Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất thương mại Lưu Đức Tài (Trang 28 - 30)

2)

1.2.5 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

1.2.5.1 Hạch toán các thiệt hại về sản phẩm hỏng trong sản xuất

 Khái niệm

Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, công thức lắp ráp,…

 Phân loại

* Tùy theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia thành hai loại:

- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có mang lại lợi ích về mặt kinh tế.

- Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được là những sản phẩm về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa nhưng không mang lại lợi ích về kinh tế.

* Về mặt quản lý có hai loại sản phẩm hỏng:

- Sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm những sản phẩm hỏng nằm trong giới hạn cho phép xảy ra do đặc điểm và điều kiện sản xuất cũng như đặc điểm bản thân sản phẩm sản xuất. Các chi phí liên quan đến sản phẩm hỏng trong định mức như chi phí sửa chữa, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được sau khi trừ đi phế liệu thu hồi…được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành.

- Sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của quá trình sản xuất do các nguyên nhân bất thường xảy ra như: mất điện, hỏng máy, thiếu nguyên vật liệu,… phần này doanh nghiệp phải xử lý.

 Sơ đồ hạch toán các sản phẩm hỏng.

152,153 621 154 111,112,1388 (1a) (2a) (3) 334,338 622 (1b) (2b) 111,214,334 627 (1c) (2c)

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán các sản phẩm hỏng Ghi chú:

(1a ), (1b), (1c) Chi phí sửa chữa thực tế phát sinh

(2a), (2b), (2c) Kết chuyển chi phí sửa chữa vào tài khoản 154 (3) Xử lý bồi thường người có lỗi.

1.2.5.2 Hạch toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất

 Khái niệm

Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, thiếu nguyên vật liệu,…) trong khi đó các doanh nghiệp cũng phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền lương lao động, khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng, …

 Sơ đồ hạch toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất

152 621 154 111,112,152 (1a) (2a) (3a)

334,338 622 1388 (1b) (2b) (3b)

152,111,214 627 811 (1c) (2c) (3c)

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất Ghi chú:

(1a), (1b), (1c) Chi phí thiệt hại ngừng sản xuất phát sinh. (2a), (2b), (2c) Kết chuyển chi phí thiệt hại ngừng sản xuất. (3a) Phế liệu thu hồi.

(3b) Xử lý bồi thường. (3c) Trừ vào thu nhập.

1.3 Tập hợp chi phí đánh giá sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất thương mại Lưu Đức Tài (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w