f. Định kỳ xử lí ao nuôi
3.7 Năng suất, thu nhập và lợi nhuận
3.7.1 Năng suất, thu nhập và lợi nhuận khi nuôi cùng mật độ
Năng suất các ao nuôi ở mật độ 25 con/m2 sử dụng 3 loại thức ăn dao động trong khoảng 5,77 – 6,95 tấn/ha/vụ, thu nhập trong khoảng 550 – 711 triệu VNĐ/ha/vụ và lợi nhuận trong khoảng 188 – 237 triệu VNĐ/ha/vụ (bảng 3.27). Kết quả cho thấy n ng su t c a th c n CP t cao nh t là 6,95 t n/ha/v và th p nh t là TomBoy t
5,77 tấn/ha/vụ, nhưng năng suất khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 3 loại thức ăn. Kết quả thống kê còn cho thấy loại thức ăn LaOne có thu nhập cao nhất là 711 triệu VNĐ/ha/vụ và TomBoy có thu nhập thấp nhất là 550 triệu VNĐ/ha/vụ. Tương tự như năng suất, lợi nhuận của thức ăn CP cũng đạt cao nhất là 237 triệu VNĐ/ha/vụ và thấp nhất là TomBoy 188 triệu VNĐ/ha/vụ, nhưng lợi nhuận cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 3 loại thức ăn TomBoy, LaOne và CP. Tại các ao nuôi sử dụng thức ăn LaOne có lượng bùn đáy và sự tích tụ chất dinh dưỡng trong bùn và nước là thấp nhất, do vậy khuyến khích hộ nuôi tôm nên sử dụng thức ăn LaOne để hạn chế lượng bùn đáy và sự tích tụ chất dinh dưỡng trong bùn, trong nước nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do nuôi tôm thâm canh gây ra.
Bảng 3.27: Năng suất, thu nhập và lợi nhuận của mật độ giống nhau
Loại thức ăn (tNăng suất ấn/ha/vụ) Thu nhập (triệu VNĐ/ha/vụ) Lợi nhuận (triệu VNĐ/ha/vụ) TomBoy 5,77a ± 0,3 550b ± 50 188c ± 33 LaOne 6,69a ± 0,4 711b ± 94 233c ± 45 CP 6,95a ± 1,5 675b ± 135 237c ± 62
Các cột có cùng ký tự theo sau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% qua phép thử Duncan
3.7.2 Năng suất, thu nhập và lợi nhuận của mật độ nuôi khác nhau
Kết quả bảng 3.28 cho thấy khi nuôi tôm ở mật độ cao thì cho năng suất cao và ngược lại, năng suất khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mật độ nuôi 25 và 35 con/m2, nhưng lợi nhuận thì khác biệt không có ý nghĩa.
Bảng 3.28: Năng suất, thu nhập và lợi nhuận của mật độ nuôi khác nhau
Mật độ nuôi (con/m2) Năng suất (tấn/ha/vụ) Thu nhập (triệu VNĐ/ha/vụ) Lợi nhuận (triệu VNĐ/ha/vụ) 25 6,69a ± 0,4 711b ± 94 233c ± 45 35 7,92b ± 0,2 723b ± 32 267c ± 1
Các cột có cùng ký tự theo sau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% qua phép thử Duncan
Nuôi tôm ở mật độ cao thì sản lượng thu được sẽ lớn, nhưng kích cở tôm thu hoạch sẽ nhỏ nên giá thành bán thấp hơn khi nuôi ở mật độ thấp. Ngoài ra, trong quá định kỳ xử lý ao nuôi của mật độ cao sử dụng lượng men, lượng zeo, lượng vôi nhiều hơn và thời gian định kỳ lặp lại ngắn hơn nên chi phí trong quá trình nuôi sẽ cao hơn mật độ nuôi thấp (bảng 3.29). Mặt khác, khi nuôi ở mật độ cao thì đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc, chi phí quản lý phải cao hơn vì dịch bệnh và rủi ro dễ xảy ra hơn so với mật độ thấp. Từ kết quả của đề tài, khuyến khích hộ nuôi nên thả tôm ở mật độ 25 con/m2 hạn chế khả năng gây ô nhiễm môi trường do nước thải và bùn đáy ao nuôi nhưng vẫn đảm bảo về hiệu quả kinh tế.
Bảng 3.29: Sự khác nhau về thời gian và liều lượng sử dụng
Thức ăn LaOne (25 con/m2) Thức ăn LaOne (35 con/m2) Định kỳ 10 ngày lặp lại:
- Từ 60-110 ngày nuôi, (bón 20 kg Zeo; 0,5 kg men)/3000m2.
- Từ 110 ngày nuôi trở lên (bón 60 kg vôi; 30 kg Zeo; 1 kg men)/3000m2.
Định kỳ 08 ngày lặp lại:
- Từ 60-110 ngày nuôi (bón 30 kg Zeo; 0,8 kg men)/3000m2.
- Từ 110 ngày nuôi tôm trở lên (bón 30 kg vôi; 40 kg Zeo; 1,2 kg men)/3000m2.
3.8 Phân tích tương quan giữa lượng bùn đáy với thức ăn, mật độ nuôi
3.8.1 Lượng thức ăn với lượng bùn đáy
Kết quả cho thấy lượng thức ăn tương quan thuận với lượng bùn đáy ao nuôi với hệ số tương quan là r = 0,814 ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Do vậy lượng bùn đáy ao nuôi phụ thuộc vào lượng thức ăn khi nuôi cùng mật độ (hình 3.3).
Luong thuc an - Luong bun day
Luong thuc an tân/ha 13 12 11 10 9 8 L uo ng b un d ay tâ n/ ha 220 200 180 160 140 120 100
Hình 3.3: Tương quan lượng thức ăn với lượng bùn đáy
3.8.2 Mật độ nuôi với lượng thức ăn
Kết quả phân tích cho thấy lượng thức ăn có tương quan chặt chẽ với mật độ nuôi với hệ số tương quan là r = 0,913 ở mức ý nghĩa thống kê 1%, khi mật độ nuôi tăng thì lượng thức ăn tăng theo và ngược lại (hình 3.4).
Y = 20,143X – 42,757 r = 0,814
R2 = 0,662
Lượng thức ăn – Lượng bùn đáy
Lượng thức ăn tấn/ha/vụ L ư ợ ng b ùn đ áy t ấ n/ ha /v ụ
Lượng thức ăn – Lượng bùn đáy
Luong thuc an - Mat dô
mât dô con/m2 38 36 34 32 30 28 26 24 L uo ng th uc a n tâ n/ ha 13 12 11 10 9 8
Hình 3.4: Tương quan mật độ nuôi với lượng thức ăn
3.8.3 Mật độ nuôi với lượng bùn đáy
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan thuận giữa mật độ nuôi với lượng bùn đáy với hệ số tương quan rất cao là r = 0,915 ở mức ý nghĩa 1%. Từ hệ số tương quan cho thấy nếu tăng mật độ nuôi thì lượng bùn đáy gia tăng theo và ngược lại (hình 3.5).
Mât do nuoi - Luong bun day
mat do 38 36 34 32 30 28 26 24 L uo ng b un d ay ta n/ ha 220 200 180 160 140 120 100
Hình 3.5: Tương quan mật độ nuôi với lượng bùn đáy
Y = 0,235X + 3,291 r = 0,913 R2 = 0,834 L ư ợ ng th ứ c ă n t ấ n/ ha /v ụ Mật độ nuôi - Lượng thức ăn Mật độ con/m2 Y = 5,822X - 6,731 r = 0,915 R2 = 0,838 L ư ợ ng b ùn đ áy t ấ n/ ha /v ụ Mật độ con/m2 Mật độ nuôi - Lượng bùn đáy
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Lượng bùn khô tích tụ trong ao nuôi tôm sú thâm canh ở mật độ 25 con/m2 khác biệt có ý nghĩa giữa 3 loại thức ăn là TomBoy, LaOne và CP lần lượt là 151; 123 và 141 tấn/ha/vụ; trong đó lượng chất hữu cơ trong bùn tương ứng là 1,89; 1,35 và 2,2 tấn/ha/vụ, tổng đạm là 50,3; 33 và 79,8 kg/ha/vụ và tổng lân là 50,2; 24,7 và 37,4 kg/ha/vụ. Lượng bùn đáy ao có tương quan thuận với lượng thức ăn và mật độ nuôi ở mức ý nghĩa 1% với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,814 và 0,915.
Ở mật độ 35 con/m2 sự tích tụ bùn tăng gấp 2 lần và khác biệt có ý nghĩa so với mật độ nuôi 25 con/m2 khi cho ăn cùng loại thức ăn LaOne. Lượng bùn đáy là 201 tấn/ha/vụ, lượng hữu cơ là 1,99 tấn/ha/vụ, tổng đạm là 120,4 kg/ha/vụ, tổng lân là 73,7 kg/ha/vụ. Nồng độ COD, tổng đạm, tổng lân trong nước gia tăng gấp 2 lần và khác biệt có ý nghĩa so với mật độ nuôi 25 con/m2. Trong suốt vụ nuôi lượng COD trong nước ở 3 loại thức ăn TomBoy, LaOne và CP lần lượt là 70,6; 22,7 và 104,9 kg/ha
Mặc dù lượng bùn và dinh dưỡng tích tụ trong bùn, trong nước giữa 2 mật độ nuôi khác biệt có ý nghĩa, nhưng lợi nhuận thu được từ hai mật độ nuôi không khác biệt.
4.2 Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, khuyến khích hộ nuôi tôm sú thả nuôi ở mật độ 25 con/m2 với kỹ thuật nuôi dùng thức ăn LaOne nhằm hạn chế sự tích tụ bùn đáy ao và ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi, góp phần bảo vệ môi trường lân cận mỗi khi lượng bùn đáy ao được sên vét.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Đặng Đình Kim, 2004. Nghiên cứu công nghệ xử lý bùn ao nuôi tôm góp phần làm sạch môi trường nuôi trồng thủy sản và sản xuất phân bón hữu cơ – vi sinh. Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học – Công nghệ. Hà Nội.
Đặng Kim Chi, 2001. Hóa học môi trường. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
Racek - 1955, Holthuis và Rosa, 1965, Motoh - 1981, 1985 trích từ Thạch Thanh, 2005. Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu ứng dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn”. Đại học Cần Thơ.
Lê Thị Siêng và ctv, 2003. Thông tin tóm tắt Khoa học & Công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuyển tập kết quả Khoa học công nghệ số 01/2004. Đại học Cần Thơ.
Lê Hoàng Việt, 2000. Giáo trình hệ thống xử lý nước thải. Đại học Cần Thơ.
Lê Trọng, 2001. Chất thải nuôi tôm và phương pháp xử lý. Inf.I N01/2001 cập nhật từ http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/moitruong/chatthaitraitom.htm.
Nguyễn Thanh Long và Võ Thành Toàn, 2008. Đánh giá mức độ tích lũy đạm, lân trong mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh. Tạp chí Khoa học. Đại học Cần Thơ, Số 1/2008.
Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2005. Nghiên cứu sự biến động thành phần và số lượng thực vật nổi trong các mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Luận văn Thạc sĩ Khoa học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Bảo, 2002. Hóa nước. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
Nguyễn Văn Thường, 2006. Cập nhật về hệ thống định danh tôm biển và nguồn lợi tôm họ (Penaeidae) ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học. Đại học Cần Thơ, Số 1/2006.
Nguyễn Vĩnh Phước, 1977. Vi sinh vật học thú y (Tập 2). Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Vĩnh Phước, 1978. Vi sinh vật học thú y (Tập 3). Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2009. Niên giám thống kê huyện Đầm Dơi năm 2009.
Tạ Văn Phương, 2006. Nghiên cứu sự biến động các yếu tố môi trường và sự tích lũy đạm lân trong ao nuôi Tôm sú thâm canh ở Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Luận văn thạc sĩ ngành thủy sản. Đại học Cần Thơ.
Tạ Văn Phương, Trần Văn Việt và Trương Quốc Phú, 2008. Nghiên cứu sự biến động các yếu tố môi trường và sự tích lũy đạm lân trong ao nuôi Tôm sú thâm canh ở Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học. Đại học Cần Thơ, Số 8/2008.
Trương Quốc Phú, 2005. Đề tài hợp tác trong nước. Xây dựng mô hình nuôi tôm bền vững với qui trình kỹ thuật nuôi tôm sú ghép với cá rô phi ở tỉnh Sóc Trăng. Sở KHCN Sóc Trăng.
Vũ Quyết Thành, 2008. Nuôi tôm sú nước lạt và vấn đề môi trường. Cập nhật từ http://www.nghean.gov.vn/adnews/default.asp, cập nhật 17/3/2008.
Tiếng Anh
Avnimelech, Y. and G. Ritvo, 2003. Shrimp and fish pond soils: processes and management. Aquaculture; vol. 220, no. ¼; pp. 549-567, 2003 ISSN: 0044- 8486.
Boyd, C. E and Bartholomew W. Green, 2002. Coastal Water Quality Monitoring in Shrimp Areas: An Example from Honduras. Report of the World Bank, NACA, WWF và FAO Consortium Program on Shrimp Farmming and the Environment. Work progress for Public Discussion. pp.29.
Boyd, C. E, 1998. Water Quality For Pond Aquaculture. Department of Fisheries and Allied Aquacultures Auburn University, Alabama 36849 USA.. pp.37. Boyd, C. E, 2003. Bottom soil and water quality management in shrimp ponds.
Ournal of Applied Aquaculture; vol. 13, no. ½; pp. 11-33, 2003 ISSN: 1045- 4438.
Briggs and Funge-Smith. 1994. Nutrient concentrations in shrimp (Penaeus monodon) pond discharge waters. Trích từ www.dbc.uci.edu/ sustain/suscoast/ chapter 5.
Hall POJ, Anderson LG, Holby O, Kollberg S, Samuelsson MO, 1990. Chemical fluxes and mass balances in a marine fish cage farm. I. Carbon. Marine Ecology Progress Series. 61: pp. 61-73.
Hall POJ, Holby O., Kollberg S, Samuelsson MO, 1992. Chemical fluxes and mass balances in a marine fish cage farm IV. Nitrogen. Marine Ecology Progress Series. 89: pp. 81-91.
Hargreaves, J. A, 1999. Control of Clay Turbidity in pond. Misssissippi State University. SRAC publication No. 640.
Hassanai Kongkeo, 1990. Pond management and operation. Shrimp 90. Trích từ https://www.was.org/Meetings/AbstractData.asp?AbstractId=10657. Holby. O, Hall. POJ, 1991. Chemical fluxes and mass balances in a marine fish
cage farm II. Phosphorus. Marine Ecology Progress Series. 70: pp. 263-272. Houba V.J.G., J.J. Van der Lee, I. Novozamsky, and I. Walinga, 1988. Soil analysis
procedures. Department of Soil Science and Plant Nutrition. Wageningen Agricultrural University – The Netherland. pp. 6-8.
Jackson, M.L, 1958. Soil Chemistry Analysis. Constable, London.
Latt, U. W, 2002. Shrimp pond management. Aquaculture Asia. Vol. VII No. 3. Martin, J. L.M; Y. Veran; O. Guelorget and D. Pham, 1998. The fate of nitrogenous
waste from shrimp feeding. Aquaculture 164 (1-4): pp. 135-149.
Minear and Herber, 1975. Estuarine Response To Nutrient Enrichment, A Counterpart Of Eutrophication An Annotated Bibliography.
Munro KA, Samis SC, Nassichuk MD, 1985. The effects of hatchery effluents on water chemistry, periphyton and benthic invertebrates of selected British Columbia streams. Can. MS Rep. Fish. Aquat. Sci. Series 1830. 203 pages. Nelson. D. W, L. E Sommers, 1996. Total Carbon, Organic Carbon and Organic
Matter in Method of soil analysis. Part 3. Chemical Method – SSSA Book series no.5.
Nguyen Tac An, 2002. Mekong Delta water quality and sustainable aquaculture development. Ifremer: Plouzane (France), p. 2; 2002; (Shrimp farming sustainability in the Mekong delta environmental and technical approaches: Proceedings of the workshop held in Travinh (Vietnam), 5- 8 March 2002, organized by the Nha Trang Institute of Oceanography).
Peterson et al, 1999. Implications of Structure and Function for Allergenicity. Internet Symposium on Food Allergens 1(3): 95-101.
Preedalumpabutt, Y, P. Perngmark, P. Songsangjinda, S. Suwanmanee and W. Chusuwan, 1989. Water quality dynamic intensive tiger shrimp ponds. Technical paper no.10/1989. National Institute of Aquaculture, Songkhla. Department of Fisheries. 20 pages.
Prepas, E.E. et al, 2001. Long-term effects of successive Ca(OH)2 and CaCO3 treatments on water quality of two eutrophic hardwater lakes. Freshwater Biology. Volume 46 Issue 8 Pages 1089.
Smith, D. M., M. A. Burford, S. J. TabrettIrvin and L. Ward, 2002. The effect of feeding frequency on water quality and growth of the black tiger shrimp (Penaeus monodon). Aquaculture; vol. 207, no. ½; ISSN: 0044-8486. pp. 125-136.
Sorokin YI, Sorokin PY, Ravagnan G, 1999. Analysis of lagoon ecosystems in the Po River Delta associated with intensive aquaculture. Estuarine, Coast and Shelf Sci 48: pp. 325-341.
Teichert-Coddington, D. R, D. Martinez and E. Ramirez, 2000. Partial nutrient buddgets for semi-intensive shrimp farms in Honduras. Aquaculture 190 (1- 2): pp. 139-154.
Thakur, D. P. and C. K. Lin, 2003. Water quality and nutrient budget in closed shrimp (Penaeus monodon) culture systems. Aquacultural Engineering, ISSN: 0144-8609, vol. 27, no. 3, pp. 159-176.
Tilley, D. R., H. Badrinarayanan, Rosati and J. H. Don, 2002. Contructed wetlands as reciculation filter in large-scale shrimp aquaculture. Aquacultural Engineering; vol. 27, no. 3; ISSN: 0144-8609, pp. 159-176.
Các trang web tham khảo
http://vietchinabusiness.vn/cong-nghip/thy-sn/15329-nam-2009-san-luong-khai- thac-va-nuoi-trong-thuy-san-tang.html.
http://www.baomoi.com/Info/San-luong-thuy-san-cua-Oxtraylia-tiep-tuc-giam- trong-nam-2009/45/3789799.epi.
http://www.chemsafety.environment-safety.com/An toàn trong nuôi tôm. http://www.cp.com.vn.
http://www.nghean.gov.vn/adnews/default.asp. http://www.tomboyaquafeed.com.
PHỤ LỤC 1
CHẤT HỮU CƠ VÀ CHẤT DINH DƯỠNG TRONG BÙN ĐÁY VÀ TRONG NƯỚC AO NUÔI
Bảng 1: Hàm lượng CHC trong bùn đáy sau thu hoạch
Kí hiệu Lần 1 Lần 2 %CHC TomBoy 1 2,41 2,41 2,41 TomBoy 2 3,23 3,10 3,16 TomBoy 3 3,10 2,96 3,03 LaOne 1 2,61 2,34 2,48 LaOne 2 2,61 2,55 2,58 LaOne 3 2,82 2,75 2,79 CP 1 3,30 3,10 3,20 CP 2 3,30 3,03 3,16 CP 3 3,51 3,30 3,40 Ghi chú:
TomBoy 1, 2, 3: ba lần lặp lại của nghiệm thức TomBoy LaOne 1, 2, 3: ba lần lặp lại của nghiệm thức LaOne CP 1, 2, 3: ba lần lặp lại của nghiệm thức CP
Lần 1, 2: hai lần phân tích lặp lại; %CHC: trung bình 2 lần phân tích