Sơ đồ phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và chi phí đại diện của các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 38)

(Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả)

Xác định vấn đề cần nghiên cứu

Thiết lập mơ hình nghiên cứu

Thu thập và xử lý dữ liệu

Ước lượng mơ hình kinh tế lượng

Kiểm định

Bước 1: Dựa trên lý thuyết, kinh nghiệm và các nghiên cứu thực nghiệm

trên thế giới, tác giả xác định vấn đề cần nghiên cứu và thiếp lập mơ hình nghiên cứu.

Bước 2: Tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu. Lấy mẫu dữ liệu và tính

tốn các biến phụ thuộc và các biến độc lập theo mơ hình đã chọn.

Bước 3: Ước lượng mơ hình nghiên cứu theo phương pháp bình phương

bé nhất thông thường (OLS-Ordinary Least Squares).

Bước 4: Kiểm định các giả thuyết gồm kiểm định độ phù hợp (F) của

mơ hình và kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.

Bước 5: Đưa ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm; những hạn chế của bài

nghiên cứu cũng như mơ hình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

3.2.2. Mơ hình nghiên cứu

Dựa vào mơ hình nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn-địn cân nợ tác động đến chi phí đại diện của tác giả He Zhang và Steven Li nghiên cứu “Tác động của cấu trúc vốn lên chi phí đại diện-Bằng chứng từ các cơng ty niêm yết trên thị trường Anh”. Bài luận văn sử dụng hai chỉ tiêu để đo lường

chi phí đại diện, đó là: Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization) và Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu (SG&A)

Lý thuyết chi phí đại diện và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho rằng việc gia tăng đòn cân nợ hay giảm tỷ lệ vốn trên tài sản dẫn đến giảm chi phí đại diện. Điều này sẽ được kiểm chứng trong mơ hình hồi quy đa biến như sau:

Chi phí đại diện = α + β1 LEV + β2 ROA + β3 SIZE + ∑

βkINDk + εi Biến phụ thuộc

 Asset Utilization: Doanh thu thuần trên tổng tài sản.

 SG&A: Tổng chi phí hoạt động trên doanh thu.

Biến độc lập

 LEV: Đòn cân nợ (Leverage).

 ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Return on assets).

 Size: Quy mô công ty.

 IND: Biến giả ngành (industry dummy variables).

Các hệ số

 α : là hệ số chặn của mơ hình, là chi phí đại diện khi các nhân tố khác trong mơ hình bằng 0.

 βi : là hệ số góc (độ dốc) thứ i của mơ hình, biểu hiện mức tăng/giảm (%) của chi phí đại diện khi nhân tố thứ i tăng 1 đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

 ε : là sai số

3.2.3. Các giả thuyết của mơ hình

Bài luận văn kiểm định các giả thuyết về mối tương quan giữa chi phí đại diện và các nhân tố tác động đến chi phí đại diện, đặc biệt là địn cân nợ. Các giả thuyết này được trình bày trong Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Các giả thuyết của mơ hình

Giả thuyết mong đợi Dấu Các nghiên cứu là cơ sở cho giả thuyết

H1: Đòn cân nợ (LEV) của các cơng ty càng cao thì chi phí đại diện càng thấp.

-

- He Zhang & Steven Li; - Hongxia Li & Liming Cui; - Ang J, Cole R & Lin J; - Darren Henry;

- Mazlina Mustapha & Ayoib Che Ahmad.

H2: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) càng lớn thì chi phí đại diện càng nhỏ.

-

- He Zhang & Steven Li; - Hongxia Li & Liming Cui.

H3: Quy mô công ty (Size) của cơng ty càng cao thì chi phí đại diện càng thấp.

-

- He Zhang & Steven Li; - Hongxia Li & Liming Cui; - Ang J, Cole R & Lin J; - Darren Henry;

- Mazlina Mustapha & Ayoib Che Ahmad.

(Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả)

3.3. Phương pháp kiểm định

Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy

– Xác định mức độ phù hợp của mơ hình: dùng hệ số xác định hiệu chỉnh (Adjusted Square R2). Hệ số này càng lớn thì mức độ giải thích của mơ hình càng cao.

– Kiểm định sự phù hợp: Kiểm định F

Sig ≤ 5% : mơ hình có ý nghĩa thống kê.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

– Xác định hiện tượng đa cộng tuyến: dùng hệ số độ chấp nhận của biến (Tolerance). Hệ số này càng càng nhỏ thì các biến độc lập trong mơ hình càng có mối tương quan chặt chẽ với nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc.

– Kiểm định đa cộng tuyến: Hệ số phóng đại phương sai (VIF) VIF ≤ 10: Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

VIF ≥ 10: Có hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan

– Đại lượng thống kê Durbin – Waston được dùng để kiểm định hiện tượng tự tương quan.

– Kiểm định hiện tượng tự tương quan do mẫu quan sát N = 2384 lớn nên tác giả sử dụng kiểm định Durbin – Watson theo kinh nghiệm: nếu 1 < d < 3 thì kết luận mơ hình khơng có tự tương quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 giới thiệu về phương pháp nghiên cứu, sơ đồ phương pháp nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu, các giả thuyết của mơ hình và các phương pháp kiểm định mơ hình. Từ đó chuyển sang Chương 4 xem xét kết quả hồi quy những nhân tố: đòn cân nợ (LEV); Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA); và Quy mô công ty (Size) tác động lên chi phí đại diện như thế nào trong giai đoạn 2009 và 2012, đặc biệt là đòn cân nợ; và kết quả nghiên cứu có phù hợp với Lý thuyết chi phí đại diện.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ MƠ HÌNH HỒI QUY THỰC NGHIỆM 4.1. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình hồi quy

Mẫu nghiên cứu của bài luận văn gồm 596 công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 bao gồm 2384 quan sát (trong đó: 262 cơng ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và 334 công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán HNX).

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mơ hình

Chỉ tiêu Trung bình Trung vị nhất Lớn nhất Nh

Độ lệch chu n Skewness M u quan sát Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization) 1,15 0,9 10,54 0,01 1,03 3,12 2.384 Tổng chi phí bán hàng và quản doanh nghiệp trên doanh thu (SG&A) 0.12 0.08 2.26 0.00 0.48 43,56 2.384 Đòn cân nợ (LEV) 0.52 0.55 0.98 0.00 0.22 (0,3) 2.384 Tỷ suất sinh

lợi trên tài sản (ROA)

Quy

(Size) 26.5 26.5 30.91 19.21 1.5 (0.13) 2.384

(Nguồn: Tính tốn từ chương trình SPSS [Phụ lục 4])

Nhận xét:

Bảng 4.1 cho thấy trong giai đoạn 2009 - 2012, Doanh thu thuần trên tổng tài sản trung bình của các cơng ty cổ phần đang niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX là 115%, thấp nhất là 1%. Trong 2.384 mẫu quan sát, có ½ tổng số mẫu quan sát có Doanh thu thuần trên tổng tài sản lớn hơn 90%.

Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu trung bình là 12%. Với các mẫu quan sát trên, có 1.192 mẫu quan sát có tỷ lệ tổng chi phí trên tổng doanh thu lớn hơn 8%.

Đòn cân nợ trung bình của các quan sát đạt 52%, trong đó lớn nhất là 98% và nhỏ nhất là 0,9%. Bảng 4.1 cũng cho thấy 50% tổng số quan sát có địn cân nợ lớn hơn 55%.

Trong năm giai đoạn 2009 - 2012, tương ứng với từng quy mô công ty, tỷ suất sinh lợi trên tài sản trung bình là 7%, cao nhất là 77% và thấp nhất là - 65%. Bảng thống kê này còn cho thấy hơn một nửa mẫu quan sát có tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản lớn hơn 6%.

4.2. Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình

Bài luận văn xem xét mối tương quan giữa các biến trong mơ hình hồi quy và được trình bày tại Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình Chỉ tiêu Chỉ tiêu Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization) Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu (SG&A) Đòn cân nợ (LEV) Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) Quy mô (Size) Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization) 1 -0,08** -0,17 0,193** 0,366** Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu (SG&A) -0,08** 1 -0,063** -0,089** -0,193** Đòn cân nợ (LEV) -0,017 -0,063** 1 -0,452** 0,335** Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) 0,193** -0,089** -0,452** 1 0,072** Quy mô (Size) 0,366** -0,193** 0,335** 0,072** 1 (Nguồn: Tính tốn từ chương trình SPSS [Phụ lục 5]) **. Có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Nhận xét:

Với mức ý nghĩa 1%, Bảng 4.2 cho thấy được mối tương quan giữa các biến trong mơ hình hồi quy của bài luận văn như sau:

 Biến địn cân nợ có mối tương quan ngược chiều với biến Tổng chi phí bán hảng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu, với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Điều này phù hợp với lý thuyết chi phí đại diện.

 Biến đòn cân nợ có mối tương quan ngược chiều với biến Tỷ suất sinh lợi trên tài sản và tương quan cùng chiều với Quy mô công ty. Tất cả mối tương quan này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản có quan hệ cùng chiều với Doanh thu thuần trên tổng tài sản, nhưng ngược chiều với Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu với mức ý nghĩa thống kê 1%.

 Quy mơ cơng ty cũng có mối tương quan cùng chiều Doanh thu thuần trên tổng tài sản và Tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tuy nhiên lại ngược chiều với Tổng chi phí hoạt động trên doanh thu. Các mối tương quan này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

4.3. Các mơ hình thực nghiệm

4.3.1. Mơ hình hồi quy đa biến đo lường bằng Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization)

Mơ hình hồi quy lý thuyết

Doanh thu thuần

trên tổng tài sản = α + β1 LEV + β2 ROA + β3 Size + ∑

βkINDk + εi (Asset Utilization)

Số liệu sau khi được thu thập và xử lý đưa vào mơ hình hồi quy. Sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành chạy mơ hình hồi quy như trên từ năm 2009 đến năm 2012. Từ đó, ta có kết quả hồi quy của mơ hình như trong Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả chạy mơ hình hồi quy đa biến với chi phí đại diện đo lường bằng Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization)

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -4.533 .471 -9.627 .000 LEV -.132 .107 -.028 -1.229 .219 ROA 1.817 .226 .163 8.057 .000 Size .192 .015 .280 13.147 .000 N1 -.205 .433 -.012 -.473 .636 N2 .875 .318 .174 2.755 .006 N3 .737 .433 .041 1.702 .089 N4 .203 .335 .025 .605 .546 N5 .415 .314 .099 1.322 .186 N6 .654 .308 .284 2.123 .034 N7 .335 .320 .061 1.046 .296 N8 .360 .309 .154 1.163 .245 N9 1.548 .313 .410 4.940 .000 N10 .615 .312 .161 1.968 .049 N11 .365 .329 .052 1.112 .266 N12 .518 .320 .093 1.616 .106 N13 -.199 .313 -.051 -.636 .525

a. Dependent Variable: Asset Utilization

(Nguồn: Tính tốn từ chương trình SPSS [Phụ lục 6])

Mơ hình hồi quy thực nghiệm

Doanh thu thuần trên tổng

tài sản = -4,533 – 0,028 LEV + 0,163 ROA + 0,28 SIZE +

βkINDk (Asset Utilization)

Với mức ý nghĩa 5%, biến địn cân nợ (LEV) có sig = 0,219 > 0,05; các biến cịn lại có Sig = 0.000 < 0.05. Như vậy, biến địn cân nợ (LEV) khơng tác động lên chi phí đại diện. Kết quả hồi quy cho thấy phần lớn các biến giả ngành khơng tác động lên chi phí đại diện nên tác giả loại ra khỏi mơ hình.

Bảng 4.4: Kết quả mơ hình hồi quy giới hạn sau khi loại b biến giả ngành: Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -5.748 .351 -16.360 .000 LEV -.418 .107 -.090 -3.894 .000 ROA 1.392 .243 .125 5.737 .000 Size .265 .014 .387 18.773 .000

a. Dependent Variable: Asset Utilization

(Nguồn: Tính tốn từ chương trình SPSS [Phụ lục 7])

Mơ hình hồi quy giới hạn

Doanh thu thuần trên

tổng tài sản = -5,748 - 0,090 LEV + 0,125 ROA + 0,387 SIZE (Asset Utilization)

R2 = 0.167 Adjusted R2 = 0.166

Nhận xét:

Từ mơ hình hồi quy giới hạn ta có thể kết luận Chi phí đại diện đo lường bằng Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization) chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: Đòn cân nợ (LEV), Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và Quy mô công ty (Size).

- Biến Đòn cân nợ (LEV) tác động ngược chiều lên Chi phí đại diện khi đo lường bằng Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization) với mức ý nghĩa 1%. Điều này là phù hợp với lý thuyết chi phí đại diện. Khi Địn cân nợ

tăng thì các chủ nợ sẽ tăng sự giám sát đối với cơng ty và làm giảm chi phí đại diện.

- Biến Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và Quy mơ cơng ty (Size) có tác động cùng chiều lên chi phí đại diện. Trong đó, nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất là Quy mô công ty (Size) (β3 = 0,387): Khi Quy mô công ty (Size) tăng lên 1 đơn vị, trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization) sẽ tăng 38,7%.

- Kết quả R square điều chỉnh cho thấy mức độ giải thích của các biến độc lập trong mơ hình đối với chi phí đại diện là 16,6% trong giai đoạn 2009 – 2012.

4.3.2. Mơ hình hồi quy đa biến đo lường bằng Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu(SG&A)

Mơ hình hồi quy lý thuyết

Tổng chi phí CPBH và CPQLDN trên

doanh thu = α + β1 LEV + β2 ROA + β3 Size + ∑

βkINDk + εi (SG&A)

Với các biến độc lập giữ nguyên, chỉ thay đổi biến phụ thuộc, kết quả của mơ hình như sau:

Bảng 4.5. Kết quả mơ hình hồi quy đa biến đo lường chi phí đại diện thơng qua Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu (SG&A) Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 1.682 .254 6.613 .000 LEV -.069 .058 -.032 -1.190 .234 ROA -.486 .122 -.094 -3.995 .000 Size -.057 .008 -.179 -7.245 .000 N1 .035 .234 .004 .148 .882 N2 -.066 .171 -.028 -.386 .700 N3 .010 .234 .001 .042 .967 N4 .039 .181 .011 .218 .828 N5 .016 .170 .008 .096 .924 N6 .036 .166 .034 .218 .828 N7 -.012 .173 -.005 -.067 .946 N8 -.031 .167 -.028 -.186 .853 N9 .046 .169 .026 .274 .784 N10 -.009 .169 -.005 -.051 .960 N11 .027 .177 .008 .153 .878 N12 .273 .173 .105 1.576 .115 N13 .062 .169 .034 .366 .715

a. Dependent Variable: SG&A

(Nguồn: Tính tốn từ chương trình SPSS [Phụ lục 8])

Mơ hình hồi quy thực nghiệm

Tổng chi phí hoạt

động trên doanh thu = 1,682 -0.032LEV - 0.094 ROA – 0.179 SIZE +

βkINDk (SG&A)

R2 = 0.06 Adjusted R2 = 0.054

Với mức ý nghĩa α = 5%, biến đòn cân nợ (LEV) có Sig. = 0,234 > 0,05, cho thấy biến địn cân nợ khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình, và khơng có tác động đến chi phí đại diện. Các biến còn lại có Sig = 0.000 < 0.05, chứng tỏ có tác động đến chi phí đại diện. Tương tự như ở mơ hình trên, các biến giả ngành khơng có tác động lên chi phí đại diện nên tác giả đã loại ra khỏi mơ hình hồi quy.

Bảng 4.6. Kết quả mô hình hồi quy giới hạn sau khi loại b biến giả ngành: Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 1.636 .176 9.317 .000 LEV -.113 .054 -.052 -2.111 .035 ROA -.524 .121 -.101 -4.322 .000 Size -.054 .007 -.168 -7.610 .000

a. Dependent Variable: SG&A

(Nguồn: Tính tốn từ chương trình SPSS [Phụ lục 9])

Mơ hình hồi quy giới hạn

Tổng chi phí hoạt động

trên doanh thu = 1,636 - 0.052 LEV – 0,101 ROA – 0.168 Ln(Size) (SG&A)

Nhận xét:

Với mơ hình này cho thấy Chi phí đại diện thơng qua Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu (SG&A) chịu tác động của các nhân tố: Đòn cân nợ LEV, Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và Quy mô công ty (Size).

- Tương tự mơ hình trên Địn cân nợ (LEV) có tác động ngược chiều lên chi phí đại diện với mức ý nghĩa 5%. Điều này là phù hợp với lý thuyết chi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và chi phí đại diện của các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)