Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2010 2015 (Trang 48 - 53)

Bảng 2 .7 ROA, ROE của các ngân hàng đến 31/12/2009

Bảng 2.9 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Mức độ BIDV AGRIBANK VCB ICB

Các yếu tố cạnh tranh quan trọng (%) Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1.Tổng tài sản 10 2 0.2 4 0.4 3 0.3 1 0.1 2. Dư nợ cho vay 10 2 0.2 4 0.4 3 0.3 1 0.1 3. Vốn huy động 10 2 0.2 4 0.4 2 0.2 1 0.2 4. Nợ quá hạn 5 1 0.05 4 0.2 3 0.15 2 0.1 5.ROE 15 2 0.3 3 0.45 4 0.6 1 0.15 6. Chất lượng dịch vụ 15 3 0.45 1 0.15 4 0.6 2 0.3 7. Uy tín thương hiệu 15 3 0.45 1 0.15 4 0.6 2 0.3 8. Nguồn nhân lực 10 4 0.4 1 0.1 3 0.3 2 0.2 9.Mạng lưới chi nhánh 10 3 0.3 4 0.4 1 0.1 2 0.2 Tổng cộng 100 2.55 2.65 3.15 1.65

Nguồn: theo số liệu tổng hợp của học viên

Nhận xét: Nhìn chung khả năng cạnh tranh của BIDV là khá đứng sau VIETCOMBANK, AGRIBANK. BIDV có lợi thế về chất lượng dịch vụ, uy tín thương hiệu, nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể tận dụng để tăng cường năng lực cạnh tranh. Một điểm cần lưu ý ở đối thủ AGRIBANK với khoảng cách chênh lệch rất nhỏ BIDV cần có sự tăng tốc mạnh mẽ trong thời gian sắp đến để bắt kịp đối thủ.

2.2.2.4 Đối thủ tiềm năng

Ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các NHTM quốc doanh đã được nêu ở trên, còn phải kể đến nhiều đối thủ tiềm năng cũng có tốc độ phát triển tương đối nhanh trong thời gian gần đây và đã có thị phần vững chắc như ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng mới thành lập. Trong thời gian tới, với sự gia tăng ngày

càng nhiều các ngân hàng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thị phần của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng.

Các ngân hàng nước ngồi: Theo tiến trình hội nhập sẽ khơng có sự phân biệt giữa tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng nước ngồi trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, trong thời gian tới, các ngân hàng nước ngoài sẽ tăng cường mở rộng mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam dưới mọi hình thức. Các chi nhánh ngân hàng nước ngồi hiện nay đang hoạt động trong lĩnh vực bán sỉ tại Việt Nam và sẽ từng bước được nới lỏng dần và trở thành ngân hàng cạnh tranh trực tiếp với BIDV. Về bán lẻ các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam là CITIBANK, HSBC, ANZ, DEUTCH BANK và trong tương lai các ngân hàng lớn như UOB, Standard Chartered Bank... sẽ tham gia vào và sự cạnh tranh trong thị trường ngày càng khốc liệt hơn và ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình huy động vốn của BIDV.

Về thị trường tín dụng, khi các ngân hàng nước ngoài hiểu rõ thị trường và môi trường pháp lý tại Việt Nam giúp cho việc đánh giá rủi ro và đảm bảo xử lý rủi ro để thu hồi nợ thì áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng. Ngoài ra, hàng loạt các sản phẩm dịch vụ hiện hiện đại chưa được thực hiện tại Việt Nam (như môi giới tiền tệ, kinh doanh các sản phẩm phái sinh) và các sản phẩm dựa trên cơng nghệ cao do ngân hàng nước ngồi cung cấp sẽ gây áp lực cạnh tranh lên tất cả các NHTM trong đó có BIDV.

Các đối thủ tiềm năng khác là các NHTM cổ phần mới có khả năng được thành lập từ các công ty lớn như Dầu khí, Điện Lực, Bưu chính – viễn thơng... sẽ là những đối thủ mới đối với BIDV trong tương lai. Một số ngân hàng nhỏ khác có đối tác chiến lược là các tổng cơng ty thì tiềm năng phát triển là rất lớn.

Ngồi ra, các cơng ty bảo hiểm nhân thọ (với các sản phẩm tài chính thay thế sản phẩm tiết kệm của ngân hàng), các tập đoàn bán lẻ quốc tế (với sản phẩm mua trả góp trực tiếp, khơng thơng qua ngân hàng) cũng sẽ là những đối thủ tiềm năng của ngân hàng.

Tóm lại từ việc phân tích các yếu tố tác động từ môi trường vĩ mô, môi trường vi mô của các yếu tố mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BIDV, có thể rút ra được những cơ hội và thách thức sau:

2.2.3 Xác định cơ hội và thách thức của BIDV 2.2.3.1 Cơ hội

- Sự ổn định về chính trị – xã hội của Việt Nam: Ngành ngân hàng là ngành hoạt động rất nhạy cảm với yếu tố chính trị. Sự ổn định về chính trị giúp các ngân hàng Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định. Trong khi tình hình thế giới có những chuyển biến phức tạp thì Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn cho khách du lịch, các nhà đầu tư. Sự ổn định về chính trị cũng chính là một nhân tố quan trọng kéo nguồn vốn tích trữ trong dân thành nguồn vốn huy động của các ngân hàng.

- Sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao của kinh tế Việt Nam: Với tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm bình quân trên 7% và ổn định trong nhiều năm gần đây đã cải thiện rõ rệt thu nhập người dân. Điều đó đặt nền tảng vững chắc cho triển vọng phát triển thị trường ngân hàng vốn vẫn cịn nhiều tiềm năng chưa được khai thác.

- Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, thúc đẩy các ngân hàng gia tăng số lượng và cải tiến chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị và quản trị rủi ro.

- Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ngày càng được hoàn thiện: tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới.

- Qui mô dân số và cơ cấu dân số thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng: Việt Nam với dân số hiện nay hơn 86 triệu người, đa phần trong độ tuổi lao động, đây thật sự là một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, đã làm tăng hiệu quả hoạt động, tạo nền tảng cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

- Thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng : các cam kết trong hiệp định thương mại Việt – Mỹ, cam kết gia nhập WTO đã và đang đặt ra cho hệ thống ngân hàng Việt Nam những thách thức. Đó là:

Thứ nhất, thách thức đối với khách hàng của ngân hàng: Việc thực hiện những

cam kết về cắt giảm thuế quan và xóa bỏ chính sách bảo hộ của nhà nước sẽ làm tăng sự cạnh tranh hàng hóa của các đối tác trên thị trường Việt Nam. Khi hiệu quả kinh doanh và kết quả tài chính của doanh nghiệp xấu đi, rốt cuộc hệ thống ngân hàng Việt Nam phải giánh chịu rủi ro, nguy cơ gia tăng nợ quá hạn.

Thứ hai, sự gia tăng áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng: Việc mở cửa

thị trường tài chính trong nước, làm tăng thêm các đối thủ cạnh tranh, trình độ cơng nghệ và quản trị kinh doanh so với các ngân hàng của Việt Nam.

- Cạnh tranh giữa ngân hàng và các định chế tài chính ngày càng gay gắt: hội nhập quốc tế góp phần gia tăng sự cạnh tranh của ngân hàng với các công ty bảo hiểm, các cơng ty bán lẻ (bán trả góp trực tiếp), cơng ty chứng khốn, cơng ty tài chính ...

- Thói quen sử dụng tiền mặt cịn phổ biến, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, nước ta vẫn là nền kinh tế tiền mặt. Khối lượng tiền mặt trong lưu thơng cịn rất lớn. Điều này kéo theo nhiều tiêu cực như: tăng chi phí phát hành (in ấn, vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy tiền), hoạt động thị trường ngầm.

Khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn và mong đợi nhiều hơn ở dịch vụ ngân hàng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhu cầu về tài chính, đầu tư, ngân hàng của người dân ngày càng tăng. Khách hàng ngày càng có địi hỏi cao hơn về dịch vụ ngân hàng. Do đó thách thức cải thiện khả năng phục vụ khách hàng đang đè nặng trên vai các ngân hàng Việt Nam.

Trên cơ sở phỏng vấn những lãnh đạo các phòng ban và các chuyên viên của BIDV công tác tại Ban Kế hoạch phát triển qua bảng câu hỏi phỏng vấn cùng với nhận định riêng của mình, tác giả đã lượng hóa mức độ quan trọng và điểm phân loại của các yếu tố đưa vào ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE như sau:

Bảng 2.10: Ma trận đánh giá các yếu tố mơi trường bên ngồi (EFE) Yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức quan

trọng

Phân loại Số điểm quan trọng

1. Sự ổn định về chính trị – xã hội của Việt nam. 0.1 4 0.4 2.Sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao của

kinh tế Việt nam.

0.1 4 0.4 3.Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 0.1 3 0.3 4.Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tài

chính, ngân hàng ngày càng được hồn thiện

0.1 3 0.3 5.Qui mô dân số và cơ cấu dân số thuận lợi cho

sự phát triển dịch vụ ngân hàng.

0.1 3 0.3 6.Công nghệ thơng tin phát triển nhanh chóng 0.15 3 0.45 7.Thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực

ngân hàng

0.15 3 0.45 8. Cạnh tranh giữa ngân hàng và các định chế tài

chính ngày càng gay gắt

0.05 2 0.1 9. Thói quen sử dụng tiền mặt cịn phổ biến 0.1 2 0.2 10. Khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn

và mong đợi nhiều hơn ở dịch vụ ngân hàng

0.05 2 0.1 Tổng cộng 1.00 3.00

Nguồn: theo số liệu tổng hợp của học viên

Qua bảng đánh giá các yếu tố môi trường, tổng số điểm quan trọng là 3.00 (trung bình 2.50) cho thấy BIDV tận dụng khá hiệu quả các cơ hội hiện có và hạn chế khá tốt các ảnh hưởng tiêu cực có thể có thể có của các mối đe dọa bên ngồi.

2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MƠI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA BIDV 2.3.1 Các yếu tố của môi trường nội bộ 2.3.1 Các yếu tố của môi trường nội bộ

2.3.1.1 Nguồn lực tài chính

Vốn điều lệ của BIDV tiếp tục tăng qua các năm và nằm trong danh sách những ngân hàng có vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng (đến 2010 vốn điều lệ của BIDV là 8.667 tỷ đồng). Với mức vốn điều lệ này, BIDV đã đáp ứng được các qui định của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên nếu so với các ngân hàng thưong mại khu vực châu Á, các ngân hàng nước ngồi thì vốn điều lệ của BIDV cịn thấp hơn rất nhiều. Đây là một điểm khá yếu của BIDV trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2010 2015 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)