KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP trang bị kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường tiểu học yên sơn i, xã yên sơn, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 84)

KẾT LUẬN

1. Giao tiếp là một kỹ năng tất yếu không thể thiếu được trong hoạt động của con người. Nhân cách con người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của chính con người.

2. Trong hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập, giao tiếp có vai trị đặc biệt quan trọng. Hai hoạt động này cùng diễn ra và được trao đổi trong mối quan hệ giao tiếp giữa thày và trị. Thơng qua mối quan hệ giao tiếp này học sinh chiếm lĩnh tri thức trong chương trình học tập, làm cơ sở cho sự phát triển nhân cách của bản thân.

3. Giao tiếp của học sinh tiểu học là quá trình tiếp xúc của trẻ với gia đình, nhà trường và xã hội nhằm trao đổi thơng tin về học tập, tư tưởng, tình cảm và các vấn đề về sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Giao tiếp của học sinh tiểu học có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, khả năng giao tiếp của trẻ phụ thuộc vào vốn sống, vốn kinh nghiệm và tính tự chủ của trẻ trong q trình giao tiếp, phụ thuộc vào quá trình tập luyện, rèn luyện do hoạt động dạy học và giáo dục trong và ngoài nhà trường mang lại. Đối với học sinh tiểu học, giao tiếp cịn góp phần tạo nên những nét nhân cách gốc ở trẻ em, giúp các em có điểm tựa vững chắc để trưởng thành và phát triển.

4. Kỹ năng giao tiếp của học sinh tiểu học là khả năng giao tiếp thành cơng và hiệu quả, là tồn bộ những thao tác, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ phối hợp hài hoà, hợp lý của trẻ với người lớn tuổi; của trẻ với trẻ hay trẻ với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp để thực hiện mục tiêu của

chủ thể giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp của học sinh tiểu học bao gồm kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu đề nghị, kỹ năng xử lý tình huống vv... Học sinh tiểu học có thể thực hiện kỹ năng giao tiếp trong nhà trường, gia đình và xã hội nhằm thực hiện các mục đích học tập, vui chơi, rèn luyện để phát triển nhân cách.

5. Quá trình nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nơng thơn miền núi phía Bắc cho thấy, đa phần CB, GV nhận thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS. Bước đầu, HS tiểu học nơng thơn miền núi phía Bắc đã được tiếp nhận và hình thành một số kỹ năng cơ bản qua một số môn học. Tuy nhiên nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS chưa được GV tiến hành một cách thường xuyên dẫn đến HS yếu một số kỹ năng: kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thuyết trình trước đám đơng, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, làm việc hợp tác, kỹ năng thương lượng..... Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên, địa lý, nền KT-XH và văn hóa của vùng nơng thơn miền núi phía Bắc đang là những khó khăn khơng nhỏ trong giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học; các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian, phương tiện, thiết bị dạy học để tổ chức cho hoạt động GD KNGT cịn gặp nhiều khó khăn; HS phần lớn là con em các DTTS nên vốn ngôn ngữ phổ thơng của HS bị hạn chế; Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ đồng bộ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc rèn luyện và tạo dựng môi trường rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho các em. Đây cũng chính là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nơng thơn miền núi phía Bắc chưa cao và địi hỏi có sự quan tâm nhiều hơn nữa, kể cả chính sách vĩ mơ.

6. Trên cơ sở quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Trường tiểu học Yên Sơn I, cần phải tiến hành một cách đồng bộ các biện pháp sau đây: Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp

nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc thơng qua dạy học các mơn học có ưu thế; Tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động nhằm mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp cho HS tiểu học nơng thơn miền núi phía Bắc theo các chuẩn hành vi ứng xử của học sinh; Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng tham gia nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học; Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mọi hoạt động nhằm tăng cường tính tự chủ cho học sinh trong quá trình giao tiếp; Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Giữa các biện pháp đề xuất có mối quan hệ thống nhất với nhau, hỗ trợ nhau, cùng bổ sung kết quả cho nhau và là điều kiện của nhau trong q trình giáo dục tính tích cực kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường tiểu học nông thôn ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

7. Kết quả thực nghiệm cho thấy, các biện pháp được sử dụng trong thực nghiệm đã có tác dụng tích cực trong giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học. Để vấn đề này được nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và mang lại hiệu quả GD cao hơn cần được thực hiện triển khai trên diện rộng nhằm mục đích hồn thiện hơn về nội dung, hình thức và biện pháp.

KIẾN NGHỊ

1. Cần nâng cao nhận thức về vai trò của giao tiếp, kỹ năng giao tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, gia đình và các lực lượng xã hội, từ đó có những biện pháp tổ chức, chỉ đạo và quản lý hoạt động giáo dục KNS nói chung, giáo dục giao tiếp, kỹ năng giao tiếp cho học sinh Trường tiểu học Yên Sơn I một cách hiệu quả.

2. Giảm tải các chương trình hiện hành một cách hợp lý, đưa thêm kiến thức địa phương vùng miền vào trong bài học, có kế hoạch phát triển kỹ năng giao

tiếp ở tiểu học như các hoạt động ngồi giờ, ngoại khố, lồng ghép trong các môn học.

3. Xây dựng, tổ chức thực hiện các biện pháp học tập đa dạng, phong phú để phát triển năng lực nhận thức, tăng cường giao tiếp dưới các hình thức học tập, sinh hoạt ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ... phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tâm lý học sinh Trường tiểu học Yên Sơn I.

4. Ngoài hoạt động học tập, giáo viên cần tạo ra một mơi trường giao tiếp rộng lớn, có sân chơi phát triển giao tiếp, kỹ năng giao tiếp phù hợp với đặc điểm, điều kiện môi trường giáo dục để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử.

5. Cần phải xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng hiệu quả của việc giáo dục KNS nói chung, giáo dục rèn luyện giao tiếp, kỹ năng giao tiếp cho học sinh nói riêng. 6. Các trường sư phạm cần xây dựng chương trình đạo tạo, bồi dưỡng và phát triển KNS, kỹ năng giao tiếp cho SV trong quá trình học tập tại trường để khi ra trường, sinh viên có năng lực trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS.

7. Các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, đặc biệt là ngành GD cần tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện cho hoạt động dạy học và giáo dục của Trường tiểu học Yên Sơn I. Có chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp hơn nữa với GV đang trực tiếp công tác giảng dạy tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP trang bị kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường tiểu học yên sơn i, xã yên sơn, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w