2 Phương pháp nghiên cứu Tội phạm học.
1.2.1. Đặc tính xã hội:
Chủ nghĩa Mác-Lê nin khẳng định rằng: Tình trạng tội phạm là hiện tượng xã hội chứ không phải là hiện tượng tự nhiên.
Tình trạng tội phạm là hiện tượng xã hội cịn bởi vì nó tồn tại trong xã hội, có nguồn gốc, nguyên nhân trong xã hội và số phận của nó cũng phụ thuộc vào các điều kiện xã hội.
Tình trạng tội phạm là hiện tượng xã hội cịn bởi vì nó được hình thành từ các hành vi phạm tội của những con người cụ thể sống trong xã hội gây ra,
chống lại toàn bộ xã hội hay một bộ phận xã hội, thậm chí chống lại chính bản thân người đó.
Tình trạng tội phạm không chỉ là hiện tượng xã hội thông thường mà nó cịn là hiện tượng xã hội tiêu cực nguy hiểm nhất cho xã hội. Với tính cách là mặt trái của xã hội, tình trạng tội phạm chính là hệ quả tất yếu của các tác động tiêu cực của các tác động tiêu cực khác trong xã hội. Tính tiêu cực nguy hiểm nhất cho xã hội của tình trạng tội phạm biểu hiện ở việc nó gây ra hậu quả lớn nhất cho xã hội, xâm hại đến các giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội có được và chính vì thế mà nó bị xã hội trừng trị một cách nghiêm khắc nhất (hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự).
Nghiên cứu đặc tính xã hội của tình trạng tội phạm có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn đẻ làm tốt cơng tác phịng ngừa tội phạm. Vì vậy khi nghiên cứu tình trạng tội phạm phải dựa vào các điều kiện của đời sống xã hội, dựa vào các mối quan hệ tác động qua lại giữa các hiện tượng, quá trình xã hội với tội phạm để đánh giá xem xét, phân tích kết luận thì mới có nhận thức đúng đắn về tình trạng tội phạm, từ đó mới giúp cho việc đề ra các biện pháp tác động đến tình trạng tội phạm có hiệu quả.