Van chân không

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều khiển điện khí nén (Nghề Điện công nghiệp Trung cấp) (Trang 60 - 62)

- Van chân khơng là cơ cấu có nhiệm vụ hút và giữ chi tiết bằng lực hút chân không. Chân không được tạo ra bằng bơm chân không hay bằng nguyên lý ống Ventury. Khí nén với áp suất p trong khoảng 1,5 – 10 bar sẽ qua ống Ventury và theo cửa R thốt ra ngồi. Tại phần cuối của ống Ventury chân không sẽ được tại thành. Như vậy cửa nối U sẽ tạo ra chân không. Cửa U nối với đĩa hút (thường được chế tạo theo dạng đĩa tròn với vật liệu là cao su hay vật liệu tổng hợp). Áp suất chân khơng tại cửa U có thể đạt đến 0,7 bar và phụ thuộc vào áp suất p của dịng khí nén.

Hình MĐ17-04-31 - Van chân khơng có bình trích chứa.

Bài tập thực hành:

Em hãy vận hành van chân khơng.

8. Cảm biến

Mục tiêu:

- Hiểu và trình bày được ngun lý hoạt động của cảm biến bằng tia rẽ nhánh, cảm biến bằng tia phản hồi và cảm biến bằng tia qua khe hở.

- Biết được kí hiệu của cảm biến bằng tia rẽ nhánh, cảm biến bằng tia phản hồi và cảm biến bằng tia qua khe hở.

- Vận hành được cảm biến bằng tia rẽ nhánh, cảm biến bằng tia phản hồi và cảm biến bằng tia qua khe hở.

8.1. Cảm biển bằng tia rẽ nhánh

- Nguyên lý hoạt động của cảm biến bằng tia rẽ nhánh như sau: dịng khí nén sẽ được phát ra ở cửa P (áp suất nguồn), nếu khơng có vật cản thì dịng khí nén sẽ đi thẳng, nếu có vật cản thì dịng khí nén rẽ nhánh qua cửa X (áp suất rẽ nhánh).

Hình MĐ17-04-32 - Cảm biến tia rẽ nhánh.

Bài tập thực hành:

Em hãy vận hành cảm biến bằng tia rẽ nhánh.

8.2. Cảm biến bằng tia phản hồi

- Nguyên lý hoạt động của cảm biến bằng tia phản hồi như sau: khi dịng khí nén P đi qua khơng có vật cản, tín hiệu phản hồi X = 0, khi có vật cản, tín hiệu X = 1. Đặc điểm của cảm biến bằng tia phản hồi là khi vật cản dịch chuyển theo hướng dọc trục của cảm biến – khoảng cách a hoặc theo hướng vng góc với trục – khoảng cách s, thì tín hiệu điều khiển vẫn nhận giá trị X = 1.

Hình MĐ17-04-33 - Cảm biến bằng tia phản hồi.

Bài tập thực hành:

Em hãy vận hành cảm biến bằng tia phản hồi.

8.3. Cảm biến bằng tia qua khe hở

- Cảm biến bằng tia qua khe hở gồm 2 bộ phận chính: bộ phận phát và bộ phận nhận. Thông thường bộ phận phát và bộ phận nhận có cùng áp suất p khoảng 150 mbar. Nhưng trong một số ứng dụng, áp suất p của bộ phận phát có thể là 4 bar và áp suất p của bộ phận nhận đến 0.5 bar. Trục của cơ cấu phát và nhận phải lắp ráp chính xác đồng tâm.

Hình MĐ17-04-34 - Cảm biến bằng tia qua khe hở. - Khi chưa có vật chắn X=0, khi có vật chắn thì X=1.

Bài tập thực hành:

Em hãy vận hành cảm biến bằng tia qua khe hở.

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều khiển điện khí nén (Nghề Điện công nghiệp Trung cấp) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)