2.3.9 Phương tiện nghiên cứu
- Phiếu phỏng vấn,
- Ao nuôi tôm sú thâm canh,
- Chai nhựa 2 lít, chai thủy tinh (100 mL), - Thùng trữ lạnh,
- Gàu thu mẫu, lọ nhựa (500 mL), - Máy so màu,
- Giàn chưng cất đạm Kjeldahl, - Thiết bịđun COD,
- Các hoá chất sử dụng trong phân tích…
2.3.10Phương pháp thu và bảo quản mẫu bùn đáy
Mẫu bùn đáy ao được thu ở tầng mặt (0 – 20 cm), thu mẫu trước khi thả tôm và sau khi thu hoạch tôm. Mỗi ao thu 3 mẫu theo hình Zit-zắt và trộn lại thành 1 mẫu, thời
gian thu mẫu trong khoảng 15-17 giờ. Mẫu được chứa trong lọ nhựa và kí hiệu theo quy định và chuyển về phòng thí nghiệm. Mẫu được phơi đến khi khô ở điều kiện nhiệt độ phòng, sau đó nghiền và qua rây có mắt lưới 0,5 mm.
2.3.11Phương pháp thu và bảo quản mẫu nước
Mẫu nước được thu tại các ao nuôi lúc trước khi thả tôm và sau khi thu hoạch tôm, mỗi ao thu 3 mẫu và trộn lại thành 1 mẫu. Thời gian thu mẫu từ 15 - 17 giờ. Dụng cụ lấy mẫu (chai nhựa 2 lít) được rửa sạch và dán nhãn ghi đầy đủ các chi tiết vềđịa điểm, ngày giờ thu mẫu. Thu mẫu nước ở độ sâu khoảng 20 - 30 cm. Chai thu mẫu được tráng 2 lần bằng chính nước tại hiện trường, thu đầy chai sau đó đậy kín miệng chai và trữ lạnh ở 4oC. Mẫu bùn đáy và mẫu nước được bảo quản theo bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1: Dụng cụ chứa mẫu và điều kiện bảo quản mẫu
STT nghiên cThông số
ứu Lochại bình ứa KhThểố tích và i lượng Đbảiềo quu kiảện n Thquờải gian bn tối đa ảo 1 Ch(bùn ất hữu cơ
đáy ao) PE 1 kg Phđộ phòng ơi khô ở nhiệt - 2 Nit(Kjeldahl) ơ PE 2 lít Làm lgi ạnh 2 – 5 oC,
ữở nơi tối 24 giờ
3 P tổng PE 2 lít Làm lạnh 2 – 5 oC 24 giờ
4 COD PE 100 mL Làm lạnh 2 – 5 oC,
giữ nơi tối 24 giờ
2.3.12Phương pháp phân tích chỉ tiêu trong nước a. Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Chất hữu cơ trong nước được oxy hóa bằng KMnO4 trong môi trường kiềm (NaOH).
Nguyên lí
Được xác định dựa trên nguyên tắc hầu hết các dạng vật chất hữu cơ bị ôxy hoá bởi KMnO4 và NaOH khi đun sôi. Lượng thừa KMnO4 được chuẩn độ với Na2S2O3. Dựa vào lượng thừa KMnO4 để xác định lượng KMnO4 đã bị tiêu hao khi ôxy hoá vật chất hữu cơ (bằng cách tính đương lượng gram ôxy).
Quy trình
-Hút 30 mL mẫu cho vào ống nghiệm, cho tiếp 3 mL hỗn hợp hoá chất (KMnO4 + NaOH) vào ống nghiệm.
- Sử dụng thiết bị đun COD để đun các ống nghiệm trong khoảng thời gian 60 phút ở nhiệt độ 100 0C.
và 5 mL H2SO4 4M. Chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,05N, chất chỉ thị màu: 3 giọt hồ tinh bột 1%. Điểm kết thúc chuẩn độ dung dịch chuyển từ màu xanh (Blue-green) sang màu nâu đỏ.
- Mẫu trắng: được tiến hành song song và giống như mẫu thật chỉ thay 30 mL mẫu bằng 30 mL nước cất. - Công thức tính COD = (V1-V2)*0,05*8*1.000/V Trong đó: V: thể tích mẫu đem phân tích; V1: thể tích Na2S2O3 chuẩn mẫu Blank; V2: thể tích Na2S2O3 chuẩn mẫu thật; 8: đương lượng gam của Oxy;
1.000: tính trên 1 lít;
0,05: nồng độ của Na2S2O3.
b. Tổng đạm Kjeldahl (TKN)
Nguyên lí
Được xác định bằng phương pháp Kjeldahl dựa trên nguyên tắc các dạng đạm hữu cơ, Amoniac (NH3) bị ôxy hóa bởi axít H2SO4 đậm đặc với xúc tác K2SO4 và CuSO4 hoặc H2O2 trong điều kiện nhiệt độ cao (375 – 385oC) sẽ chuyển hóa hoàn toàn thành đạm Amonium (NH4+). Sau khi thêm vào dung dịch bazơ, Amoniac được hòa tan trong môi trường kiềm và bị hấp thu bởi axít boric hay axít sulfuric (Houba V.J.G et al., 1988; Jackson, M.L, 1958).
Quy trình
- Cho 50 hoặc 100 mL mẫu vào các ống công phá; thêm 2 - 3 viên sỏi vào mỗi ống.
- Thêm 10 mL H2SO4 đậm đặc, trộn đều, đợi đến khi mẫu nguội lại. Thêm 10 mL H2O2 đậm đặc, để mẫu qua đêm trước khi công phá.
- Sau khi công phá hoàn thành, để nguội, thêm 25 mL nước cất không đạm.
- Trung hòa dung dịch bằng NaOH 40% với chất chỉ thị para-nitro-phenol, sau đó chuẩn lại môi trường axít bằng dung dịch H2SO4 20%. Dung dịch sau cùng được thêm 1 giọt H2SO4 20% để giữ dung dịch có môi trường pH từ 5,0 - 7,0.
- Mẫu trắng: được tiến hành song song và giống như mẫu thật nhưng chỉ khác biệt là thay mẫu nước bằng nước cất.
c. Tổng lân (TP)
Nguyên lí
Xác định theo phương pháp Ascorbic axít, trên nguyên tắc Ammonium molybdate và potassium antinomyltartrate trong môi trường axít phản ứng với orthophosphate PO43-để tạo thành axít – heteropoly, axít - phosphomolybdic và axít này bị khử bởi ascorbic axít để tạo thành phức có màu xanh molybdenum (Houba V.J.G et al., 1988; Jackson M.L, 1958).
Quy trình
- Hút 15 mL mẫu gốc + 15 mL hỗn hợp hóa chất (4,5g NaOH + 20,274g K2S2O8) vào bình tam giác chịu nhiệt, autoclave ở 121 độ C, trong 30 phút
- Dùng H2SO4 với chất chỉ thị phenolphtalein để trung hòa.
- Hút 5 mL mẫu đã autoclave + 3 mL hỗn hợp hóa chất hiện màu (gồm Amoniummolybdat + KSb/ H2SO4 đậm đặc và axít ascorbic) trộn đều sau 15 phút đo ở bước sóng 880 nm.
- Để tính toán kết quả ta phải lập dãy đường chuẩn với nồng độ 0; 0,2; 0,4; 0,6; 0,8; 1; 1,5; 2… mg/L, từ đường chuẩn ta tính được nồng độ lân tổng của các mẫu cần tính.
2.3.13Phương pháp phân tích mẫu bùn a. Chất hữu cơ (CHC)
Nguyên lí
- Được xác định bằng phương pháp Walkley – Black dựa trên nguyên tắc ôxy hóa chất hữu cơ bằng K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4 đậm đặc (Nelson. D. W; Sommers. L. E, 1996).
2Cr2O72- + 3Co + 16 H+ 4Cr3+ + 3CO2 + 8H2O
- Lượng nhiệt phát ra do sự thêm H2SO4 vào nước làm xúc tiến sự ôxy hóa chất hữu cơ. Thời gian để phản ứng hoàn tất là 20 - 30 phút. Lượng K2Cr2O7 dư được xác định bằng cách chuẩn độ với FeSO4.
K2Cr2O7 + 7H2SO4 + 6FeSO4 Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O Quy trình
- Do đất bị nhiễm mặn nên trước khi phân tích thêm vào mẫu đất 0,1g Ag2SO4, khuấy đều khoảng 20 phút để làm kết tủa Cl-.
Ag2SO4 + 2Cl- 2AgCl + SO4-
- Cân chính xác 0,5g đất cho vào bình tam giác (cho kết tủa Cl-). Thêm vào bình 10 mL K2Cr2O7 1N. Thêm tiếp 20 mL H2SO4 đậm đặc lắc nhẹ cho đất và hóa chất trộn
lẫn với nhau. Để yên khoảng 30 phút sau đó cho vào 100 mL nước cất. Thêm 10 mL H3PO4 và 1 mL chất chỉ thị màu diphenylamine.
- Chuẩn độ bằng FeSO4 1N cho đến khi dung dịch từ màu tím mận chuyển sang màu xanh rêu thì dừng. Ghi thể tích chuẩn độ.
- Mẫu Blank: các bước đều làm giống như trên nhưng chỉ khác là không có đất. - Công thức tính
%C = [(Vbl-V)*N*0,003*1,33*100]/W
%CHC = %C*1,724; (Van Bemmelen factor: CHC chứa 58% C) Trong đó:
Vbl, V (mL): thể tích FeSO4 chuẩn độ mẫu Blank và mẫu thật; N = 0,5: nồng độđương lượng của FeSO4;
0,003 (g): li đương lượng gam của (C) Cacbon;
1,33 = 100/75 = hệ số f, phản ứng oxy hoá được giả định 75% chất hữu cơ trong đất;
W (g): trọng lượng của mẫu đất.
b. Tổng đạm Kjeldahl (TKN)
Thực hiện tương tự mẫu nước.
c. Tổng lân (TP)
Công phá mẫu bằng H2SO4 và HClO4 (Houba. V. J. G et al., 1988; Jackson. M. L, 1958)
Quy trình
- Cân chính xác 1g đất mịn khô không khí đã qua rây 0,2 mm cho vào bình công phá, cho vào vài giọt nước cất cho thấm đều, thêm 8mL H2SO4 đậm đặc lắc đều. Thêm 10 giọt HClO4 60% để ngâm mẫu một lúc.
- Đun nhẹ trên bếp điện khoảng 20 phút cho đến khi mẫu bắt đầu chuyển trắng, tiếp tục đun thêm 20 phút nữa.
- Mẫu phải trắng, dung dịch phải trong. Nếu chưa đạt yêu cầu, cần để nguội và thêm vài giọt HClO4 60% và tiếp tục công phá.
2.3.14Cách tính lượng COD, TKN và TP trong nước ao nuôi
Lượng COD hoặc lượng TKN hoặc TP trong nước được tính dựa trên công thức (Lê Hoàng Việt, 2000):
M (g) = C * V Trong đó:
C: nồng độ COD hoặc nồng độ của TKN hoặc của TP trong nước (g/m3), V: thể tích nước trong ao nuôi (m3).
C = (C1 - C0),
C1 là nồng độ sau khi thu hoạch, C0 là nồng độ trước khi thả tôm.
2.3.15Cách tính lượng CHC, TKN và TP trong bùn đáy ao nuôi
M (kg) = Q * K * W Trong đó:
Q: Hàm lượng CHC, hoặc TN, hoặc TP trong bùn đáy ao (%), K: Độ khô của bùn 26,2%,
W: Khối lượng bùn ướt (kg),
1 m3 bùn ướt có trọng lượng 1.100 kg, bùn ướt có độ ẩm 73,8% và độ khô 26,2% (Latt, 2002).
2.3.16Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để tính toán và vẽđồ thị.
Phần mềm SPSS được dùng để xử lý số liệu và tính các hệ số tương quan. Sử dụng
T-test ở mức ý nghĩa 5% để đánh giá sự khác biệt của CHC, COD, TN, TP trước khi thả tôm và sau khi thu hoạch. Dùng kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5% để đánh giá sự khác biệt của CHC, COD, TN, TP vào lúc sau khi thu hoạch tôm. Phân tích tương quan giữa lượng bùn đáy với lượng thức ăn và mật độ nuôi, lượng thức ăn với mật độ nuôi.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2 Thực trạng nuôi tôm sú thâm canh tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
3.2.1 Lịch thời vụ, thu hoạch và tiêu thụ
Thời vụ nuôi tôm sú thâm canh tại vùng nghiên cứu thuận lợi nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau (mùa khô), do thời điểm này ít mưa và thời tiết tương đối ổn định nên tôm sú phát triển tốt và thường đạt năng suất cao. Ngược lại mùa nghịch từ tháng 5 đến tháng 11 (mùa mưa), lúc này thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường dẫn đến môi trường nuôi thay đổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm và dịch bệnh dễ xảy ra, năng suất thường thấp hơn nhưng không đáng kể.
Chu kỳ nuôi tôm sú thâm canh được hai vụ trong năm (vụ khô và vụ mưa). Khi thả tôm nuôi từ 4 – 6 tháng thì tiến hành thu hoạch. Thời gian thu hoạch phụ thuộc vào mật độ tôm nuôi, giá cả thị trường và tình trạng phát triển của tôm, nhưng thời gian nuôi không kéo dài hơn 7 tháng. Khi thu hoạch dùng lưới điện kéo bắt toàn bộ tôm trong ao và bán cho thương lái hoặc có thể bảo quản lạnh và chuyên chở đến các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh để bán sơ chế và xuất khẩu.
3.2.2 Tổ chức sản xuất
Tùy theo điều kiện sẳn có của mỗi nông hộ về đất đai, tài chính, nhân lực, vật lực mà việc tổ chức sản xuất được bố trí khác nhau. Phần lớn diện tích ao nuôi dao động trong khoảng 1.000 – 5.000 m2, chiều dài không vượt quá 2 lần chiều rộng, độ sâu của ao nuôi khoảng 1,8 – 2,0 m. Mương cấp nước và thoát nước có vị trí cặp với ao nuôi để tiện cho việc cấp và thoát nước trong quá trình nuôi. Thời gian xuống giống thích hợp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau (vụ khô), vụ mưa xuống giống khoảng tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
Qua khảo sát 30 hộ nuôi tôm cho thấy mật độ tôm nuôi dao động khoảng 20 – 40 con/m2, với mật độ 20 con/m2 chỉđạt 7%, 25 con/m2đạt đến 36%, 30 con/m2 và 35 con/m2 cùng đạt 20% và 40 con/m2 đạt 17% trong tổng số hộ nuôi tôm (hình 3.1). Mật độ nuôi thay đổi theo mùa nhưng không đáng kể. Sự khác nhau về mật độ nuôi do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào giá cả thị trường và việc tính toán lợi nhuận, hiệu quả kinh tế của từng hộ. Khi nuôi tôm với mật độ 25 - 30 con/m2 thì thu hoạch tôm đạt kích cở từ 20 – 35 con/kg, ngược lại nuôi mật độ 40 con/m2 thì thu hoạch đạt kích cở từ 40 - 50 con/kg. Điều này phụ thuộc vào thị hiếu của thị trường về kích cở của tôm mà hộ nuôi bán được với giá thành cao nhất.
Mật độ nuôi 35 con 20% 30 con 20% 25 con 36% 20 con 7% 40 con 17% Hình 3.1: Mật độ tôm nuôi
Loại thức ăn tôm được sử dụng rất đa dạng và chiếm tỷ lệ khác nhau. Đặc biệt 2 loại thức ăn TomBoy và CP chiếm tỷ lệ cao nhất và đạt 27% trong tổng số loại thức ăn được sử dụng phổ biến tại vùng nghiên cứu, loại thức ăn LaOne chỉ đạt 20% còn thức ăn tôm Hi-Aqua và RoYal chiếm tỷ lệ thấp nhất là 13% trong tổng số (hình 3.2). Các hộ nuôi sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau là do sự tín nhiệm về chất lượng của sản phẩm, giá thành sản phẩm và sự ưu đãi của các công ty hay đại lý phân phối thức ăn cho hộ nuôi (đầu tư thức ăn, hóa chất… từ đầu vụ nuôi đến khi thu hoạch). Từ hình 3.2 cho thấy 3 loại thức ăn tôm được sử dụng phổ biến tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau là TomBoy, LaOne và CP.
Loại thức ăn sử dụng Hi-Aqua 13% TomBoy 26% CP 26% RoYal 13% LaOne 20% Hình 3.2: Loại thức ăn sử dụng
Qua phỏng vấn cho thấy, các hộ nuôi tôm chưa quan tâm đến ảnh hưởng của kỹ thuật nuôi đến môi trường, đặc biệt là bùn thải và nước thải. Sự tích tụ dinh dưỡng trong bùn thải và nước thải của từng kỹ thuật nuôi có thể khác nhau, điều này dẫn đến khả năng thải chất dinh dưỡng ra môi trường của mỗi kỹ thuật nuôi cũng khác
nhau. Đây là vấn đề cần được quan tâm, bởi mỗi hộ nuôi chỉ thực hiện theo kinh nghiệm và quy trình nuôi quen thuộc mà ít chú trọng đến việc bảo vệ môi trường đất, nước. Do vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài; biện pháp kỹ thuật nuôi hạn chế lượng bùn thải và lượng dinh dưỡng tích tụ trong bùn được quan tâm nhằm hướng nghề nuôi tôm sú thâm canh được ổn định.
Tóm lại: Kết quả điều tra cho thấy mật độ nuôi tôm trong vùng nghiên cứu dao động rất khác nhau và loại thức ăn tôm được sử dụng cũng rất đa dạng. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu đề tài thì chọn mật độ nuôi và loại thức ăn sử dụng có tính phổ biến hay đạt tỷ lệ phần trăm cao nhất, đó là ở mật độ nuôi 25 và 35 con/m2 và loại thức ăn là TomBoy, LaOne, CP.
3.2.3 Năng suất bình quân và thu nhập
Kết quả phỏng vấn 30 hộ nuôi tôm sú thâm canh tại vùng nghiên cứu cho thấy năng suất dao động trong khoảng 4,5 – 8,5 tấn/ha/vụ (bảng 3.1). Năng suất biến động theo mật độ nuôi, ở mật độ nuôi 25 con/m2 của ba loại thức ăn TomBoy, LaOne và CP thì thức ăn LaOne có năng suất cao nhất là 6,6 tấn/ha/vụ, kếđến là thức ăn CP 6,5 tấn/ha/vụ và thấp nhất là thức ăn TomBoy 5,9 tấn/ha/vụ. Khi nuôi ở mật độ 35 con/m2 thì thức ăn LaOne và CP cùng đạt năng suất cao nhất là 7,8 tấn/ha/vụ, năng suất ở mức thấp nhất là thức ăn TomBoy là 6,9 tấn/ha/vụ trong 3 loại thức ăn được nêu trên.
Bảng 3.1: Năng suất bình quân (tấn/ha/vụ)
Năng suất bình quân (tấn/ha/vụ) Loại thức ăn
20 con/m2 25 con/m2 30 con/m2 35 con/m2 40 con/m2
TomBoy - 5,9 ± 0,21 6,6 ± 0,2 6,9 7,7
LaOne - 6,6 6,9 ± 0,5 7,8 8,5
CP - 6,5 ± 0,25 - 7,8 ± 0,7 8,5 ± 0,4
Hi-Aqua 5,8 6,7 7,0 - 8,1
RoYal 4,5 5,6 6,4 7,1 -
Thu nhập bình quân theo mật độ nuôi của các loại thức ăn dao động trong khoảng