CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
3.2. Thiết kế nghiêncứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp: định tính và định lượng.
Nghiên cứu định tính
Dựa trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước có liên quan, tác giả đã xác định được 7 thành phần cần thiết đối với sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên
Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Mơ hình nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Thảo luận kết quả Phân tích hồi quy Đề xuất và kiến nghị Phân tích nhân tố Cronbach alpha Điều tra chính thức Chọn thang đo Thang đo hồn chỉnh Loại các biến có hệ số tương quan với nhân tố thấp Kiểm định độ tin cậy thăng đo
- Kiểm định mơ hình
cơng ty cổ phần truyền thơng Việt Nam, đó là: 1. Bản chất cơng việc; 2. Lãnh đạo; 3. Tiền lương; 4. Phúc lợi; 5. Cơ hội đào tạo, thăng tiến ; 6. Đồng nghiệp; 7. Môi trường làm việc. Bảy thành phần này được đo lường bằng 36 biến quan sát. Còn yếu tố sự thỏa mãn chung được đo lường bằng 5 biến quan sát.
Tuy nhiên, sau khi tiến hành thảo luận nhóm về dàn bài nghiên cứu sơ bộ với 7 thành viên là anh chị đồng nghiệp trong cơng ty thì tác giả đã loại bỏ 1 biến quan sát của thành phần quan hệ với đồng nghiệp đó là “nhân viên cơng ty có tác phong làm việc khẩn trương, đúng giờ” ( do 6/7 ý kiến cho rằng biến này không phản ánh được sự thỏa mãn về mối quan hệ với đồng nghiệp) và 1 biến quan sát của thành phần sự thỏa mãn chung đó là “Xem cơng ty như là mái nhà thứ hai của mình” ( do tất cả ý kiến đều cho rằng điều này có ý nghĩa mơ hồ và khơng cần thiết để đánh giá sự thỏa mãn trong công việc ) ( Phụ lục G)
Qua nghiên cứu định tính tác giả đã xác định được 35 biến quan sát làm cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi. Từ sự góp ý của giảng viên hướng dẫn, tác giả đã chỉnh sửa lại cách viết các câu hỏi cho ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu với người đọc. Các thơng tin cá nhân như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, thâm niên làm việc và địa điểm công tác cũng được thiết kế trong bảng câu hỏi theo thang đo đanh xưng để đo lường sự khác biệt khi đánh giá mức độ cần thiết của các yếu tố.
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phương pháp thu thập số liệu là sử dụng bảng câu hỏi điều tra – Hơn 60 bảng câu hỏi được gởi qua mail và 200 bảng được gởi trực tiếp cho những nhân viên văn phịng đang cơng tác ở cơng ty cổ phần Truyền Thông Việt Nam, làm việc tương ứng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thuộc các trình độ học vấn, tuổi tác, giới tính và cấp bậc khác nhau. Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 199, bao gồm 182 bảng trả lời trực tiếp và 17 bảng trả lời qua mail. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với phần mềm SPSS. Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các bước sau:
- Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị các thang đó. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha, qua đó các biến khơng phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu từ 0.7 trở lên. Ngoài ra, mối quan hệ tương quan biến tổng cũng được xem xét, chỉ những biến có hệ số lơn hơn 0,3 mới giữ lại. Sau đó phân tích EFA được sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo.
- Tiếp theo phân tích nhân tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Theo Hair et al. (1998, được trích bởi Garson, n.d) thì hệ số tải nhân tố tải nhân tố trên 0,6 được xem là cao và dưới 0,4 là thấp. Đối với nghiên cứu này những biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố (Factor Loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp trích “Principal Axis Factoring” được sử dụng kèm với phép quay “Varimax”. Điểm dừng trích khi các yếu tố có “Initial Eigenvalues” > 1.
- Hồi quy bội và kiểm định với mức ý nghĩa 5%. - Kiểm định mơ hình lý thuyết