Chuyển hóa khảo nghiệm hậu thế thành vườn giống

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường năng lực về công nghệ hạt giống cây rừng phục vụ các hoạt động nghiên cứu và phát triển và bảo tồn ex-situ - MS8: CHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN GIỐNG CHO CÁC LOÀI BẠCH ĐÀN Ở VIỆT NAM " doc (Trang 32 - 43)

5 Chiến lược chọn giống

6.2.4Chuyển hóa khảo nghiệm hậu thế thành vườn giống

Lần tỉa thưa thứ hai trong năm 2007/2008 sẽ chuyển hóa khảo nghiệm hậu thế thành vườn giống cung cấp hạt.

Chọn lọc sắp xếp 105 gia đình theo chỉ số chọn lọc và chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm 21 gia đình, tiến hành tỉa thưa rất mạnh ở nhóm có sinh trưởng kém và tỉa thưa ít ở nhóm sinh trưởng tốt (Bảng 8).

Bảng 8. Số lượng cây để lại/gia đình trong vườn giống bạch đàn pellita khi chuyển hóa khảo nghiệm hậu thế thành vườn giống và số lượng cây/gia đình được chọn lọc để xây dựng quần thể chọn giống thế hệ 2 (GEN 2)

Xếp hạng Gia đình Số lượng cây để lại/gia đình/khảo nghiệm

SSO GEN 2

Trung bình Dao động Cây chọn lọc 1 21 gia đình tốt nhất 7 6 - 9 3

2 21 gia đình nhóm 2 5 4 - 7 2 3 21 gia đình nhóm 3 3 2 - 5 2

4 21 gia đình nhóm 4 1.5 1 - 3 1 - 2

5 21 gia đình kém nhất 0.5 0 - 2 0 - 1

Vấn đề cỏ dại cũng là vấn đề lớn trong vườn giống đã chuyển hóa ở miền Nam và miền Trung Việt nam. Cỏ dại sẽ cạnh tranh với cây và ảnh hưởng rất lớn đến sự ra hoa của cây nếu như không được quản lý chặt chẽ. Vì vậy, cần phải dành một khoản kinh phí để diệt cỏ khi xây dựng và chuyển hóa vườn giống.

6.3 Bch đàn Eucalyptus tereticornis

Cũng giống như E. pellita, chương trình cải thiện giống cho Bạch đàn E. tereticornis không được quản lý tốt như Bạch đàn E. urophylla. Kế hoạch ngắn hạn cho Bạch đàn E. tereticornis đã xây dựng các vườn giống thế hệ một tại Việt Nam nhằm dự phòng cho các yêu cầu trong tương lai và các nước khác. Cùng thời gian này, các cây cá thể và các gia đình ưu việt được chọn lọc phục vụ khảo nghiệm dòng vô tính và cung cấp nguồn hạt phấn cho lai giống với Bạch đàn E. urophylla và có thể với các loài khác. Mô tả sơ bộ các hoạt động cải thiện giống trong thế hệ một, cùng với thời gian biểu cho từng giai đoạn được trình bày tại Hộp 3.

6.3.1 Quần thể chọn giống chính và vườn giống

Quần thể chọn giống thế hệ một của Bạch đàn E. tereticornis đã được xây dựng như các khảo nghiệm hậu thế trong năm 2001 tại Hàm Thuận Nam – Bình Thuận (144 gia đình), Cam Lộ - Quảng Trị (105 gia đình) và Phú Yên (140 gia đình) (Bảng 4). Các khảo nghiệm này được trồng theo thiết kế hàng-cột latin ngầu nhiên, với 4 cây/ô, cụ thể như sau:

8 lần lặp lại, khoảng cách trồng 3m x 2m tại Cam Lộ (Quảng Trị) 8 lần lặp lại, khoảng cách trồng 4m x 1.5m tại Hàm Thuận Nam; và 6 lần lặp lại, khoảng cách trồng 4m x 1.5m tại Phú Yên.

Cây trồng tại các khảo nghiệm ở Cam Lộ và Phú Yên có sinh trưởng chậm và gần như không mong chờ cho các hoạt động cải thiện giống tại các khảo nghiệm này. Khảo nghiệm tại Hàm Thuận Nam đang phát triển tốt. Do đó, tất cả các hoạt động cải thiện giống cho Bạch đàn E.tereticornis sẽđược thực hiện tại đây. Tuy nhiên, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng vẫn có thể tiến hành những chọn lọc để phục vụ ghép, giâm hom hoặc thu hái hạt phấn/hạt giống tại hai khảo nghiệm còn lại. Hai khảo nghiệm này không phải hoàn toàn là những nguồn giống tốt cũng như việc chọn lọc các xuất xứ và gia đình ưu việt và tìm hiểu thong tin về tương tác kiểu gen và hoàn cảnh.

Tỉa thưa lần thứ nhất đã được thực hiện tại khảo nghiệm ở Hàm Thuận Nam vào năm 2006. Hai cây ở trong ô đã được tỉa thưa để giữ lại 2 cây đẹp nhất. Tất cả 144 gia đình đều được duy trì sau lần tỉa thưa thứ nhất.

6.3.2 Quần thểưu trội và ngân hàng dòng vô tính/vườn giống vô tính (không bắt buộc)

Bởi đây là nhiệm vụ không bắt buộc và khi các nguồn gen cho phép, ngân hàng dòng vô tính có thể được xây dựng bằng 30 cây ghép tốt nhất của 15 gia đình tốt nhất được lựa chọn dựa trên chỉ số chọn lọc tổng hợp nhiều tính trạng. Tuy nhiên, việc dẫn dòng cho các khảo nghiệm dòng vô tính từ các trồi gốc nên được xem xét.

Hộp 3. Tổng hợp thứ tự theo thời gian của các hoạt động cải thiện giống cho Bạch đàn E. tereticornis

2001 Xây dng 3 kho nghim hu thế

Mục tiêu Quần thể chọn giống trong chu trình đầu tiên để co được các thong tin về di truyền và lựa chọn chính xác các cá thể ưu việt cho ngân hàng dòng vô tính và các hoạt động cải thiện giống tiến bộ khác. Chuyển đổi thành các vườn giống sau tỉa thưa chọn lọc.

Địa điểm Ba khảo nghiệm đã được xây dựng tại Cam Lộ, Phú Yên và Hàm Thuận Nam.

Vật liệu 105-144 các gia đình thu phấn tự do từ các xuất xứ tự nhiên tại Quensland và Papua New Guinea.

Thiết kế Thiết kế ngẫu nhiên Hàng-cột Latin, 6-8 lần lặp lại, 4 cây/ô trong mỗi lần lặp, khoảng cách trồng 3m x 2m tại Cam Lộ và 4m x 1,5m tại Phú Yên và Hàm Thuận Nam.

2006 Ta thưa ln th nht (ch thc hin ti kho nghim ti Hàm Thun Nam)

Tuổi 5 tuổi

Chọn lọc Chọn lọc trong gia đình đã được tiến hành, 2 cây to và thẳng nhất được giữ lại trong mỗi ô và 2 cây khác bị chặt đi. Những cây bị loại bỏ được lựa chọn bằng mắt thường, khôn sử

dụng các kết quả từ phân tích thống kê, nhưng tỉa thưa này phải được thực hiện sau khi đã

đo đếm các chỉ tiêu chiều cao và đường kính cho toàn khảo nghiệm.

Mục tiêu Giảm mật độ nhằm duy trì sức sinh trưởng mạnh mẽ của các cá thểđược giữ lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2007 Đánh giá chính tiếp theo cho tt c các kho nghim hu thế

Tuổi Khoảng 6 tuổi

Mục tiêu Đánh giá này nhằm so sánh các gia đình và cung cấp các số liệu sinh trưởng để chọn lọc các bố mẹ cho chu trình chọn giống thứ hai.

2007 Chn lc các cá th ưu vit cho vic ghép dn dòng phc v ngân hàng dòng vô tính

(không bt buc).

Tuổi 6 tuổi

Chọn lọc Xác nhận 30 cá thể tốt nhất của 15 gia đình bằng phương pháp chỉ số chọn lọc tổng hợp nhiều tính trạng

Mục tiêu Các cá thểđược chọn lọc sẽ được sử dụng để xây dựng “quần thể ưu trội” như mô tả tại phần 5.3.2.

2008 Ta thưa ln 2/ chuyn đổi thành vườn ging

Tuổi 7 tuổi

Chọn lọc Cá thể to và thẳng nhất sẽđược giữ lại trong mỗi ô. Khoảng 10% các gia đình xấu nhất sẽ bị

loại bỏ.

Mục tiêu Giảm mật độ nhằm duy trì sức sinh trưởng mạnh mẽ của các cá thểđược giữ lại và kích thích ra hoa sớm.

2008 Chn lc thế h hai

Tuổi 7 tuổi

Trong gia đình Chọn 3 cây tốt nhất trong mỗi nhóm 24 gia đình tốt nhất (17% tốt nhất của các gia đình), Chọn 2 cây tốt nhất trong mỗi nhóm gia đình được xếp hạng trung bình

Chọn 1 cây hoặc không chọn cây nào trong nhóm 24 gia đình xấu nhất.

Giữa Chỉ những gia đình xấu nhất (khoảng 10%) là bị loại bỏ, nhằm duy trì cơ sở di truyền rộng các gia đình Cho thế hệ hai.

Mục tiêu Các cây được chọn lọc chiếm khoảng 80% quần thể chọn giống chính của thế hệ hai.

6.3.2.1 Vườn ging vô tính

Ngân hàng dòng vô tính có thể được thiết kế để có thể sử dụng cho lai giống nhân tạo và như là một vườn giống vô tính. Do vậy, khuyến cáo nên trồng 30 cá thể được chọn lọc trong 15 khối với mõi cây một ô. Khoảng cách trồng hẹp (2m x 1.5-2m) nên được áp dụng (diện tích lô đất vào khoảng 1350 m2đến 1800 m2). Các dòng nên được sắp xếp trong các khối và các khối giao chéo, nhằm đảm bảo sự pha chộn ngẫu nhiên giữa các dòng là cao nhất. Ngân hàng dòng vô tính nên được cách ly ít nhất là 200m tới các lâm phần Bạch đàn khác có khả năng lai giống với Bạch đàn E. tereticornis. Các loài Bạch đàn này bao gồm tất cả các loài bạch đàn chính tại Việt nam.

Ngân hàng dòng vô tính nên được quản lý chuyên sâu từ khi bắt đầu xây dựng nhằm tăng khả năng ra hoa sớm. Paclobutrazol nên được áp dụng để kích thích ra hoa sớm, ra hoa nhiều hơn và quá trình tạo quả. Paclobutrazol sẽ làm chậm lại quá trình sinh trưởng của cây, vì vậy không cần thiết phải tỉa cành tạo tán để khống chế chiều cao cây.

6.3.2.2 Kho nghim dòng vô tính

Các khảo nghiệm dòng vô tính cho 30 dòng được chọn lọc có thể được xây dựng đểđánh giá khả năng sinh trưởng và chất lượng của các dòng có phù hợp với quá trình thương mại hóa không. Số lượng hom phải chuẩn bị nhanh nhất để trồng các khảo nghiệm trên một loạt các lập địa (4-5 lập địa) nhằm chọn lọc các dòng tốt nhất. Có những minh chứng khảđịnh rằng các dòng được chọn từ

các cá thểưu việt tại các khảo nghiệm hậu thế không thể hiện sinh trưởng tốt như mong muốn. Do đó, không nên quá tin tưởng vào sự thể hiện của các cây ưu việt đã được chọn và rất cần phải xây dựng các khảo nghiệm dòng vô tính nhằm chọn lọc ra các dòng tốt cho trồng rừng.

Các thiết kế phù hợp có thể là thiết kế khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 4-5 lần lặp lại, 2-3 cây/ô và khoảng cách trồng là 2m x 3m. Các khảo nghiệm dòng vô tính cần được đánh giá về sinh trưởng, đô thẳng thân, chất lượng cành và sức khỏe sau 2 tuổi.

6.3.3 Chn lc các cá th d tuyn cho thế h hai

Chọn lọc các cá thểđể cung cấp hạt giống cho thế hệ hai và để giữ lại trong các vườn giống sau khi chuyển đổi từ khảo nghiệm hậu thế nên được tiến hành đồng thời. Chọn lọc cho cả hai mục tiêu được dựa trên kết quả phân tích thống kê các số liệu sinh trưởng hiện có.

Thời gian tại tuổi 7 (năm 2008).

Phương pháp trong mỗi khảo nghiệm sắp xếp thứ tự 144 gia đình dựa trên chỉ số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chọn lọc tổng hợp

Chọn lọc Thứ tự sắp xếp ở trên được sử dụng để chọn lọc cây mẹ cho thu hái hạt

giống như sau (Bảng 9):

3 cá thể tốt nhất trong mỗi nhóm 24 gia đình tốt nhất 2 cá thể tốt nhất mỗi nhóm gia đình trung bình 0-1 cá thể trong mỗi nhóm 24 gia đình kém nhất

Duy trì số lượng lớn các gia đình từ một loạt các xuất xứ sẽ đảm bảo sự giao phấn chéo rộng rãi giữa các xuất xứ từđó tạo ra các tổ hợp lai tốt nhưđã có trong các loài Bạch đàn khác.

Trong thời kỳ ra hoa các khảo nghiệm nên thường xuyên được theo dõi để tìm hiểu vật hậu học cho từng gia đình. Tỉ lệ thu phấn chéo sẽđược tối ưu hóa và do đó sẽ cung cấp hạt giống có chất lượng cho các quần thể chọn giống tiếp theo. Các gia đình có thời kỳ ra hoa sớm và muộn thời kỳ hoa nở rộ của cả vườn giống cần được đánh dấu. Tỉ lệ thu phấn chéo có thể bị giảm đi do các gia đình này. Mục tiêu là cần thu hái được từ 100-120 cá thế nhằm tạo lập ra 80% quần thể chọn giống chính cho thế hệ tiếp theo. Trong thực tế, cần thiết phải chọn khoảng 200 cá thể dự tuyển đểđảm bảo thu hái đủ số cá thể cho việc xây dựng các khảo nghiệm hậu thế thế hệ hai. Một số cá thểđược chọn bằng chương trình máy tính có thể có một số khuyết tật như chỉa cành sớm, than cong và/hoặc ít hạt sẽ bị loại bỏ ra khỏi các cá thểđược lựa chọn.

6.2.4 Chuyển đổi các khảo nghiệm thành vườn

Tỉa thưa lần hai được dự định vào năm 2008 sẽ chuyển đổi các khảo nghiệm hậu thể thành các vườn giống sản xuất hạt giống.

Chọn lọc Chia 144 gia đình trên cơ sở sắp xếp thứ tự của các chỉ số chọn lọc của chúng thành 6 nhóm bằng nhau, mỗi nhóm có 24 gia đình, chọn lọc kỹ lưỡng trong các gia đình xấu và chọn lọc ít hơn trong các gia đình tốt (Bảng 9)

Chọn lọc kỹ lưỡng giữa các gia đình trong nhóm cho thứ tự thấp và ít hơn với các nhóm gia đình có thứ tự cao. Tỉa thưa giữa các gia đình này sẽ loại bỏ khoảng 2/3 số lượng gia đình. Tỉa thưa giữa các gia đình với cường độ cao như vây có thể tạo ra vườn giống nhưng độ chính xác của chọn lọc cũng bị giảm đi bởi giao phấn cận huyệt ở mức độ cao.

Bảng 9. Số lương cá thểđược giữ lại ở mỗi gia đình trong khảo nghiệm hậu thế Bạch đàn E.

tereticornis khi chuyển đổi thành vườn giống và số lượng các cá thể dự tuyển ở mỗi gia đình

được chọn lọc để cung cấp hạt giống cho quần thể chọn giống chính của thế hệ hai (GEN 2)

Thứ tự gia đình Số cá thểđược giữ lại/gia đình/khảo nghiệm SSO GEN 2 TB Dao động Cá thể dự tuyển 1 24 gia đình tốt nhất 7 6-8 3 2 24 gia đình tốt thứ 2 5 4-6 2 3 24 gia đình tốt thứ 3 4 2-5 2 4 24 gia đình tốt thứ 4 1.5 1-3 2 5 24 gia đình tốt thứ 5 0.8 0-2 1-2 5 24 gia đình xấu nhất 0.5 0-2 0-1 6.4 Bch đàn Eucalyptus grandis

Giống nhưđối với các loài Bạch đàn khác, chương trình cải thiện giống cây rừng cho Bạch đàn E. grandis không được quản lý tốt nhưđối với Bạch đàn E. urophylla. Kế hoạch ngắn hạn cho Bạch đàn E. grandis đang xây dựng được các vườn giống thế hệ một nhằm phục vụ các nhu cầu hạt giống trong tương lai của Việt Nam và các nước khác. Cùng thời gian đó, các cá thể và các gia đình ưu việt sẽ được chọn lọc cho các khảo nghiệm dòng vô tính và cung cấp hạt phấn cho lai giống với Bạch đàn E. urophylla và có thể là các loài Bạch đàn khác.

Mô tả sơ bộ các hoạt động cải thiện giống ở thế hệ một, cùng với khung thời gian cho mỗi giai đoạn được trình bày tại Hộp 4.

6.4.1 Quần thể chọn giống chính và vườn giống

Quần thể chọn giống thế hệ một của Bạch đàn E. grandisđã được xây dựng như các khảo nghiệm hậu thế vào năm 2002 tại Lang Hanh, Lâm Đồng. Khảo nghiệm gồm 80 gia đình từ các xuất xứ tự nhiên chọ lọc tại Queensland và Victoria, Australia (Bảng 5). Khảo nghiệm được thiết kế theo hàng-cột la tinh hoàn toàn ngẫu nhiên, 6 lần lặp lại, 4 cây trồng thành 1 hàng/ô, khoảng cách trồng 4m x 1.5m (1666 cây/ha)

Tới nay chưa tiến hành tỉa thưa lần nào. Do vậy rất càn thiết phải tiến hành tỉa thưa càng sớm càng tốt cho khảo nghiệm này. Sự trì hoãn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của tán cây và tiếp theo là khả năng sản xuất hạt giống.

6.4.2 Quần thểưu trội và ngân hàng dòng vô tính/vườn giống vô tính (không bắt buộc)

Nếu nguồn giống cho phép, ngân hàng dòng vô tính có thểđược xây dựng bằng 30 cây ghép của 15 gia đình tốt nhất được đánh giá dựa trên chỉ số chọn lọc tổng hợp các tính trạng.

Hộp 4. Tổng hợp thứ tự theo thời gian của các hoạt động cải thiện giống cho Bạch đàn E. grandis

2002 Xây dng 1 kho nghim hu thế

Mục tiêu Quần thể chọn giống trong chu trình đầu tiên để co được các thong tin về di truyền và lựa chọn chính xác các cá thểưu việt cho ngân hàng dòng vô tính và các hoạt động cải thiện giống tiến bộ

khác. Chuyển đổi thành các vườn giống sau tỉa thưa chọn lọc.

Địa điểm Lang Hanh, Lâm Đồng

Vật liệu 80 gia đình thụ phấn tự do từ các xuất xứ tự nhiên tại Australia.

Thiết kế Thiết kế ngẫu nhiên Hàng-cột Latin, 6 lần lặp lại, 4 cây/ô trong mỗi lần lặp, khoảng cách trồng 4m x 1.5m (1666 cây/ha)

2007 Đánh giá chính tiếp theo

Age 5 tuổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Purpose Đánh giá này nhằm so sánh các gia đình và cung cấp các số liệu sinh trưởng để chọn lọc các bố

mẹ cho chu trình chọn giống thứ hai. Kết quả sắp xếp các chỉ số chọn lọc được sử dụng để chọn lọc các cá thểưu việt nhất của khảo nghiệm.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường năng lực về công nghệ hạt giống cây rừng phục vụ các hoạt động nghiên cứu và phát triển và bảo tồn ex-situ - MS8: CHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN GIỐNG CHO CÁC LOÀI BẠCH ĐÀN Ở VIỆT NAM " doc (Trang 32 - 43)