cấp cảnh báo: bao gồm 3 cấp, vàng, da cam và đỏ:

Trong đó:

TQt : Tồn quỹ thực tế. TQm : Tồn quỹ tối thiểu.

Dự chi : Các khoản đáo hạn sẽ phải chi ra trong vòng 3 ngày gần nhất (tiền gửi đáo hạn, chênh lệch hợp đồng bán kỳ hạn & hợp đồng mua kỳ hạn đáo hạn, cam kết cho vay đã ký kết…).

Eximbank quy định khi mức tồn quỹ vàng đến mức cảnh báo thì các cấp quản lý phải nắm đƣợc tình hình để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó Eximbank cũng quy định các thứ tự ƣu tiên trong thanh toán vàng bao gồm: tiền gửi của khách hàng đáo hạn, các thỏa thuận cho vay, bán, ký gửi …đã ký kết, các thỏa thuận cho vay, bán, ký gửi …đã cam kết (chƣa ký), nhu cầu cho vay, bán, ký gửi …mới.

- Các biện pháp duy trì và tăng nguồn khẩn cấp:

Khi mức hạn tồn quỹ nằm trong giới hạn cảnh báo Eximbank thực hiện một số các biện pháp nhƣ vay liên ngân hàng, đề nghị SJC hỗ trợ (cho mƣợn, đổi/bán từ vàng nguyên liệu), thu hồi ngay các khoản vay vàng và ngƣng cho vay vàng, mua lại vàng từ các khách hàng có nhu cầu rút vàng (nếu đƣợc).

* Tỷ lệ an toàn thanh khoản:

Tỷ lệ an tồn thanh khoản và các hạn mức duy trì thanh khoản đƣợc Tổng Giám Đốc Eximbank thông báo và áp dụng trong toàn hệ thống Eximbank từ ngày 01/09/2006 áp dụng cho đến thời điểm này, cụ thể nhƣ sau:

TSC có thể thanh toán ngay

TSN sẽ đến hạn trong thời gian 1 tháng tiếp theo = min 25% -------------------------------------------- 150% TQm < TQt - dự chi < 200% TQm

TQm < TQt - dự chi < 150% TQm

_

* DTBB:

Theo quy định của NHNN theo từng thời kỳ.

* Hạn mức tối thiểu thanh khoản:

Eximbank thƣờng xuyên duy trì thanh khoản bằng tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác.

- Đối với VND:

+ Tiền mặt: 0, 5% vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân. + Tiền gửi: 2 % vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân.

- Đối với USD:

+ Tiền mặt: 2 % vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân. + Tiền gửi: 5 % vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân.

- Đối với vàng SJC:

+ Tại HO: vàng tại quỹ 10% vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân.

+ Tại chi nhánh: vàng trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại HO là 10% vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân, trong đó vàng tại quỹ tối thiểu là 6%.

- Trƣờng hợp các lý do đột xuất, các yêu cầu thanh khoản ảnh hƣởng đến các tỷ lệ an toàn, các biến động này phải đƣợc báo cho Ban Giám Đốc (nếu là chi nhánh) hoặc ban Tổng Giám Đốc (nếu tại HO). Ngay sau đó, phịng nghiệp vụ phải phối hợp với bộ phận quản lý khả năng chi trả và thực hiện một số các biện pháp để duy trì lại các tỷ lệ theo quy định.

* Tỷ lệ sử dụng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ dùng để cho vay: tối đa 70%.

* Nguồn dự trữ thanh khoản:

Trái phiếu Chính phủ, chính quyền địa phƣơng, tín phiếu kho bạc, NHNN: tối thiểu 2%/ tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu VN , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)