8. Cấu trúc luận án:
2.1. Đặc điểm về sự hình thành lũ trên lưu vực sơng Vu Gia-Thu Bồn
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Nhìn chung địa hình của lưu vực biến đổi khá phức tạp và bị chia cắt mạnh. Địa hình có xu hướng nghiêng dần từ Tây sang Đơng đã tạo cho lưu vực có 4 dạng địa hình chính sau:
2.1.2.1. Địa hình vùng núi
Vùng núi chiếm phần lớn diện tích của lưu vực, dãy núi Trường Sơn có độ cao phổ biến từ 500 ÷ 2.000 m. Đường phân thuỷ của lưu vực là những đỉnh núi có độ cao từ 1.000 m ÷ 2.000 m, được kéo dài từ đèo Hải Vân ở phía Bắc có cao độ 1.700 m sang phía Tây rồi Tây Nam và phía Nam lưu vực hình thành một cánh cung bao lấy lưu vực. Điều kiện địa hình này rất thuận lợi đón gió mùa Đơng Bắc và các hình thái thời tiết từ biển Đơng đưa lại hình thành các vùng mưa lớn gây lũ quét cho miền núi và ngập lụt cho vùng hạ du.
2.1.2.2 . Địa hình vùng gị đồi
Tiếp theo vùng núi về phía Đơng là vùng đồi có địa hình lượn sóng độ cao thấp dần từ Tây sang Đơng. Đỉnh đồi trịn, nhiều nơi khá bằng phẳng, sườn đồi có độ dốc thay đổi từ 20 ÷ 30o.
2.1.2.3 . Địa hình vùng đồng bằng
Là dạng địa hình tương đối bằng phẳng, ít biến đổi, tập trung chủ yếu là phía Đơng lưu vực, hình thành từ sản phẩm tích tụ của phù sa cổ, trầm tích và phù sa bồi đắp của biển, sông, suối... Do đặc điểm đồi núi ăn sát biển nên đồng bằng thường nhỏ hẹp chạy dọc theo hướng Bắc - Nam.
2.1.2.4. Đia hình vùng cát ven biển
bờ và nhờ tác dụng của gió, cát được đưa đi xa bờ về phía Tây tạo nên các đồi cát có dạng lượn sóng chạy dài hàng trăm km dọc bờ biển.