.Sự hợp nhất sau khi tiến hành mua lại, sáp nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sát nhập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 27 - 30)

Đây là một bước rất quan trọng, mặc dù quá trình này diễn ra sau khi sự thỏa

thuận mua bán giữa hai bên đã được ký chính thức. Quá trình này là một yếu tố góp phần nên sự thành công hay thất bại của một thương vụ M&A. Nội dung ở bước này là thực hiện việc tổ chức vụ sáp nhập, điều đó có thể giúp thực hiện được chiến lược và giá trị mong đợi của thương vụ M&A và đó là nhiệm vụ đầu tiên của vụ sáp nhập. Hợp nhất có đặc tính của một sự thay đổi chương trình quản trị nhưng có 3 dạng thay đổi:

- Thay đổi công ty mục tiêu

- Thay đổi công ty đang thực hiện việc mua lại công ty khác

- Thay đổi quan điểm và cách hành xử của cả hai công ty để điều tiết sự cùng tồn tại hoặc hợp nhất của cả hai tổ chức.

Quá trình hợp nhất cũng được mô tả như là một dự án và cơng ty phải có khả

năng quản trị dự án và chương trình với mục tiêu, các bộ phận, kế hoạch thương mại, thời hạn bắt buộc, tiêu chuẩn về hiệu quả, số tiền phải chi cho hội nghị định kỳ và tiêu chuẩn và sự thừa nhận thất bại hồn tồn xác định. Một q trình hợp nhất có phương pháp có thể phát hiện nhiều vấn đề và cung cấp hướng giải quyết vì thế mà hợp nhất

đạt được mục tiêu của chiến lược và sự gia tăng giá trị. Một công ty phải phát hiện ra

các hình thức thay đổi để xây dựng động lực và thúc đẩy quan điểm, sự tự tin, khả

năng lãnh đạo và năng lực của cổ đông, điều đó sẽ làm nên khả năng thay đổi tiếp

Người quản trị và người lao động của các cơng ty thường bị bỏ quen bởi q trình hợp nhất, nghĩa là họ có thể sao lãng những cửa hàng hay khách hàng của cơng ty, những người có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của công ty. Thời gian hợp nhất cũng là thời gian không chắc chắn đối với người quản trị và người công nhân. Họ có thể bị quyến rũ bởi các đối thủ cạnh tranh. Vì thế, chương trình hợp nhất phải xoa dịu bớt những nỗi lo âu của nhân viên nhưng cũng phát triển những chính sách giữ chân người tài.

Một trong những vấn đề chính của việc hợp nhất sau khi đã tiến hành sáp nhập doanh nghiệp là hợp nhất về hệ thống thông tin của các công ty (the merging firms’ information systems – IS). Nhân tố này cần phải được xem xét tại bước đầu tiên trong mơ hình năm bước tiến hành hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong sáp nhập doanh nghiệp để nhằm tìm kiếm tác động

của thơng tin mỗi cơng ty đối với khách hàng, thị trường hoặc qui trình giao dịch. Khả năng của hệ thống thông tin phải được xem xét một cách kỹ lưỡng ở bất kỳ vấn đề

phát sinh về chiến lược, hoạt động kinh doanh, tổ chức và chính sách. Khả năng văn

hóa tổ chức cũng phải được xem xét dọc theo tính hiệp lực của hệ thống thơng tin. Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cơng ty và cách quản trị của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần được quan tâm trong q trình hợp nhất.

Các cơng ty thực hiện hoạt động mua lại doanh nghiệp cũng cần phải xem xét

khả năng hợp nhất sau khi tiến hành sáp nhập như là một năng lực cốt lõi. Sự phát triển của năng lực đó yêu cầu đặt ra một hệ thống và qui trình vững chắc cho việc hợp nhất. Điều đó cũng yêu cầu hệ thống và quy trình thừa nhận những bài học được rút ra từ các vụ hợp nhất trong quá khứ để được lưu giữ, phổ biến và tiếp thu bởi tổ chức của công ty đi mua lại. Mỗi kinh nghiệm của các vụ hợp nhất trong quá khứ không thể bị bỏ mất bởi vì nó cần thiết cho các vụ hợp nhất tiếp theo trong tương lai.

Chương 2

HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

ĐƯỢC RÚT RA CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1. Diễn biến hoạt động “mua lại, sáp nhập doanh nghiệp” trên thế giới (từ năm 2005 đến nay)

Thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đã xuất hiện và phát triển qua nhiều giai đoạn thăng trầm trên thị trường thế giới. Trải qua nhiều lần biến động nhất là ở thị trường Mỹ, bắt đầu từ năm 1890 hoạt động M&A ở Mỹ đã trải qua 5 lần biến động

tính đến năm 2000. Tiếp sau Mỹ, thị trường Anh cũng xuất hiện hoạt động M&A từ

thập niên 60 ở thế kỷ 20. Thị trường các nước Châu Âu còn lại cũng có thị trường M&A từ những năm 1980. Kể từ khi cả ba thị trường này đều có thị trường M&A thì dường như những “đợt sóng” của hoạt động này diễn ra ở thị trường Mỹ sẽ kéo theo

những đợt sóng mạnh ở thị trường Anh và Châu Âu. Bởi lẽ do sự tồn cầu hóa của nền kinh tế, đồng thời đây là những thị trường kinh tế lớn của thế giới và những thị trường này có liên quan với nhau trong q trình phát triển. Sau sự trổi dậy của làn sóng mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới diễn ra vào năm 2000 thì hoạt động này tạm

thời lắn xuống. Nhưng đến năm 2004, làn sóng mua lại, sáp nhập doanh nghiệp lại

xuất hiện và liên tục phát triển mạnh cho đến hiện nay.

Nguyên nhân dẫn đến sự sôi động trở lại của hoạt động M&A là sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán và việc ngân hàng trung ương các nước áp dụng mức lãi suất thấp. Nguyên nhân chính của vấn đề áp dụng mức lãi suất thấp là do sự khủng hoảng của thị trường tín dụng Mỹ, hệ quả của hoạt động cho vay dễ dãi và ồ ạt

để đầu tư vào bất động sản, trong đó có cả các ngân hàng lớn như: Merill Lynch,

Citigroup, Leman Brothers…. Để cứu vãng sự phá sản của các ngân hàng thương mại và nguy cơ suy thoái nền kinh tế Mỹ tạo nên động thái dây chuyền đến các nền kinh tế khác trên thế giới, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Châu Âu và một số ngân hàng trung ương khác phải bơm tiền thêm vào hệ thống tài chính. Những khó khăn trong hoạt động cũng đã làm cho nhiều ngân hàng lớn phải bán cổ

phần cho các nhà đầu tư đến từ nhiều khu vực khác trên thế giới nên cũng làm gia tăng mạnh về giá trị giao dịch của hoạt động mua lại doanh nghiệp trên toàn cầu. Chẳng

hạn như:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sát nhập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)