CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Các nghiên cứu gần đây đã cung cấp kết quả về sở hữu nhà nước tác động cùng chiều lên thành quả của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn, và doanh nghiệp nhà nước có xu hướng thực hiện tốt hơn khi chúng được niêm yết (Chen, Li and Lin, 2007). Ngoài ra, Lê và O'Brien (2011) thấy rằng sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong bối cảnh tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu cao. Trong nghiên cứu của Le and Chizema (2011) về vai trò của sở hữu nhà nước đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy sở hữu nhà nước có mối tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ngồi ra, đa số các cơng ty sở hữu nhà nước thường dễ nhận được các điều kiện vay ưu đãi (Trang Thúy Quyên, 2013). Hỗ trợ này tạo điều kiện tăng doanh thu, giảm chi phí và cải thiện hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp (Lu, 2000).
Giả thuyết 1: Sở hữu nhà nước có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp
Giả thuyết 2: Tồn tại mối tương quan dương giữa sở hữu thành viên HĐQT
và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Một trong các phương pháp để hạn chế mâu thuẫn giữa lợi ích cổ đơng và nhà quản lý (BGĐ) là giao thoa lợi ích giữa cổ đơng và nhà quản lý bằng cách chia cổ phần sở hữu cho nhà quản lý. Khi họ nắm giữ cổ phần thì họ có xu hướng ra quyết
20
định nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (Jensen và Meckling, 1976). Điều này đồng nghĩa với việc tối đa hóa lợi ích của chính nhà quản lý. Đây gọi là hiệu ứng hội tụ. Tuy nhiên, khi đến một mức độ sở hữu cổ phần cao xác định, việc hưởng các đặc quyền dành cho BGĐ như lương, thưởng, đền bù thơi việc… có thể vượt q thua lỗ mà họ gánh chịu khi giá trị doanh nghiệp sụt giảm. Do đó, khi sở hữu BGĐ đến một mức nhất định thì BGĐ theo đuổi những mục tiêu riêng mà họ không sợ bị trừng phạt bởi các cổ đông khác, họ thường đòi hỏi những đặc quyền mà trong nhiều trường hợp có thể hi sinh quyền lợi của cổ đông khác. Đây gọi là hiệu ứng “ngăn chặn”. Lúc này việc giám sát hoạt động của BGĐ khó khăn khi tỷ trọng sở hữu BGĐ đáng kể. Trong trường hợp Việt Nam, trong giai đoạn 2008-2012 tỷ lệ sở hữu BGĐ thấp chỉ khoảng 6,18%.
Giả thuyết 3: Tồn tại mối tương quan dương giữa sở hữu ban giám đốc và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Ở thị trường Việt Nam, sở hữu nước ngoài khá thấp và phân tán, do đó hoạt động giám sát từ sở hữu nước ngồi khơng thực sự đáng kể. Hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phần của công ty. Do đó nên các nhà đầu tư nước ngồi khơng thể có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Giả thuyết 4: Tồn tại mối tương quan âm giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp
Hầu hết các nghiên cứu cho thấy các cơng ty sẽ có thành quả cao hơn khi có sự tách biệt giữa CEO và chủ tịch HĐQT trong điều hành doanh nghiệp và có sự tồn tại của BKS. Thành viên HĐQT độc lập giữ vai trò giám sát trong HĐQT so với các thành viên thực hiện cơng tác quản lý vì họ độc lập và quan tâm đến việc duy trì uy tín của mình đối với thị trường lao động.
Giả thuyết 5: Tồn tại mối tương quan dương giữa tỷ lệ thành viên HĐQT đọc
lập và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
21
sở hữu làm phát sinh chi phí đại diện làm ảnh hưởng giá trị doanh nghiệp
Giả thuyết 6: Tồn tại mối tương quan âm giữa kiêm nhiệm CEO và chủ tịch
HĐQT với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Ở Việt Nam, BKS là cơ quan độc lập với HĐQT, do cổ đông bầu ra và chịu trách nhiệm trước cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, BKS còn thực hiện giám sát HĐQT và BGĐ trong hoạt động quản lý công ty (điều 133 luật doanh nghiệp 2005). Như vậy, BKS giúp quá trình cung cấp thông tin cho HĐQT và cổ đông được minh bạch.
Giả thuyết 7: Tồn tại mối tương quan dương giữa số lượng thành viên BKS và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp