2)
4.1.2 Hạn chế và nguyên nhân
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty bên cạnh những ưu điểm này thì cũng còn tồn tại một số hạn chế sau:
Mặc dù có sự phân công công việc rõ ràng nhưng một nhân viên kế toán lại kiêm nhiều phần hành khác nhau, dẫn đến có những công việc chưa hoàn thành và cuối kỳ gây tồn đọng, mặc khác có thể dẫn đến sai sót gian lận và như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến tính độc lập khi hạch toán các nghiệp vụ phát sinh và nghiêm trọng hơn là làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác kế toán. Công ty chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ do đó ban lãnh đạo công ty không thể kiểm soát được công tác kế toán của mình, không thể kiểm tra rà soát hết tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hệ thống báo cáo kế toán của công ty chủ yếu là báo cáo tài chính định kỳ hàng năm khi kết thúc năm tài chính. Các báo cáo quản trị chưa được thực hiện hàng tháng nên tính năng động của thông tin kế toán còn hạn chế và chưa thực sự hiệu quả.
Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, mặc dù công ty có phân biệt giữa nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ nhưng khi tính toán và tập hợp chi phí sản xuất thì lại không có sự phân biệt giữa nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Như vậy sẽ gây trở ngại cho việc kiểm tra trị giá nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất sản phẩm dễ gây gian lận và sai sót trong trị giá nguyên vật liệu.
Về chi phí nhân công trực tiếp thời gian thanh toán tiền lương cho công nhân viên là chưa hợp lý, cụ thể việc thanh toán tiền lương cho công nhân viên là một lần ngày thứ 10 của kỳ kế toán sau. Như vậy có thể chưa đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên. Nguyên nhân có thể là do công việc của kế toán quá nhiều nên không hoàn thành sớm được việc thanh toán tiền lương cho công nhân.
Về chi phí sản xuất chung, chi phí công cụ dụng cụ cho sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau trị giá cũng khác nhau, có những công cụ dụng cụ trị giá nhỏ và những công cụ dụng cụ trị giá lớn. Ở công ty, giá trị công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất đều được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ trong khi có những công cụ dụng cụ dùng cho nhiều kỳ. Do đó các trường hợp giá trị công cụ dụng cụ lớn mà phân bổ một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm trong kỳ. Trong trường hợp này giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng chi phí thực tế phát sinh mặc dù tỷ trọng chi phí này trong giá thành sản phẩm không lớn.
Về việc trích khấu hao tài sản cố định, công ty trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, phương pháp này tuy đơn giản song sẽ không phản ánh đúng chi phí khấu hao theo thời gian sử dụng. Nhất là những tài sản cố định trực tiếp dùng trong sản xuất sản phẩm thì giá trị còn lại trên thực tế giảm dần qua các năm. Việc tính toán thế này sẽ làm cho chi phí sản xuất chung tăng lên làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng. Trường hợp này giá thành sản phẩm cũng không phản ánh đúng với trị giá thực tế phát sinh.
Về kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty tương đối phức tạp trải qua nhiều công đoạn cho nên việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang công ty gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà công ty không tiến hành kiểm kê để xác định số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ mà chỉ tính toán trị giá sản phẩm dở dang chung cho toàn công ty chứ không phân biệt rõ ràng từng chi phí dở dang của từng sản phẩm nào hết. Như vậy dễ gây ra sai sót và gian lận trong việc tính trị giá sản phẩm dở dang. Trong thực tế
trị giá sản phẩm dở dang luôn thấp hơn so với trị giá sản phẩm dở dang được tính toán trên lý thuyết.
Về phương pháp tính giá thành, công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Tuy nhiên trị giá sản phẩm dở dang thì tính chung cho tất cả các sản phẩm. Nên tổng giá thành của tất cả các sản phẩm thì được tính đầy đủ và chính xác, nhưng giá thành riêng của từng sản phẩm lại có thể phát sinh sai sót do không xác định chính xác trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
4.2 Những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty em nhận thấy được về cơ bản công tác kế toán công ty đã đảm bảo yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp, áp dụng đúng theo các quy định hiện hành. Tuy nhiên, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty còn bộc lộ một số hạn chế cần phải khắc phục điều này giúp cho công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng được hoàn thiện hơn, góp phần thúc đẩy công ty ngày càng phát triển.
Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, dưới góc độ một sinh viên thực tập em xin trình bày một số giải pháp của mình kết hợp giữa tình hình thực tế công ty và những kiến thức mà em được học ở trường.
- Về bộ máy kế toán
Để đảm bảo tính chính xác, kịp thời của thông tin kế toán nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý của công ty thì công ty nên tuyển thêm một hoặc hai nhân viên kế toán có đủ năng lực và trình độ để giảm bớt áp lực công việc cho kế toán viên và kế toán trưởng.
Ban giám đốc công ty nên lập ra bộ phận kiểm toán nội bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát công tác kế toán. Tránh trường hợp gian lận hoặc sai sót có thể xảy ra.
- Về hệ thống báo cáo kế toán
Nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu của nhà quản lý công ty thì kế toán có thể lập ra các báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin kịp thời và nhanh chóng khi có yêu cầu. Các báo đó có thể là báo cáo vốn bằng tiền, báo cáo về chi phí và giá thành sản xuất,…
- Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá thành, vì vậy mà kế toán cần kiểm soát quản lý chặt chẽ từ khâu mua nguyên vật liệu nhập kho đến việc xuất kho sử dụng nhằm để không xảy ra hao hụt mất mát trong quá trình sản xuất. Thủ kho phải theo dõi thường xuyên và liên tục tình hình nhập xuất nguyên vật liệu để cung cấp thông tin chính xác cho kế toán về tồn kho cuối kỳ của nguyên vật liệu tránh tình trạng gián đoạn trong sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu.
Công ty nên phân biệt giữa chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ như vậy sẽ dễ dàng cho kế toán kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ dễ dàng phát hiện ra các sai sót và gian lận.
- Về chi phí nhân công trực tiếp
Công ty nên thanh toán tiền lương sớm hơn cho công nhân viên. Thứ nhất kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán tiền lương sẽ tính tiền lương phải trả cho công nhân viên sớm hơn và thực hiện việc thanh toán tiền lương vào khoảng ngày thứ 5 của kỳ kế toán sau. Như vậy sẽ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và khuyến khích tinh thần làm việc của mọi công nhân viên.
Công ty nên tiến hành đào tạo cho những công nhân mới vào làm họ chưa biết rõ về quá trình sản xuất nên dễ gây hư hao làm tăng chi phí sản xuất. Công ty
nên thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động an toàn trong lao động là nhiệm vụ hàng đầu. Để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho người lao động an tâm làm việc. Ngoài ra công ty nên đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất thay thế sức lao động của công nhân ở một số khâu.
- Về chi phí sản xuất chung
Thứ nhất, cần hoàn thiện việc phân bổ chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng sản xuất. Những công cụ dụng cụ nào có giá trị lớn và sử dụng nhiều kỳ thì nên phân bổ nhiều kỳ. Không nên phân bổ hết 1 lần vào chi phí sản xuất trong kỳ như vậy giá thành sản phẩm sẽ không phản ánh đúng giá trị thực tế của sản phẩm đó.
Chẳng hạn như trong tháng 1 năm 2011, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất sản phẩm là 3.224.000 đ bao gồm kéo, cọ quét, lưỡi dao,… nhưng công ty lại phân bổ hết 1 lần vào chi phí sản xuất chung trong kỳ. Mặc dù những công cụ dụng cụ này, theo thực tế lại được sử dụng ở kỳ kế toán tiếp theo. Như vậy thì chi phí sản xuất trong kỳ này không đúng với thực tế, làm cho giá thành sản phẩm trong kỳ sẽ tăng. Muốn giá thành sản phẩm hạ xuống và phản ánh đúng thực tế thì công ty nên phân bổ chi phí công cụ dụng cụ này thành 2 kỳ.
Như vậy, căn cứ vào hóa đơn mua hàng (công cụ dụng cụ) số 0002767 ngày 12 tháng 1 năm 2011 với tổng trị giá là 3.546.400 đ kế toán định khoản:
Nợ TK 627(6273) 1.622.000 đ Nợ TK 142 1.622.400 đ Nợ TK 1331 322.400 đ Có TK 111 3.546.400 đ
Thứ hai, cần xem xét lại phương pháp trích khấu hao tài sản cố định. Công ty nên áp dụng phương pháp tính khấu hao cho phù hợp với từng loại tài sản. Nên kết hợp giữa phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng và phương pháp tính khấu hao theo số lượng sản phẩm. Những tài sản như nhà xưởng, kho bãi,…thì áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng là hoàn toàn hợp lý. Nhưng những tài
sản sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất như máy móc, thiết bị, hệ thống phun sơn, hệ thống sấy,… thì không nên áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, bởi vì những tài sản này phục vụ trực tiếp cho sản xuất nên tính năng và công suất hoạt động sẽ giảm dần thì nên tính khấu hao theo số lượng sản phẩm hoàn thành, điều này giúp cho việc xác định giá trị còn lại của tài sản cố định cũng chính xác và đúng trị giá thực tế hơn. Mức trích khấu hao tài sản cố định cho những tài sản này cũng hợp lý hơn.
Ngoài ra, công ty còn phải khuyến khích các công nhân của mình tiết kiệm điện nước để tiết kiệm chi phí dịch vụ mua ngoài trong những trường không cần thiết.
- Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
Do đặc điểm sản xuất với quy trình công nghệ tương đối phức tạp sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau nên việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang là gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy nhưng công ty cũng nên tiến hành kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn. Tránh tình trạng thất thoát hay gian lận xảy ra. Việc tính toán và kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang cho từng công đoạn sản xuất sẽ giúp cho công tác tính giá thành sản phẩm được hoàn thiện hơn và giá thành sản phẩm được tính toán chính xác hơn theo đúng trị giá thực tế của sản phẩm đó.
Ngoài ra một trong những giải pháp quan trọng là công ty nên tăng cường áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ và công nghệ thông tin vào quản lý. Để chất lượng của công tác kế toán ngày càng được nâng cao phục vụ tốt hơn nhu cầu quản lý.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập như hiện nay các doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh, tự quyết định công việc, tự sản xuất, tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Trong tình hình thị trường cạnh tranh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tự đặt ra các chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi nhuận. Do đó mà việc hạch toán chi phí sản xuất một cách khoa học, chính xác là điều rất cần thiết.
Trong những năm qua, công ty TNHH SXTM Lưu Đức Tài luôn luôn cố gắng trong công tác kinh doanh cũng như công tác quản lý. Kết quả kinh doanh đạt cao hơn so với năm trước đó là nhờ sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên công ty dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám Đốc công ty. Do đó khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế.
Hiện nay sản phẩm của công ty đang bị cạnh tranh rất nhiều từ phía các đơn vị cùng ngành đây vừa là cơ hội vừa là thử thách cho công ty có thể phát triển và đứng vững trên thị trường. Ngay từ khi thành lập đến nay công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể song cũng không tránh khỏi những thăng trầm, đòi hỏi công ty phải có những biện pháp cấp bách cũng như về lâu dài để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Trong thời gian thực tập tại công ty em đã học được những kiến thức thực tế về chuyên ngành kế toán của mình và có cơ hội để kiểm nghiệm lại những kiến thức mà em đã được học ở trường. Đây là cơ hội giúp em có điều kiện để làm tốt hơn công việc thực tế sau khi ra trường.
Do thời gian thực tập và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp của thầy cô cũng như ban lãnh đạo công ty có thể giúp em hoàn thiện và nâng cao kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS Võ Văn Nhị, Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, NXB tài chính.
[2] PGS.TS Phạm Văn Được, Đặng Văn Cương, kế toán quản trị, NXB thống kê. [3] PGS.TS Nguyễn Văn Công (2008), Kế toán doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
[4] PGS.TS Võ Văn Nhị - PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh, Nguyên lý kế toán, NXB tài chính.
lần 1 lần 2 lần 3 1 1521-01 Nhựa 1.000 1.000 1.000 3.000 2 1521-02 Vỏ nón loại 1 2.210 2.210 2.210 6.630 3 1521-03 Vỏ nón loại 2 2.500 2.500 1.560 6.560 4 1521-04 Xốp loại 1 2.210 2.210 2.210 6.630 5 1521-05 Xốp loại 2 2.500 2.500 1.560 6.560 6 1522-01 Vải 4.500 5.000 3.690 13.109 7 1522-02 Nút bóp đồng 17.500 18.000 17.250 52.750 8 1522-03 Decall 8.800 8.800 8.770 26.370 9 1522-04 Da 4.400 4.400 4.400 13.200 10 1522-05 Khóa loại 1 2.210 2.210 2.210 6.630 11 1522-06 Khóa loại 2 2.200 2.200 2.160 6.560 12 1522-07 Quai đeo 4.400 4.400 4.390 13.190
13 1522-08 Nước sơn thường 150 100 220 470
14 1522-09 Nước sơn bóng 100 100 50 250
15 1522-10 Xăng nhật 30 30 40 100
Tổng cộng 54.710 55.660 51.720 162.090
PHIẾU ĐỀ NGHỊ XIN LÃNH VẬT TƯ
Phụ lục 2
Đơn vị: Cty TNHH SXTM Lưu Đức Tài Số: PLVT010111