.22 Thống kê hệ số tương quan biến-tổng nhân tố 5

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ thi công các dự án nhà ở dân dụng tại TPHCM (Trang 62)

Thống kê biến-tổng

(Item-Total Statistics) Biến

(Item)

Tương quan biến-tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation)

VL1 0.685

VL2 0.696

VL3 0.724

Nhân tố 6: được đặt tến là Yếu tố bên ngoài

Nhân tố này bao gồm 2 yếu tố: Thời tiết xấu (BN1) và Các khó khăn từ chính quyền (BN3).

3.6 Kiểm định mơ hình – xây dựng hàm hồi qui 3.6.1 Xây dựng hàm hồi qui 3.6.1 Xây dựng hàm hồi qui

Như vậy, sau khi phân tích nhân tố EFA, ta có thể điều chỉnh mơ hình lại như sau:

Hình 3.3 Mơ hình được điều chỉnh H1 H1

H2

Chậm tiến độ dự án (CHAM)

Các yếu tố xuất phát từ Chủ đầu tư (CDT)

Các yếu tố xuất phát từ Nhà thầu (NT)

Các yếu tố xuất phát từ Tư vấn, giám sát, thiết kế (TV)

Các yếu tố xuất phát từ Nguyên vật liệu, trang thiết bị (VL)

Các yếu tố xuất phát từ Lao động và nhà thầu phụ (LD)

Các yếu tố Bên ngoài (BN)

H3 H3 H4 H5 H5 H6

Bước tiếp theo, ta sẽ phân tích hồi quy tuyến tính nhằm mục đích tìm hiểu cường độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Phân tích hồi quy tuyến tính bội bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất được sử dụng với biến phụ thuộc là biến chậm tiến độ và biến độc lập bao gồm 6 biến như trên mơ hình đã điều chỉnh. Nghiên cứu sử dụng mơ hình đồng thời (ENTER) vì muốn khẳng định lại các giả thuyết trong mơ hình đã điều chỉnh.

Giá trị của biến phụ thuộc được tính như trình bày trong phần 3.4.2, cịn giá trị của các biến độc lập được tính bằng trung bình cộng của các biến quan sát đo lường biến độc lập đã xác định được trong phần phân tích nhân tố.

Kết quả phân tích sử dụng chương trình SPSS 16 trình bày trong bảng 3.23. Bảng 3.23 Các thông số thống kê các biến trong mơ hình

Mơ hình (Model) Hệ số chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients) Hệ số chuẩn hóa (Standardized Coefficients) t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 0.162 0.116 1.398 0.164 NT 0.183 0.041 0.246 4.426 0.000 CDT 0.197 0.043 0.238 4.554 0.000 LD 0.231 0.052 0.242 4.462 0.000 TV 0.153 0.044 0.195 3.454 0.001 VL 0.095 0.037 0.132 2.568 0.011 BN 0.033 0.030 0.046 1.073 0.285

Như vậy, hàm hồi qui được biểu diễn như sau:

CHAM = 0.246*NT + 0.238*CDT + 0.242*LD + 0.195*TV + 0.132*VL Trong đó:

CHAM: biến phụ thuộc – đo lường chậm tiến độ dự án

CDT: biến độc lập – đo lường các yếu tố xuất phát từ chủ đầu tư NT: biến độc lập – đo lường các yếu tố xuất phát từ nhà thầu

TV: biến độc lập – đo lường các yếu tố xuất phát từ tư vấn, giám sát, thiết kế. VL: biến độc lập – đo lường các yếu tố xuất phát từ nguyên vật liệu, trang

LD: biến độc lập – đo lường các yếu tố xuất phát từ lao động và nhà thầu phụ BN: biến độc lập – đo lường các yếu tố xuất phát từ các yếu tố bên ngoài

3.6.2 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình & kiểm định các giả thuyết

3.6.2.1 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình

Hệ số xác định R2 có điều chỉnh được sử dụng để đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi qui tuyến tính bội. Theo tính tốn, R2 điều chỉnh của mơ hình đạt giá trị là 0.799, thể hiện các biến độc lập trong mơ hình giải thích được 79.9% biến thiên của biến phụ thuộc (bảng 3.24).

Bảng 3.24 Bảng tổng kết mơ hình Tổng kết mơ hình Tổng kết mơ hình (Model Summary) Mơ hình (Model) R R2 (R Square) R 2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) Sai số chuẩn của dự đoán (Std. Error of the Estimate) Durbin- Watson 1 0.898 0.807 0.799 0.362 1.908

Kiểm định F sử dụng để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Nếu kiểm định cho giá trị sig <0.05 thì có thể kết luận là sự kết hợp của các biến độc lập trong mơ hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc. Kết quả tính tốn cho ta giá trị sig =0.000<0.05, như vậy sự kết hợp các biến độc lập có thể giải thích cho sự thay đổi của biến chậm tiến độ và mơ hình hồi qui bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 3.25 Bảng kết quả kiểm định F ANOVAb ANOVAb Mơ hình (Model) Tổng bình phương (Sum of Squares) df Bình phương trung bình (Mean Square) F Sig. 1 Hồi qui (Regression) 80.892 6.000 13.482 102.816 0.000 Phần dư (Residual) 19.407 148.000 0.131 Total 100.299 154.000

3.6.2.2 Kiểm định các giả thuyết trong mơ hình

Kiểm định t (bảng 3.23) nhằm kiểm định các giả thuyết trong mơ hình đã điều chỉnh xem thực sự các biến độc lập thực sự có tương quan với biến phụ thuộc hay không. Với độ tin cậy là 95%, chúng ta loại biến độc lập BN ra khỏi mơ hình vì khơng có bằng chứng cho rằng biến này có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc chậm tiến độ (có giá trị sig = 0.285 >0.05) mặc dù trong phần phân tích xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ dựa vào chỉ số RII, ta thấy biến quan sát Thời tiết xấu thuộc biến độc lập Các yếu tố xuất phát từ Bên Ngoài được đánh giá là có ảnh hưởng đến Chậm tiến độ ở thứ hạng khá cao. Như vậy, ta chỉ chấp nhận các giả thuyết từ H1 đến H5.

3.6.2.3 Kiểm tra các giả định cần thiết trong hồi qui tuyến tính

Để kiểm tra về sự vi phạm đa cộng tuyến ta dùng hệ số phóng đại phương sai VIF, kết quả cho thấy tất cả các giá trị VIF đều nhỏ hơn 2.5 và với VIF nhỏ hơn 10 phản ánh hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra.

Bảng 3.26 Kết quả hệ số phóng đại phương sai VIF

Mơ hình

Thống kê cộng tuyến (Collinearity Statistics) (Model) Hệ số phóng đại phương sai

(VIF) 1 (Constant) NT 2.356 CDT 2.086 LD 2.249 TV 2.443 VL 2.035 BN 1.402

Để kiểm tra giả định về mối quan hệ tuyến tính cũng như hiện tượng phương sai thay đổi, ta vẽ biểu đồ mối quan hệ giữa giá trị phần dư chuẩn hóa trên trục tung và giá trị dự đốn chuẩn hóa trên trục hồnh. Nhìn vào hình 3.4 ta thấy giá trị phần dư phân bố ngẫu nhiên theo sự thay đổi của giá trị dự đốn, vì vậy ta có thể kết luận

tượng phương sai thay đổi.

Hình 3.4 Quan hệ giữa ŷ và phần dư

Để kiểm tra về giả định phân phối chuẩn của phần dư, ta kiểm tra biểu đồ tần số histogram của phần dư. Kết quả như hình 3.5 cho thấy phần dư có phân phối chuẩn.

Ngoài ra, để kiểm định tính độc lập của phần dư ta sử dụng kiểm định Durbin-Watson. Đại lượng này có giá trị từ 0 đến 4. Khi đại lượng d có giá trị trong khoảng (du, 4-du) thì ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau. Với số mẫu n=155, số biến độc lập là 6, mức ý nghĩa 5% ta có du=1.817. Từ bảng 3.24 ta có giá trị d=1.908. Như vậy, đại lượng d nằm trong khoảng (1.817, 2.183) hay có thể kết luận tính độc lập của phần dư được bảo đảm.

Như vậy, có thể kết luận mơ hình hồi quy tuyến tính được xây dựng khơng vi phạm các giả định cần thiết.

3.6.3 Đánh giá mức độ quan trọng của các biến trong mơ hình.

Sau khi xây dựng mơ hình hồi quy, ta xác định được 5 biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc chậm tiến độ. Các biến độc lập này bao gồm các yếu tố xuất phát từ nhà thầu, các yếu tố xuất phát từ chủ đầu tư, các yếu tố xuất phát từ lao động và nhà thầu phụ, các yếu tố xuất phát từ tư vấn, giám sát, thiết kế và các yếu tố xuất phát từ nguyên vật liệu, trang thiết bị.

Nhằm đánh giá chính xác độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên biến chậm tiến độ, ta sử dụng hệ số beta chuẩn hóa. Kết quả cho thấy các yếu tố xuất phát từ nhà thầu có ảnh hưởng lớn nhất đến chậm tiến độ (0.246), sau đó đến các yếu tố xuất phát từ lao động và nhà thầu phụ (0.242), kế tiếp đến các yếu tố xuất phát từ chủ đầu tư (0.238) rồi mới đến các yếu tố từ tư vấn, giám sát, thiết kế (0.195) và cuối cùng là các yếu tố xuất phát từ nguyên vật liệu và trang thiết bị (0.132).

3.7 Thực trạng và kết quả phân tích các yếu tố gây chậm tiến độ đối với các nhóm đối tượng khảo sát nhóm đối tượng khảo sát

3.7.1 Thực trạng và kết quả phân tích các yếu tố xuất phát từ nhà thầu

Như kết quả trong mơ hình hồi qui bội, các vấn đề xuất phát từ nhà thầu đóng vai trị quan trọng nhất ảnh hưởng đến chậm tiến độ dự án. Các yếu tố xuất phát từ nhà thầu trong mơ hình hồi qui bội bao gồm nhà thầu lên kế hoạch thi công

nhà thầu gặp vấn đề về tài chính và nhà thầu thiếu hụt lao động.

Bên cạnh đó, từ kết quả mơ hình hồi qui bội, các vấn đề về lao động và nhà thầu phụ cũng có ảnh hưởng quan trọng đến chậm tiến độ dự án, chỉ xếp thứ hai trong các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ. Các yếu tố tố này bao gồm chủ yếu về chất lượng lao động và năng lực của nhà thầu phụ, về thực tế cũng thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà thầu.

Ngoài ra, khi xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng chậm tiến độ dự án, các yếu tố xuất phát từ nhà thầu xếp vị trí rất cao, có thể kể đến như yếu tố nhà thầu không đủ kinh nghiệm xếp thứ 2 sau yếu tố về ảnh hưởng của thời tiết, nhà thầu quản lý cơng trình kém xếp thứ 5, nhà thầu lên kế hoạch thi công không hiệu quả xếp thứ 6, thiếu hụt lao động xếp thứ 7.

Như vậy, trong cả hai trường hợp đánh giá xếp hạng các yếu tố một cách chi tiết hay phân nhóm để đánh giá theo mơ hình hồi qui bội thì ảnh hưởng của nhà thầu đến tiến độ thi cơng cơng trình đều hết sức quan trọng và nhà thầu được xem là đối tượng chính yếu nhất ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Thông qua các yếu tố xuất phát từ nhà thầu đã được đánh giá là có ảnh hưởng đến chậm tiến độ dự án trên đây, có thể nhận thấy rằng vấn đề chính đối với nhà thầu nhìn chung vẫn là vấn đề về con người và quản lý.

Trên thực tế, các yếu tố về con người & quản lý gây chậm tiến độ trong dự án xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ trong nghiên cứu cũng tương tự với các yếu tố gây chậm tiến độ đã được đề cập đến trong nghiên các yếu tố gây chậm trễ và vượt chi phí trong các dự án lớn tại Việt Nam của Long và cộng sự (2008). Long và cộng sự (2008) cho rằng quản lý cơng trình kém và giám sát kém là một vấn đề quan trọng đối với Việt Nam, điều này thể hiện sự yếu kém của nhà thầu. Nguyên nhân của vấn đề này là việc đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng khơng hiệu quả hoặc các nhân viên quản lý không cập nhật kiến thức trong thời gian dài.

Thực tế, vấn đề về con người và quản lý trong các dự án xây dựng nhà ở dân dụng tại TP.HCM bắt đầu từ việc nhà thầu thiếu kinh nghiệm, khơng có nhân sự chất lượng và hệ thống quản lý tốt, dẫn đến các yếu tố khác nảy sinh như không thực hiện được kế hoạch thi công hiệu quả, cơng tác quản lý cơng trình kém, tuyển dụng lao động khơng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hoặc về số lượng cũng như lựa chọn và quản lý nhà thầu phụ khơng hiệu quả. Sự đóng góp của tất cả các yếu tố trên sẽ dẫn đến chậm tiến độ dự án nếu khơng có giải pháp hợp lý.

3.7.2 Thực trạng và kết quả phân tích các yếu tố xuất phát từ chủ đầu tư

Khi xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ dự án, các yếu tố xuất phát từ chủ đầu tư là phần rất quan trọng. Trong số 10 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chậm tiến độ, các yếu tố như chủ đầu tư thay đổi yêu cầu trong q trình thi cơng xếp vị trí thứ 3, chủ đầu tư chi trả chậm trễ xếp ở vị trí thứ 4, chủ đầu tư chậm trễ trong quá trình ra quyết định xếp ở vị trí thứ 8, những vị trí quan trọng này cho thấy rằng ảnh hưởng của chủ đầu tư đến tiến độ thi cơng cơng trình là hết sức quan trọng.

Ngồi ra, trong mơ hình hồi qui bội các yếu tố xuất phát từ chủ đầu tư cũng đóng vai trị rất quan trọng và chỉ đứng sau các yếu tố xuất phát từ nhà thầu. Các yếu tố này bao gồm chủ đầu tư chi trả chậm trễ, chủ đầu tư thay đổi yêu cầu trong q trình thi cơng, chủ đầu tư chậm trễ trong quá trình ra quyết định và chủ đầu tư không chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng phục vụ thi công.

Tổng hợp từ các phương pháp đánh giá cho thấy, chủ đầu tư có ảnh hưởng rất quan trọng đối với chậm tiến độ dự án xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ như trong trường hợp nghiên cứu.

Kết quả này giống với nghiên cứu về các dự án xây dựng nhà ở dân dụng của chủ đầu tư là tư nhân tại Kuwait của Koushki và cộng sự (2005), trong đó các yếu tố gây chậm tiến độ hàng đầu là chủ đầu tư thay đổi yêu cầu xây dựng, chủ đầu tư

trong nghiên cứu của Assaf và Al Hejji (2005) ở yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chậm tiến độ như chủ đầu tư trả tiền chậm hoặc nghiên cứu của Chan và Kumaraswany (1997) trích trong Long và cộng sự (2008) ở các yếu tố chủ đầu tư ra quyết định chậm và chủ đầu tư u cầu thay đổi trong q trình thi cơng.

Thực tế trong các dự án xây dựng nhà ở dân dụng tại TP.HCM, vấn đề tài chính của chủ đầu tư ảnh hưởng rất quan trọng đến tiến độ của dự án. Bất kỳ giai đoạn nào của dự án, đặc biệt là khi hoàn thành một cột mốc trong hợp đồng xây dựng mà chủ đầu tư khơng thanh tốn tiền cho giai đoạn tiếp theo vì bất kỳ lý do gì, có rất nhiều khả năng dự án sẽ bị đình trệ đến khi nào việc thanh toán này hồn thành mới có khả năng tiếp tục.

Ngoài ra, trên thực tế, việc thay đổi yêu cầu & ra quyết định chậm của chủ đầu tư cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công dự án. Đặc biệt là đối với một số trường hợp chủ đầu tư thay đổi nhiều, ảnh hưởng đến kết cấu của cơng trình, hoặc thay đổi sang sử dụng một số nguyên vật liệu hoàn thiện một cách đột ngột do nhận được tư vấn không tốt ngay từ lúc đầu sẽ làm chậm tiến độ cơng trình. Nhiều trường hợp khi cần chủ đầu tư ra quyết định khi có sự cố cần giải quyết, nếu chủ đầu tư ra quyết định cuối cùng chậm cũng có ảnh hưởng đến tiến độ cơng trình.

3.7.3 Thực trạng và kết quả phân tích các yếu tố xuất phát từ tư vấn giám sát, thiết kế thiết kế

Theo phân tích hồi qui bội, tầm quan trọng của đơn vị tư vấn giám sát, thiết kế đứng sau các yếu tố xuất phát từ nhà thầu và chủ đầu tư. Trong phương pháp xếp hạng các yếu tố dựa vào chỉ số quan trọng tương đối RII, chỉ có yếu tố chậm trễ trong việc hoàn thành tài liệu thiết kế xếp ở vị trí thứ 10 và sai lầm, khác biệt trong tài liệu thiết kế xếp ở vị trí 11.

Từ kết quả xếp hạng mức độ ảnh hưởng các yếu tố theo chỉ số quan trọng tương đối RII, có thể thấy rằng trong các yếu tố xuất phát từ đơn vị tư vấn giám sát, thiết kế thì thiết kế đóng vai trong quan trọng hơn trong ảnh hưởng đến chậm tiến

độ. Việc hồn thành bản vẽ thiết kế chậm có thể gây ra chậm tiến độ là việc thỉnh thoảng xảy ra trong q trình thi cơng dự án, đặc biệt là khi chủ đầu tư thay đổi yêu cầu thi công và cơng trình phải chờ đợi bản vẽ thiết kế mới. Những lúc như thế này, nếu bản vẽ thiết kế không được đưa đến cho nhà thầu thi cơng kịp thời thì dự án sẽ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ thi công các dự án nhà ở dân dụng tại TPHCM (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)