5. Kết cấu của tiểu luận
2.2 Hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế
2.2.3 Án lệ quốc tế
Án lệ trong hệ thống thơng luật (common law) có vai trị là nguồn luật không thành văn áp dụng để giải quyết các vấn đề tương tự và là cơ sở để đảm
bảo sự nhất quán trong hoạt động xét xử. Trong khoa học luật quốc tế, án lệ cũng đóng một vai trị hết sức quan trọng, chúng khơng những là sự tổng kết của quá trình vận dụng pháp luật vào hoạt động xét xử của các thẩm phán quốc tế mà còn là phương tiện quan trọng để xác định các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế và là cơ sở vật chất cho quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế. Ví dụ: Các bản án, quyết định của Tòa án trọng tài phịng thương mại quốc tế Paris.
Bên cạnh đó, Việt Nam là thành viên của Cơng ước Viên 1980 (CISG) nên CISG cũng được áp dụng trực tiếp với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của thương nhân Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước. CISG được hỗ trợ bởi hệ thống các án lệ (CLOUT) liên quan đến CISG. Và theo thống kê, có khoảng 3000 vụ tranh chấp liên quan đến CISG được công bố.30 Mặc dù vậy nhưng pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật thương mại Việt Nam vài năm trở lại đây mới thừa nhận án lệ là một nguồn của luật nên sẽ còn xảy ra nhiều hạn chế, thiếu sót trong q trình xét xử vụ việc tranh chấp liên quan đến thương mại quốc tế.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
3.1 Thành công trong quy định pháp luật về thương mại quốc tế của Việt Nam
Tính đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược tồn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định thương mại với các đối tác lớn, chủ yếu là các FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
30 Tao Thi Hue, 2021, Án Lệ Về Công Ước Viên Năm 1980 Của Liên Hợp Quốc Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá Quốc Tế (CISG), https://law-itd.com/2020/09/07/an-le-ve-cong-uoc-vien-nam-1980
Dương (CPTPP), 02 Hiệp định với Liên minh châu Âu (EU) là Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA); Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Vương Quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) ký ngày 29/12/2020 và có hiệu lực tạm thời ngay trong ngày cuối cùng của năm 2020 và chính thức có hiệu lực tồn phần từ tháng 5/2021.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO và đây là cột mốc đánh dấu sự đổi mới tư duy chính sách, hồn thiện chuẩn mực quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, định hình khung khổ pháp lý và các chuẩn mực phát triển các thể chế kinh tế-thương mại, tạo cơ sở pháp lý vững chắc làm cầu nối và xung lực tích cực để đất nước từng bước mở cửa, mở rộng quy mô thị trường hàng hóa và dịch vụ, cải thiện cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế theo các thỏa thuận đa phương và song phương đã cam kết.