2 Phương pháp nghiên cứu Tội phạm học.
2.3.1. Phương pháp thốngkê hình sự.
Sử dụng phương pháp thống kê hình sự trong nghiên cứu Tội phạm học là q trình thu thập, tích luỹ, so sánh tổng hợp, phân tích các tài liệu thống kê phản ánh về hiện tượng tội phạm và các vấn đề liên quan đến nó, nhằm rút ra kết luận đúng đắn về bản chất, qui luật của hiện tượng tội phạm và hoạt động đấu tranh với nó, soạn thảo các biện pháp giải quyết phù hợp đạt hiệu quả cao.
Sử dụng phương pháp thống kê hình sự cần phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Đưa ra các số liệu phản ánh về tình trạng và diễn biến tội phạm theo mức độ tyuệt đối và tương đối, về thực tế hoạt động đấu tranh chống tội phạm của các lực lượng, các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội.
- Xác định những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa tình trạng và diễn biến của tội phạm với sự phát triển của các quá trình hoặc các hện tượng xã hội khác( quá trình giáo dục, phát triển dân số…). Đặc biệt là với hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
- Xác định xu hướng phát triển của tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụ thể, nguyên nhân và điều kiện của chúng, soạn thảo dự báo tội phạm trong tương lai.
- Làm rõ những mặt tích cực sơ hở, thiếu sót trong quá trình thực tế đấu tranh chống tội phạm, trên cơ sở đó đưa ra các đề nghị và hướng dẫn phù hợp nhằm hoàn thiện các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm.
Sử dụng phương pháp thống kê hình sự trong Tội phạm học được tiến hành theo 3 bước nối tiếp nhau:
- Thu thập số liệu thống kê.
- Hệ thống hoá và tổng hợp các số liệu thống kê. - Phân tích số liệu thống kê.
Bước 1: thu thập số liẹu thống kê:
Để có thể thu thập đầy đủ các thơng tin cần thiết đòi hỏi người nghiên cứu phải căn cứ vào mụch đích nhiệm vụ nghiên cứu mà đặt ra yêu cầu nội dung các thông tin cần thiết phải thu thập, xây dựng các biểu mẫu thống kê cụ thể gửi đến các bộ phân có liên quan dể tiến hành thống kê hoặc trực tiếp nghiên cứu rút ra từ các văn bản tổng kết chung của các địa phương, các cơ quan, các văn bản nghiên cứu theo chuyên đề. Trong thống kê hình sự thường được thu thập chọn lọc các thông tin từ các văn bản tổng kết hàng năm của các cơ quan bảo về pháp luật như TA, VKS, CA… nghiên cứu các vụ án cụ
thể đã thực hiện, thu thập từ các văn bản thống kê của các cơ quan này, ngồi ra cịn thu thập tài liệu thống kê từ kết quả của các cuộc thăm dò phỏng vấn…
Thu thập số liệu thống kê là giai đoạn đầu tiên tạo tiền đề cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp tục, vì vậy địi hỏi chính xác các nguồn thơng tin tài liệu số liệu phải kiểm tra kỹ lưỡng kết quả thu nhận được, loại bỏ các số liệu còn nghi ngờ và không cần thiết đối với vấn đề nghiên cứu.
Bước 2: Hệ thống hoá và tổng hợp số liệu thống kê.
Số liệu thống kê gồm nhiều loại phản ánh về các mặt khác nhau của vấn đề nghiên cứu, thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, dẫn đến sự tản mạn lộn xộn của các số liệu, vì vậy trong bước 2 của phương pháp thống kê cần phải tập hợp, sắp xếp lại theo những trình tự nhất định phục vụ cho cơng việc nghiên cứu.
Trong giai đoạn này trước hết phải tập hợp tất cả các tai liệu quy vào 1 mối, trên cơ sở tài liệu hiện có hệ thống lại (nhóm) theo những dấu hiệu khác nhau phụ thuộc vào mục đích nội dung nghiên cứu cụ thể. Chúng ta thương sử dụng những cách hệ thống số liệu như sau:
+ Hệ thống số liệu thống kê theo thời gian. Cách hệ thống này giúp cho hệ thống lkái quát về thực trạng và diễn biến của tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụ thể.
+ Hệ thống số liệu thống kê theo loại, dạng tội phạm. Tiến hành hệ thống theo dạng này phục vụ cho việc nghiên cứu tội phạm, xác định tỷ lệ giữa các loại tội phạm và nhận thức về từng loại tội phạm cụ thể.
+ Hệ thống số liệu thống kê theo vùng, lãnh thổ là1 đạng tổng hợp nhằm giúp ta nghiên cứu tội phạm và biện pháp phòng ngừa ở 1 địa phương, địa bàn nhất định.
+ Khi nghiên cứu về 1 tội phạm cụ thể sẽ nảy sinh những dạng thống kê cụ thể về đối tượng này như tính chất của hành vi phạm tội, thời gian, phương thức thủ đoạn, phương tiện gây án…
Như vậy hệ thống hoá số liệu thống kê là một thao tác đơn giản nhưng địi hỏi người nghiên cứu phải có sự suy nghĩ cơng phu, tỷ mỷ tìm cách sắp xếp hệ thống các số liệu.
Sau khi đã hệ thống hoá, sắp xếp tài liệu số liệu thống kê theo những dấu hiệu nhất định thì cơng việc tiếp theo của người nghiên cứu là tính tốn kết quả các số liệu thống kê theo các bảng đã lập. Cộng tổng số các số liệu đã thu thập theo các dấ hiệu đã phân loại, hệ thống (tổng số tội phạm nói chung, tổng số loại tội phạm cụ thể.) kết quả của bước 2 trong sử dụng phương pháp thống kê phải đạt được là lập thành bản thống kê hoàn chỉnh, xây dựng các sơ đồ biểu đồ (nếu cần thiết) để giải thích vấn đề nghiên cứu, phục vụ cho bước phân tích các số liệu thống kê.
Bước 3: Phân tích số liệu thống kê.
Là quá trình dựa trên cơ sở số liệu thống kê dã được thu thập, hệ thống hoá, tiến hành so sánh, đối chiếu, nghiên cứu tổng hợp để rút ra các kết luận về mối liên hệ tác động lẫn nhau và quy luạt vận động của các hiện tượng có liên quan đến tội phạm.
Như vậy giai đoạn này mang tính chất nghiên cứu trực tiếp và có ý nghĩa quyết định của phương pháp thống kê. Mục đích, nhiệm vụ chính của giai đoạn này khơng phải là đưa ra các số liệu thống kê, mà là phải lý giải về các sự vật hiện tượng nghiên cứu, đưa ra các đánh giá, kết luận về nó một cách đúng đắn 1 cách chính xác.
Trong phân tích tài liệu thống kê được sử dụng nhiều thao tác khác nhau, có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cụ thể là:
+ Khái quát từ các chỉ số tuyệt đối (số liệu trong bảng thống kê) là dựa trên các số liệu dã thống kê lập lên chỉ số tổng hợp về đối tương nghiên cứu. Chỉ só tổng hợp được biểu hiện dưới 2 dạng: chỉ số trung bình và chỉ số tương đối.
Để tìm chỉ số trung bình địi hỏi ngươig nghiên cứu phải tính tố tổng hợp cụ thể: ví dụ tính chỉ số trung bình tội phạm hàng năm, tính chỉ số lứa tuổi trung bình của người phạm tội…cáh tổng hợp giúp cho việc nhận thức được Tình trạng tội phạm của mỗi năm hoặc của mỗi địa phương…có cơ sở so sánh đối chiếu với từng thời gian và từng địa bàn ục thể.
Việc xác địng các chỉ số tương đối phức tạp hơn, vì đó là những chỉ số phản ánh về tỷ lệ tội phạm hoặc người phạm tội so với số lượng dân cư (gọi là cơ sở của Tình trạng tội phạm) và các chỉ số phản ánh về cấu trúc tội phạm, mức độ diễn biến của tội phạm (hoặc các hiện tượng, quá trình nghiên cứu khác như cấu trúc hoạt động phịng ngừa…).
Để tính cơ số của Tình trạng tội phạm thường sử dụng thống kê hình sự và thống kê dân số, trên cơ sở đó khái quát yêu cầu cụ thể của việc nghiên cứu.
Xác định cơ cấu tội phạm tức là xem xét tỷ lệ dưới các loại tội phạm cụ thể so với tổng số tội phạm đã xảy ra trong một địa bàn và thời gian nhất định (tính bằng phần trăm. Cơ cấu tội phạm ở mỗi địa phương hoặc trong cả nước ở từng năm phản ánh tính chất mức độ tội phạm trong thời gian đó.
Tổng hợp khái quát hoá từ các chỉ số thống kê nhằm để xác định mức độ thay đổi diễn biến của tội phạm. Phân tích vấn đề trên thường gắn liền với thời gian từng quý, năm hoặc nhiều năm, vì vậy số liệu tính bằng phần trăm của mỗi thời gian khác nhau.
+ So sánh, đối chiếu các chỉ số thống kê nhằm để phát hiện các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng nghiên cứu. Ơ đây rõ ràng là phải sử dụng nhiều
tài liệu thống kê khác nhau để đem so sánh đối chiếu. Tuỳ theo yêu cầu của việc nghiên cứu để sử dụng các phép so sánh đối chiếu khác nhau. So sánh Tình trạng tội phạm ở những điều kiện thời gian và không gian khác nhau, so sánh đối chiếu giữa các loại tội phạm, giữa các phương thức, thủ đoạn hoạt động của chúng, so sánh đối chiếu giữa tình trạng phát triển của tội phạm với các hiện tượng xã hội khác như với kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục…với các hiện tượng xã hội tiêu cực như nghiện rượu, mãi dâm.
Trên cơ sở so sánh, phân tích, tổng hợp những số liệu thống kê về những vấn đề cần nghiên cứu sơ bộ đưa ra đánh giá, kết luận về vấn đề đó. Yêu cầu của việc đánh giá, kết luận phải thật khách quan và dựa trên cơ sở tài liệu, số liệu cụ thể trong thống kê và đảm bảo đánh giá, kết luận sát với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
Nội dung của đánh giá, kết luận có thể xoay quanh những vấn đề sau đây:
+ Tình trạng diễn biến thay đổi và phát triển của vấn đề nghiên cứu. + Mối liên hệ bên trong và bên ngồi có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của hiện tương nghiên cứu, từ đây có thể đi sâu nghiên cứu làm rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội.
+ Khuynh hướng phát triển của hiện tượng phạm tội trong tương lai phục vụ cho việc soạn thảo biện pháp phòng ngừa và dự báo tội phạm.
+ Những sơ hở thiếu sót trong các mặt quản lý kinh tế văn hố xã hội, trong hoạt động phịng ngừa tội phạm.
Tóm lại: phương pháp thống kê hình sự được sử dụng một cách phổ biến trong nghiên cứu Tội phạm học, phương pháp có ý nghĩa to lớn giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn được những vấn đè cụ thể trong lĩnh vự Tội phạm học. Tuy nhiên để phương pháp hình sự có hiệu quả địi hỏi người nghiên cứu phải biết tận dụng một cách khoa học với tinh thần thực sự cầu
thị, chống mọi biểu hiện qua loa đại khái, suy diễn chủ quan trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê hình sự.
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu điển hình.
Phương pháp nghiên cứu điển hình là lựa chọn và tiến hành ngghiên cứu một bộ phận trong toàn bộ vấn đề cần nghiên cứu, kết quả thu được sử dụng để đánh giá chung cho toàn bộ vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu điển hình thường được sử dụng trong nghiên cứu về nguyên nhân, điều kiẹn tội phạm, độn cơ mục đích phạm tội, nhân thân người phạm tội và cả các hoạt động phòng ngừa, điều tra xử lý tội phạm trong thực tế.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình được tiến hành theo 2 bước.
Bước 1: lựa chọn bộ phận điển hình nghiên cứu ở bước này cần phải xác định tính chất và số lượng các điển hình đưa sra nghiên cứu như thế nào để đảm bảo khả năng khái quát được vấn đề nghiên cứu. Việc lựa chọn tuỳ tiện các điển hình nghiên cứu sẽ dẫn đến kết luận khơng phù hợp với vấn đề nghiên cứu chung.
Để đảm bảo lựa chọn bộ phận ( điển hình) nghiên cứu cần chú ý các vấn đề sau:
- Đảm bảo tính chất điển hình, đặc trưng của các bộ phận được lựa chọn đối với toàn bộ vấn đề cần nghiên cứu.
- Xác định sát hợp số lượng tối thiểu các điển hình để nghiên cứu: tức là phải xác định được cần bao nhiêu vụ việc, hiện tượng, đối tượng nghiên cứu thì có thể đảm bảo độ chính xác của nghiên cứu. Ơ đây có thể khẳng định rằng: số lượng các điển hình nghiên cứu càng nhiều thì độ chính xác càng cao.
Bước 2: phân thích tổng hợp trực tiếp các điển hình. Trên cơ sở các điển hình được lựa chọn ta tiến hành trực tiếp các hoạt động nghiên cứu đối với nó. Q trình này cũng phải sử dụng tất cả các phương pháp cần thiết để thu thập để xử lý thông tin, so sánh phân tích đối chiếu cá số liệu, tài liệu, phân tích rút ra kết luận đánh giá các điển hình nghiên cứu và khái quát tổng hợp cho mối quan hệ với tồn bộ vấn đề nghiên cứu, do đó phải sử dụng các phương pháp thống kê, toạ đàm trao đổi …
Tóm lại phương pháp nghiên cứu điển hình là một trong những phương pháp phổ biến cần thiết cho nghiên cứu tội phạm học.
2.3.3. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra.
Phương pháp sử dụng phiếu điều tra là phương pháp thu thập và phân tích thơng tin băng hình thức phiếu điều tra trong đó có ghi sẵn câu hỏi và trả lời các vấn đề có liên quan dến nội dung nghiên cứu.
Phương pháp này thường được sử dụng để nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện thực hiện tội phạm cụ thể, nhân thân người phạm tội và người bị hại, nghiên cứu tác dụng, hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Để thực hiện phương pháp phiếu điều tra có chất lượng, đạt hiệu quả cao cần phải tiến hành các công việc như sau:
- Soạn thảo câu hỏi trong phiếu điều tra.
+ Câu hỏi mở: là những dạng câu hỏi tạo điều kiện cho người được trình bày một cách tự do những điều họ biết họ làm.
+ Câu hỏi kín: được đưa ra dưới đạng yêu cầu, người trả lời chỉ cần trả lời phủ định hoặc khẳng định “có hay không”.
+ Câu hỏi trực tiếp: là dạng câu hỏi mà trong đó nêu rõ các nội dung vấn đề có liên quan để người trả lời giải thích về vấn đề đó.
+ Câu hỏi dán tiếp: là dạng câu hỏi khơng trực tiếp hỏi tồn bộ vấn đề cần được quan tâm và khơng địi hỏi phải đánh giá trực diện.
+ Câu hỏi chung, khái quát: để nêu những vấn đề rộng lớn trong nghiên cứu.
+ Câu hỏi riêng, cụ thể: về các tình tiết cụ thể của sự việc hiện tượng nghiên cứu.
- Lập phiếu điều tra, in ấn và gửi đến những người cần hỏi.
- Thu nhận phiếu điều tra và sử lý tài liệu thu được là giai đoạn cuối cùng, nó phản ánh kết quả của cả quá trình thực hiện. Khi đã thu thập đầy đủ các phiếu điều tra yêu cầu người nghiên cứu phải xem xét toàn bộ hệ thống hoá nội dung các câu trả lời, lên bảng thống kê và tiến hành nghiên cứu, phân tích so sánh thông tin để rút ra các đánh giá, kết luận phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.
2.3.4. Phương pháp hôi thảo, toạ đàm.
Phương pháp hội thảo toạ đàm khoa học là việc nghiên cứu thu nhận các thơng tin cần thiết bằng hình thức tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học thực tiễn.
Tác dụng của phương pháp này rất lớn, bởi vì nó giúp cho các cơ quan và người nghiên cứu thu nhận được những thơng tin có chất lượng, những thơng tin này mang tính chất đánh giá, kết luận về những khía cạnh hoặc toàn bộ vấn đề nghiên cứu.
Nhược điểm của phương pháp là các thơng tin thu nhận được thường mang tính chủ quan của người phát biểu, thông tin thường rộng, tản mạn …
Hình thức của hội thảo toạ đàm rất đa dạng, tuy nhiên có thể khái quát thành 2 hình thức chính:
- Toạ đàm và hội thảo trong phạm vi hẹp: được tiến hành với số lượng ít người tham gia, nội dung thảo luận dừng lại ở những vấn đề cụ thể, tiến hành đơn giản.
- Dưới hình thức hội nghị khoa học thực tiễn: hình thức này thườngg dùng để công bố hoặc phổ biến những kết quả nghiên cứu trong những vực nhất định, đồng thời cũng thảo luận những vấn đề đang tiến hành nghiên cứu. Kết quả thu được thường là những kết luận đánh giá từng bộ phận có liên