Trong một trận đánh giữa quân của Charles V và Francis I, một hiệp sĩ người Tây Ban Nha bị thương rất nặng. Hiệp sĩ này tên là Ignatius xứ Loyola. Thời gian dưỡng thương đằng đẵng sau đó cũng là lúc ơng suy nghĩ thật nhiều về cuộc đời hiệp sĩ lâu nay của chính mình và chìm đắm trong những trang Kinh thánh. Rồi một ý tưởng chợt đến trong đầu Ignatius. Ông quyết định tiếp tục làm chiến binh, nhưng lần này ông sẽ phục vụ một lý tưởng khác. Ông muốn trở thành chiến binh bảo vệ nhà thờ Công giáo La Mã trước sự nổi loạn của Luther, Zwingli, Calvin và Henry VIII.
Nhưng khi hồi phục ông không lên đường giao chiến mà lại bước vào trường Đại học. Ở đó ơng học hành và suy ngẫm, miệt mài chuẩn bị cho cuộc chiến sắp đến. Ơng cho rằng muốn chinh phục người khác thì trước hết phải làm chủ được bản thân mình. Cho nên ơng kiên trì theo đuổi việc học tới cùng. Cũng như Đức Phật ngày trước, Ignatius muốn từ bỏ mọi ham muốn. Nhưng thay vì tự giải thốt mình khỏi khổ nạn ở đời, ơng muốn đem cả thân thể và tâm trí phục vụ nhà thờ. Sau nhiều năm tự rèn luyện ơng đạt đến mức có thể khống chế suy nghĩ của mình. Đó là lúc ơng đã chuẩn bị xong. Ông yêu cầu những người theo mình cũng phải chuẩn bị như vậy. Và khi tất cả đã sẵn sàng họ lập ra một dòng tu mới, gọi là Dòng Tên, hay cịn được gọi chính thức là Dịng Chúa Giêsu.
Dịng tu khiêm tốn với những học giả uyên bác này đến ngỏ lời với giáo hồng để được chính thức phụng sự giáo hội Cơng giáo. Năm 1540 họ được giáo hồng chấp thuận. Cuộc đấu tranh của họ bắt đầu ngay sau đó, với đầy đủ chiến lược và sức mạnh như một chiến dịch quân sự. Việc đầu tiên là họ
giải quyết những thói xấu mà Luther lên án. Trong một cuộc họp lớn của giáo hội tại Trent, miền nam Tirol kéo dài từ năm 1545 đến năm 1563, nhiều thay đổi và cải cách được thống nhất nhằm khơi phục uy tín của giáo hội. Theo đó, các linh mục sẽ trở lại chuyên tâm tu hành và không được sống xa hoa nữa. Nhà thờ sẽ làm nhiều việc hơn để giúp đỡ người nghèo. Hơn hết, nhà thờ cịn có trách nhiệm dạy dỗ các giáo dân. Và đây cũng chính là vai trị của các tu sĩ dịng Tên. Vốn là những người thầy họ biết cách giảng giải vấn đề khơng chỉ cho người thường, mà cịn đối với cả giới quý tộc tại các trường đại học lúc đó. Nhưng đóng góp của các tu sĩ dịng tên khơng chỉ dừng lại ở việc dạy học và truyền đạo ở những nơi xa xơi. Họ cịn được mời làm cha giải tội trong các triều đình châu Âu bấy giờ. Là những người thơng minh và hiểu biết sâu rộng, trong vị trí này họ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến việc triều chính thời đó.
Phong trào của các tu sĩ dòng Tên nhắm đến việc thức tỉnh đạo đức Cơ Đốc giáo bằng cách khôi phục lại các giá trị của giáo hội, thay vì tách ra khỏi giáo hội như Cải Cách Kháng Cách. Vì thế phong trào này cũng có tên là Phong trào chống Kháng Cách. Thời kỳ này người ta đề cao lối sống nghiêm khắc và giản dị, theo gương của Ignatius xứ Loyola. Đến cả người Florence cũng khơng cịn hứng thú với những gì hồnh tráng lộng lẫy nữa. Một lần nữa, giá trị của con người được gắn liền với sự mộ đạo và chí hướng phụng sự nhà thờ. Các quý tộc thời này cũng từ bỏ những bộ cánh kiểu cách rườm rà. Thay vì đó họ ăn mặc giống các tu sĩ với áo thụng đen giản dị và cổ xếp nếp màu trắng. Gương mặt họ thường có chút gì u sầu, nghiêm nghị với chùm râu nhọn chìa ra. Ai cũng đeo một thanh gươm bên thắt lưng và sẵn sàng thách đấu với kẻ nào dám xúc phạm danh dự của mình.
Những vị q tộc nghiêm khắc và có phần cứng nhắc này khi cần sẵn sàng ra trận và khơng bao giờ nao lịng khi đi chiến đấu bảo vệ đức tin của mình. Cuộc xung đột giữa Công giáo và Kháng Cách không chỉ chia rẽ người Đức. Những trận chiến quyết liệt nhất xảy ra ở Pháp, nơi những người theo Kháng Cách được gọi là Huguenot. Năm 1572 thái hậu cho vời tất cả những quý tộc người Huguenot đến dự một đám cưới tại triều đình. Ngay trong ngày lễ Thánh Bartholomew bà đã chủ mưu cuộc thảm sát nhằm tiêu diệt họ. Qua đó chúng ta thấy cuộc chiến tơn giáo vào thời đó khốc liệt như thế nào.
Nhưng nghiêm khắc, cứng nhắc và tàn bạo hơn cả phải kể đến người đứng đầu phe Cơng giáo. Đó chính là vua Philip II của Tây Ban Nha, con của hoàng đế Charles V. Triều đình của ơng lúc đó hết sức khắt khe. Mọi hành động đều phải đúng lễ nghi luật lệ, chuyện ai phải quỳ dưới chân nhà vua hay ai được đội mũ trước mặt nhà vua đều được quy định rõ ràng. Họ cịn có cả luật về chuyện ai được phép ăn trước trong bàn tiệc và qui định về thứ tự tiến vào nhà thờ dành cho các quý tộc đi dự Thánh lễ.
Vua Philip thực sự là một nhà vua hết sức tận tụy với cơng việc. Ơng ln muốn tự tay xử lý mọi giấy tờ và ra mọi quyết định. Ông làm việc từ sáng sớm đến tối mịt cùng với các cố vấn mà chủ yếu là những tu sĩ. Mục đích quan trọng nhất của Philip là phải diệt trừ tất cả những gì khơng thuộc về Cơ đốc giáo. Ông đã lệnh cho thiêu sống hàng ngàn người ở Tây Ban Nha vì tội theo dị giáo, trong đó khơng chỉ có những người Kháng Cách, mà cịn có cả dân Do Thái và Hồi giáo đã từng sống ở đó từ dưới thời người Ả Rập cai trị. Philip tự xem mình là Người bảo trợ Cơ Đốc giáo, cũng như các hồng đế Đức trước đó. Vì vậy ơng liên kết với một đội tàu chiến của Venice để tấn công người Thổ. Từ sau khi chiếm được Constantinople người Thổ không tăng cường thế lực trên biển nữa. Liên minh của Philip chiến thắng và đội tàu chiến của người Thổ bị tiêu diệt hoàn toàn tại Lepanto vào năm 1571.
Cuộc chiến chống Kháng cách của Philip không được thành công như vậy. Mặc dù đã diệt trừ những người Kháng cách trên nước mình, Philip khơng làm được chuyện tương tự ở những nơi khác. Cũng như thời của cha Philip, những nước thuộc Hạ quốc gia (tức là Bỉ và Hà Lan) vẫn là một phần của đế chế rộng lớn. Nhiều dân thành thị ở đó đã đi theo Kháng cách, đặc biệt ở những thành phố phía bắc giàu có. Philip tìm mọi cách buộc họ từ bỏ đức tin nhưng họ kiên quyết không thay đổi. Vậy là nhà vua cử một quý tộc người Tây Ban Nha là Công tước xứ Alba đến làm thống đốc vùng này. Vị thống đốc mới còn cuồng đạo và cứng nhắc hơn cả Philip. Công tước có một gương mặt gầy xanh xao, với chòm râu nhọn và cái nhìn lạnh lùng, đúng kiểu người mà Philip ưa chuộng. Công tước Alba đã lạnh lùng kết án treo cổ rất nhiều người dân thành thị và quý tộc. Cuối cùng người dân ở đó khơng chịu đựng được nữa và vùng lên chống lại. Một trận chiến quyết liệt và đẫm máu đã xảy ra, mãi đến tận năm 1579 mới kết thúc cùng với sự giải phóng những thành phố theo Kháng cách của Hạ quốc gia và quân Tây Ban
Nha bị trục xuất. Nhờ đó những vùng này trở nên tự do, độc lập và giàu có hơn nữa. Họ khơng bỏ lỡ cơ hội vượt đại dương để thử vận may ở Ấn Độ và Mỹ.
Nhưng đó vẫn chưa phải là thất bại tệ hại nhất của vua Philip. Anh quốc bấy giờ do Nữ hoàng Elizabeth I, con gái của Henry VIII cai trị. Elizabeth là một người rất thơng minh, cứng cỏi và có ý chí mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng là một người kiêu hãnh và có phần độc ác. Bà quyết tâm loại trừ người Công giáo ra khỏi nước Anh bằng những cuộc khủng bố tàn khốc. Elizabeth có một người chị họ là Mary Stuart, Nữ hoàng xứ Scotland. Trái với Elizabeth, Mary Stuart theo Công giáo. Bà là người vô cùng xinh đẹp và quyến rũ. Mary tin rằng chính mình mới có quyền thừa kế ngơi vị Nữ hồng nước Anh.
Trong lúc đó thì Elizabeth tiếp sức cho những người theo Kháng cách ở Vùng đất thấp chống lại vua Philip của Tây Ban Nha. Philip hết sức giận dữ trước hành động này và quyết tâm giành lại nước Anh về cho Công giáo, hoặc sẽ hủy diệt quốc đảo này.
Philip hao tiền tốn của gầy dựng nên một đội tàu chiến lên đến 130 chiếc với hai ngàn khẩu thần công và hơn hai mươi ngàn lính. Em hãy tưởng tượng cảnh 130 chiếc tàu chiến trên biển xem. Đội tàu này còn được gọi là Hạm đội bất khả chiến bại. Hạm đội khởi hành từ Tây Ban Nha, mang theo vũ khí và lương thực đủ trong sáu tháng. Số phận của Anh quốc dường như đã bị định đoạt.
Tuy nhiên chính hạm đội trang bị kỹ càng này lại quá cồng kềnh và khó di chuyển. Quân Anh lúc đó tránh giao chiến trực tiếp mà chỉ dùng những chiếc tàu nhỏ để đánh nhanh rút gọn. Vào một đêm quân Anh cho tàu hỏa công xông vào ngay giữa hạm đội Tây Ban Nha, làm cho họ hỗn loạn và bị phân tán tứ phía. Nhiều chiến hạm trơi về phía bờ biển Anh và bị gió mạnh đánh đắm. Chưa đến một nửa hạm đội chạy thốt về Tây Ban Nha và khơng một tàu nào cập được vào bờ nước Anh. Vậy mà Philip vẫn không tỏ ra thất vọng. Chuyện kể lại rằng ơng đã chào đón và cảm ơn vị tướng chỉ huy hạm đội và nói rằng: ‘Dù sao ta cũng gởi các ngươi đi đánh quân Anh, chứ khơng phải đi đánh nhau với sóng gió’.
Nhưng người Anh khơng chỉ đuổi người Tây Ban Nha ra khỏi vùng biển của mình. Họ cịn tấn cơng tàu bn của Tây Ban Nha ở Mỹ và Ấn Độ. Họ còn liên kết với người Hà Lan để hất người Tây Ban Nha ra khỏi những trạm bn giàu có. Bắt đầu từ Bắc Mỹ và lan đến phía bắc các thuộc địa của Tây Ban Nha, họ lập nên những trạm buôn giống như người Phoenicia ngày xưa từng làm. Nhiều người Anh từng bị kết án và đày đọa trong những mâu thuẫn tơn giáo thời đó đã dọn đến những miền đất mới này để tìm tự do. Những thương cảng và trạm bn ở Ấn Độ lúc đó thực ra khơng phải do Anh quốc và Hà Lan chính thức cai trị mà nằm dưới sự quản lý của các thương gia từ hai nước kết hợp với nhau để kinh doanh và mang của cải về châu Âu. Hiệp hội các thương gia này được gọi là Các Công ty Đơng Ấn. Họ th lính tráng để trấn áp những người bản địa chống đối, và cũng để ép giá những nhà buôn địa phương. Cách họ đối xử với người Ấn Độ cũng không khá hơn mấy so với chuyện người Tây Ban Nha và thổ dân châu Mỹ. Ấn Độ lúc đó cũng bị chia rẽ sâu sắc, khiến thương gia người Anh và Hà Lan dễ dàng chiếm giữ các vùng ven biển. Chẳng bao lâu sau người Bắc Mỹ và Ấn Độ bắt đầu sử dụng ngơn ngữ của hịn đảo nhỏ về phía tây bắc nước Pháp. Hịn đảo ấy là nước Anh. Một đế chế mới lại được định hình. Dưới thời Đế chế La Mã, Latin là ngơn ngữ chung của cả thế giới. Cịn giờ đây mọi người lại bắt đầu học tiếng Anh.