Thực trạng hoạt động dulịch BR-VT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2020 (Trang 38)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DULỊCH

2.2. Thực trạng hoạt động dulịch BR-VT

2.2.1. Tổng quan hoạt động du lịch BR-VT trong các năm qua

Doanh thu và đóng góp của du lịch vào ngân sách

Hiện nay ở nước ta đang dùng đồng thời 2 chỉ tiêu: Doanh thu du lịch và thu nhập du lịch. Doanh thu du lịch bao gồm các khoản thu do các cơ sở dịch vụ của ngành du lịch thu được từ khách du lịch, còn thu nhập du lịch là tất cả các khoản thu mà do khách du lịch chi trả như: doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác như: Bưu điện, Ngân hàng, Y tế, Bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí,...

Như vậy thu nhập du lịch là tất cả những khoản thu mà cả xã hội thu được từ khách du

lịch. Thông thường thu nhập du lịch lớn hơn nhiều so với doanh thu du lịch nhưng do công tác thống kê gặp nhiều hạn chế nên phần lớn các địa phương mới chỉ tính được doanh thu du lịch nên khơng phản ánh hết đóng góp của ngành du lịch cho kinh tế địa

phương.

Doanh thu từ du lịch của tỉnh BR-VT liên tục tăng trong những năm qua, bình quân từ năm 1997 đến năm 2008 tăng 10,75%, riêng giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008 doanh thu du lịch tăng 15,10% [phụ lục 15], điều này cho thấy nguồn lực đầu tư của tỉnh đối với toàn bộ hoạt động du lịch đã phát huy hiệu quả trong những năm gần đây.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ngành du lịch BR-VT từ năm 2000 đến năm

2008 đạt 11,99%. Nếu khơng tính Cơng nghiệp khai thác mỏ (dầu khí), tỷ lệ đóng góp

của ngành du lịch trên tổng GDP qua các năm 2006, 2007 và 2008 của BR-VT lần lượt là: 5,3%; 5,89% và 6,12% [phụ lục 20]. Nếu so với mục tiêu đề ra của cả nước, GDP du lịch đến năm 2010 chiếm 5,3%*, thì kết quả này là khả quan, nhưng đối với ngành kinh tế được xem là chủ lực của địa phương thì chỉ tiêu này vẫn cịn thấp.

Ngồi ra, thu nhập của xã hội cịn được gia tăng thơng qua hoạt động du lịch, đó

chính là doanh thu từ các lĩnh vực khác như: khai thác và đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp (nguồn nguyên liệu tạo đầu vào cho lĩnh vực nhà hàng), hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ ăn uống - giải khát, dịch vụ giải trí, vận chuyển,… góp phần nâng cao thu nhập xã hội và giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

Thị trường khách du lịch

Kết quả thống kê năm 2005 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh BR-VT cho thấy, nguồn khách du lịch nước ngoài đến BR-VT phần lớn đến từ các nước Châu Á và Châu Âu, tỷ lệ du khách quay trở lại lần thứ hai trở lên chiếm 53,1%, đặc biệt nguồn

khách đến từ Mỹ, Hàn Quốc và Singapore có xu hướng quay trở lại BR-VT chiếm tỷ lệ

khá cao [phụ lục 10]. Về giới tính, tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ khá cao (84,07%), trong

khi đó, tỷ lệ này ở nữ là 15,93%. tỷ lệ khách du lịch quốc tế độ tuổi từ 25 đến 54 chiếm

(58,41%), từ 55 đến 64 tuổi chiếm 33,63%.

Trong các năm qua, lượng khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đến du lịch có lưu trú tại BR-VT tăng lên khá nhanh, tuy nhiên vẫn chưa ổn định. Căn cứ vào nguồn số liệu của Cục Thống kê tỉnh [phụ lục 12], có thể biểu diễn nguồn khách quốc tế và nội địa qua các năm theo biểu đồ dưới đây.

Bảng 2.2: Khách du lịch lưu trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu

- 500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 3,000.00 Giai đoạn 2000-2008 (1 .0 0 0 l ư ợ t k h ác h ) Khách lưu trú Khách quốc tế Khách nội địa

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Lượng khách du lịch lưu trú biến động qua các năm, nhất là năm 2006-2007, tuy nhiên mức tăng bình quân vẫn đạt khá cao (bình quân giai đoạn 2000-2008 đạt 5,78%).

Trong giai đoạn 2000-2008, lượng khách du lịch lưu trú tại BR-VT tăng (1,66 lần) từ 852.730 khách lên 1.413.500 khách, (trong đó: khách quốc tế tăng 2,56 lần, từ 70.258

khách lên 180.000 khách và khách nội địa tăng 1,58 lần, từ 782.112 khách lên 1.234.500 khách).

Sản phẩm du lịch

Sản phẩm, dịch vụ du lịch của một địa phương là điều mà du khách lựa chọn để quyết định sử dụng phục vụ cho chuyến đi. Sản phẩm du lịch càng phong phú, hấp dẫn

và có chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng thu hút, kéo dài thời gian và tăng chi tiêu của khách du lịch, mà chi tiêu của khách là yếu tố quyết định thu nhập từ du lịch, điều này gắn liền với thời gian lưu trú, mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách thông qua việc sử dụng các sản phẩm du lịch và thị hiếu mua sắm của khách. Theo kết quả điều tra của Sở Du lịch tỉnh, chi tiêu bình quân năm 2005 tại BR-VT của một lượt khách du lịch nội

địa là 1.739.830 đồng, khách quốc tế là 445,43 USD chiếm 18,5% chi tiêu bình quân

cả chuyến đi (2.409,93 USD).

Giai đoạn 1995-2005, thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế (từ 1,2–1,6

ngày), ngắn hơn so với khách nội địa (từ 1,46 đến 2,25 ngày) và có xu hướng giảm

xuống. Kết hợp số liệu ở phụ lục 12 và 13 cho thấy, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch nói chung trong giai đoạn 2000 – 2008 là 1,9 ngày. Trong giai đoạn này sức hấp dẫn của du lịch BR-VT đối với du khách còn nhiều hạn chế, do các khu vui

chơi giải trí chỉ tập trung ở Thành phố Vũng Tàu, còn các tuyến du lịch ở các huyện

chưa được quy hoạch và đầu tư đúng mức nên du khách chỉ dừng chân vào tham quan nhưng không muốn lưu trú qua đêm. Từ năm 2005 đến nay, độ dài thời gian lưu trú của khách quốc tế tăng lên rõ rệt vì trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với nhiều loại hình phong phú.

Một số sản phẩm dịch vụ đang được khai thác sử dụng và thu hút phần lớn du khách của BR-VT phải kể đến đó là: Du lịch theo loại hình hội thảo, hội nghị, tắm biển, leo núi kết hợp thể thao giải trí, mua quà lưu niệm và các sản phẩm từ biển tại thành phố Vũng Tàu, Long Hải; Du lịch sinh thái, tham quan rừng nguyên sinh, nghỉ

dưỡng; Du lịch tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử tại Cơn Đảo,…  Cơ sở hạ tầng du lịch

Theo số liệu của Sở Văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh BR-VT, tính đến cuối q II/2009 tồn tỉnh có 145 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, hệ thống cơ sở vật chất gồm 145 khách sạn và resort với 5.965 phịng, trong đó có: 111 khách sạn,

resort được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn tối thiểu đến cao cấp với 4.748 phòng, 01 căn

hộ cao cấp 69 phòng, 6 khách sạn, resort đạt 4 sao với 764 phòng, 09 khách sạn, resort

đạt 3 sao với 726 phòng, 27 khách sạn, resort đạt 2 sao với 1.381 phòng, 22 khách sạn, resort đạt 1 sao với 626 phòng, 46 khách sạn, resort đạt chuẩn với 1.182 phịng. Ngồi

ra, cịn có khoảng 350 hộ kinh doanh kinh doanh cá thể kinh doanh phòng trọ với khoảng 1.730 phòng.

Số lượng các cơ sở kinh doanh là Doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ (chiếm 17,2%), nhưng giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch. Đó là những cơng ty giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh với 120 cơ sở kinh doanh du lịch và lưu trú có khả năng đáp ứng nhu cầu của số

đông du khách không đòi hỏi cao về chất lượng của nhà nghỉ, khách sạn. Các doanh

nghiệp liên doanh có số lượng nhỏ (chiếm 3,4%), điều này cho thấy BR-VT chưa phát triển các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Bảng 2.2: Thống kê cơng suất sử dụng buồng, phịng

Ngành du lịch tỉnh BR-VT đã có một hệ thống khách sạn và cơ sở lưu trú đủ đáp

ứng nhu cầu của khách du lịch hiện tại. Tuy nhiên quy mô khách sạn chủ yếu là nhỏ,

chất lượng chưa cao, mật độ phân bố chưa đồng đều, tập trung chủ yếu ở Thành phố Vũng Tàu, vì vậy hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp. Công suất sử dụng buồng, phịng đối với loại hình khách sạn trung bình trong các năm qua đạt khá (58,2%) so với mức trung bình mà WTO đưa ra là 60%, trung bình của thành phố Hồ Chí Minh là trên 50%, Bình Thuận là 56,1%, song công suất sử dụng buồng, phòng đối với loại hình

nhà nghỉ vẫn cịn thấp. Kết quả trên cho thấy việc đầu tư thiếu hiệu quả, chưa quan tâm

đến quy mô khách sạn và chất lượng dịch vụ ăn nghỉ của du khách.  Về cơ sở vật chất – kỹ thuật:

Mạng lưới đường bộ hiện có đã nối liền tỉnh BR-VT với các tỉnh và cả nước bằng

ba đường quốc lộ 51, 56, 55 qua ba hướng: Thàng phố Hồ Chí Minh, Long Thành, Long Khánh (Đồng Nai) và Hàm Tân (Bình Thuận). Đặc biệt đường Quốc lộ 51 được

nâng cấp từ hai làn xe lên bốn làn xe đi lại rất thuận tiện, nhanh chóng. Từ Vũng Tàu

đi Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất khoảng 2 - 2,5 giờ xe ôtô. Ở trong Tỉnh đã có đường giao thơng tráng nhựa đi đến tất cả các xã, hầu hết các tuyến đường liên huyện và các đường trục trong đô thị đã được bê tơng nhựa hóa. Tổng chiều dài hệ thống giao

thông đường bộ trên địa bàn tỉnh khoảng 1.660km, trong đó quốc lộ 131,6km, tỉnh lộ

Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 - Khách sạn - Nhà nghỉ 47,1% 41,4% 58,2% 43,6% 62,5% 46,6% 65,0% 52,0%

146,4km, đường huyện thị 1382km. Nếu phân loại theo kết cấu mặt đường có: 494km đường nhựa (chiếm 29,8%), 663km đường đá (chiếm 33,9%), 503,4km đường đất

(chiếm 30,3%).

Mạng lưới đường thủy với hơn 20 sông rạch với tổng chiều dài khoảng 200km

trong đó có 17 sơng rạch với chiều dài 167km có thể khai thác vận tải thủy, có một số

con sơng và một số vùng bờ biển của Tỉnh rất thích hợp cho việc phát triển cảng sông, cảng biển như: Sông Thị Vải, sơng Dinh, vùng biển Sao Mai - Bến Đình, Phước Tỉnh, Lộc An, Bến Đầm Côn Đảo, Long Sơn. Nếu phát huy hết tiềm năng, công suất thông qua các cảng trên địa bàn Tỉnh có thể đạt đến 70 - 80 triệu tấn/năm. Hiện nay tỉnh đã thu hút đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng gần 20 cơng trình cảng với chiều dài gần 4.000m trong đó có một số cảng lớn như: Cảng liên doanh dầu khí Vietsovpetro dài 1.387m và cảng PTSC dài 370m, tàu 10.000 tấn cập cảng được, cảng xăng dầu K2 dài 330m và cảng Thương mại dài 250m tàu 5.000 tấn cập bến được, các cảng cá: Cát Lở

dài 110m, Phước Tỉnh dài 50m, Bến đầm Côn Đảo dài 336m, đón các tàu cá có trọng

tải từ 1.000-2.000 tấn đến neo đậu. Đặc biệt trên sông Thị Vải có cảng nước sâu Bà Rịa - Serece dài 300m, tàu có trọng tải 60.000 tấn cập bến được và cảng dùng cho các nhà

máy điện Phú Mỹ dài 175m có thể đón nhận được tàu 10.000 tấn. Đường biển của Tỉnh

có thể đi đến khắp các nơi trong nước và quốc tế. Trong đó, có hai tuyến chở khách quan trọng là tuyến Vũng Tàu đi Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu Cánh Ngầm và

tuyến Vũng Tàu đi Côn Đảo. Về đường sơng có các tuyến từ Vũng Tàu đi các Tỉnh Miền Tây Nam Bộ và Vũng Tàu đi Long Sơn. Tóm lại giao thơng đường thủy của Tỉnh BR-VT hết sức thuận lợi, có tiềm năng lớn để phát triển.

BR-VT có hai sân bay dùng cho máy bay trực thăng lên xuống phục vụ cho việc

thăm dị, khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từ Vũng Tàu đi Côn Đảo, Thành

phố Hồ Chí Minh hoặc Singapore. Trong đó sân bay Vũng Tàu có đường băng dài 1.800m, sân bay Cỏ Ống Cơn Đảo có đường băng dài 1.200m, tuy nhiên các đường

băng này đã xuống cấp, không đảm bảo cho các máy bay cánh quạt cất hạ cánh được,

cần phải được đầu tư cải tạo.

Nguồn nhân lực ngành du lịch

Sự phát triển của ngành du lịch làm cho lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng lên đáng kể những năm qua. Tuy nhiên, trên thực tế lực lượng này vẫn chiếm tỷ trọng khá thấp (năm 2008 là 5,73%) [phụ lục 18] so với lực lượng lao động thực tế

trên toàn tỉnh, tỷ lệ tăng bình qn cịn thấp (2,65%) so với mức bình quân của cả nước (8,5%)*. Lao động làm việc trong ngành du lịch thuộc khối Doanh nghiệp Nhà nước

chiếm 12,8% (năm 2004), 12,36% (năm 2005), 12,41% (năm 2006). Lao động nữ tham gia trong ngành du lịch đang có xu hướng giảm xuống qua các năm (năm 2004: 1.441

người; năm 2008: 1.399 người) [phụ lục 18].

2.2.2. Phân tích hoạt động du lịch BR-VT thơng qua mẫu khảo sát

Từ kết quả phân tích trên và để có cái nhìn cận cảnh về du lịch BR-VT từ phía các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như du khách, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thông qua phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp hoạt động du lịch và khách du lịch nội địa nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng du lịch BR-VT và đề ra các giải pháp phát triển du lịch trong những năm tới.

2.2.2.1. Phương pháp lấy mẫu

Với cách lấy mẫu thuận tiện, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại 3 cụm du lịch: Thành phố Vũng Tàu, khu du lịch Long Hải và khu du lịch biển Hồ Cốc - Suối nước khống nóng Bình Châu. Thời gian phỏng vấn đối với du khách vào các ngày thứ ba,

tư và ngày nghỉ cuối tuần của tháng 10,11/2009. Đối tượng của mẫu khảo sát gồm các

doanh nghiệp hoạt động du lịch, khách du lịch nội địa và được thực hiện qua 2 bước:

 Bước 1: Sau khi xây dựng bảng câu hỏi, tác giả trực tiếp tiến hành phỏng vấn

thử 10 mẫu là khách du lịch đi theo tour, 05 mẫu khách du lịch tự túc và 02 mẫu đối với doanh nghiệp tại khu du lịch Hồ Cốc và Bình Châu nhằm phát hiện những sai sót

để điều chỉnh theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

 Bước 2: Sau khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ mẫu điều tra sơ bộ, mẫu điều

tra chính thức thu được từ 2.459 phiếu hợp lệ của khách du lịch nội địa (trong số 2.800 phiếu phát ra) và 94 phiếu hợp lệ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch (trong số 102 phát ra). Phần mềm Excel được sử dụng trong việc xử lý và tổng hợp số liệu.

2.2.2.2. Đặc điểm mẫu điều tra

Mẫu điều tra được xây dựng theo phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung khảo sát chủ yếu tập trung vào các yếu tố chủ yếu như: Thị trường khách du lịch, sản phẩm du

* Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam

lịch của BR-VT, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trực tiếp ngành du lịch và tình hình

lao động đang tham gia trực tiếp tại các doanh nghiệp hoạt động du lịch. Cụ thể:

 Đối với doanh nghiệp hoạt động du lịch, nội dung bảng câu hỏi tập trung khảo

sát các thơng tin của khách du lịch có lưu trú; thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; thực trạng thu hút, sử dụng lao động và khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của người

lao động. Số lượng mẫu khảo sát đối với doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 64,83% so với tổng

số doanh nghiệp du lịch hiện có.

 Đối với khách du lịch, nội dung bảng câu hỏi chủ yếu tập trung khảo sát các yếu

tố như: nơi cư trú, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thị hiếu, khả năng chi tiêu, mục đích của chuyến đi, đánh giá của du khách về sản phẩm, dịch vụ du lịch,…

2.2.2.3. Phân tích kết quả khảo sát

Thị trường khách du lịch

Tổng hợp kết quả điều tra từ 92 doanh nghiệp trong số 145 doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch cho thấy, nguồn khách du lịch do doanh nghiệp tự khai thác chiếm tỷ lệ khá thấp (22,70%), phần lớn cịn lại là thơng qua các công ty lữ hành chiếm 38,10% và khách tự tìm kiếm thông tin chiếm 39,20%. Tỷ lệ khách du lịch nước ngồi

đến BR-VT có lưu trú chiếm 3,2% trong tổng số khách [phụ lục 3]. Tuy kết quả này

chỉ mang tính đại diện của tổng thể nhưng có thể nhận định tỷ lệ này khá cao so với Việt Nam (1,52%) và Thành phố Hồ Chí Minh (2,38%) [16].

Kết quả khảo sát thông tin của 2.459 khách du lịch nội địa tại các điểm du lịch:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)