niên
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc cho thanh niên là một trong những giải pháp hữu hiệu và quan trọng để phát huy vai trò của thanh niên trong quá trình CNH, HĐH hiện nay:
3.2.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trị của cơng tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay
Nâng cao nhận thức của tồn xã hội, trong đó có các cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trị, nội dung của cơng tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc là hết sức cần thiết. Khi nhận thức xã hội được nâng lên, cũng là lúc chúng ta đã tạo ra được một môi trường xã hội thuận lợi và là động lực to lớn thúc đẩy công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên đạt hiệu quả cao.
Công cuộc đổi mới ở nước ta trong những năm qua cho thấy, trước sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, của sự mở cửa hội nhập đã xuất hiện khơng ít tư tưởng coi thường, xem nhẹ các giá trị truyền thống của dân tộc. Trên phạm vi toàn xã hội, vấn đề giáo dục truyền thống, đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên đôi lúc chưa được nhận thức một cách hồn tồn đúng đắn. Do đó, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tồn xã hội về công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên là hết sức cần thiết, bởi đây chính là một nội dung quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng, đấu tranh tư tưởng nhằm xây dựng nên một thế hệ trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3.2.3.2. Kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quá trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “trồng người” là sự nghiệp vẻ vang nhưng rất cơng phu, bền bỉ, khó khăn, phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng mới
đạt kết quả tốt. Trong đó, Người ln đánh giá cao vai trị của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thanh niên. Tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhân dân Việt Nam, ngày 19-01-1955, Người nói: “Trường đại học, gia đình và đồn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên”.
Để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên thì một trong những giải pháp cơ bản khơng thể thiếu đó là kết hợp giữa gia đình, nhà trường, đồn thể và xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục và hồn chỉnh. Với vị trí chức năng riêng của mình, mỗi lực lượng, mỗi mơi trường đều có vai trị, vị trí quan trọng riêng. Nếu ta buông lỏng hay xem nhẹ bất kỳ một yếu tố nào sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên.
Gia đình là nơi đem đến cho con người những bài học đầu tiên và thường xuyên, liên tục từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành. Giáo dục gia đình giữ một vị trí đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, nhất là giáo dục tính người từ tuổi ấu thơ. Hoạt động giáo dục, bồi dưỡng của gia đình có tác dụng góp phần củng cố những nội dung giáo dục, bồi dưỡng của nhà trường, đặc biệt là đối với nội dung giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu quê hương đất nước, đạo lý làm người. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”.[7]
Bên cạnh gia đình, vai trị quản lý, giáo dục của nhà trường đối với thanh niên cũng không kém phần quan trọng. Bởi nhà trường là mơi trường giáo dục chun nghiệp, có nền nếp kỷ cương, kỷ luật, là nơi trang bị cho sinh viên, học sinh những kiến thức cơ bản, chính thống và cũng là nơi giáo dục cho thanh niên lý tưởng sống, rèn luyện cho thanh niên những phẩm chất đạo đức cần thiết của công dân, tạo dựng cho họ những ước mơ hoài bão lớn lao.
Các đoàn thể xã hội, đặc biệt là đồn thanh niên, là tổ chức góp phần khơng nhỏ vào quá trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên, cũng như giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống cho họ thông qua các hoạt động khác nhau, như tham quan, du lịch, sinh hoạt chính trị, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hay các phong trào do Trung ương đồn phát động như: Thanh niên tình nguyện, thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Đây là những hoạt động bổ ích, giúp thanh niên tự rèn luyện, nâng cao ý thức và nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng. Qua đó, chúng ta có thể kết hợp giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên một cách thiết thực nhất.
Trong quá trình kết hợp, gia đình, nhà trường, xã hội phải hợp thành sự thống nhất ở mục tiêu giáo dục, phương pháp giáo dục để tạo ra hợp lực cùng một hướng, chứ không phân cực hoặc phản lực triệt tiêu lẫn nhau. Cho nên, địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thanh niên.
3.2.3.3. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng thanh niên
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mà đỉnh cao là chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh – nhân tố quan trọng mang lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam, không phải là cái gì xa vời mà rất cụ thể, sinh động. Trong cuộc sống, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc được biểu hiện bằng hành động, việc làm hằng ngày ở gia đình, trong trường học, cơ quan, đơn vị, trên đường phố… Đó là ý thức chấp hành luật pháp, là cần kiệm, liêm chính; là yêu thương con người, khơng vơ cảm trước khó khăn của đồng chí, đồng bào, là tình u quê hương, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.
Đồn Thanh niên là tổ chức gần gũi và trực tiếp giáo dục thanh niên, do vậy, nội dung giáo dục của Đoàn cần đổi mới và tập trung vào những vấn đề
như giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, truyền thống quê hương đất nước, pháp luật. Trong đó, coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, xác định cụ thể những nội dung, yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước để thanh niên học tập, rèn luyện và phát triển. Thanh niên không chỉ được sinh hoạt, giáo dục bởi Đồn Thanh niên mà cịn có các hội, tổ chức khác như: Hội Liên hiệp thanh niên, Hội học sinh, sinh viên… Sự phát triển sâu rộng các hình thức tổ chức tập hợp thanh niên, một mặt biểu hiện trình độ văn hóa chính trị cao; mặt khác, sẽ tạo điều kiện để thanh niên tiếp thu nội dung giáo dục được tốt hơn.
Cần đổi mới công tác vận động thanh niên, tạo việc làm, tạo môi trường học tập, sinh hoạt văn hóa, thể thao lành mạnh cho thanh niên. Xác định một cách rõ ràng, đúng đắn những nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong từng thời điểm cụ thể. Làm sao để những nội dung giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi, vùng, miền, tổ chức các phong trào hoạt động phải hợp lý cả về thời gian, không gian, tránh tổ chức quá nhiều hoạt động ảnh hưởng đến thời gian lao động và học tập của thanh niên. Việc tổ chức các hoạt động này còn phải chú ý đến đặc điểm tâm lý của thanh niên, không nên quá nặng nề, khô cứng nhưng cũng không nên quá hời hợt, thiếu sâu sắc… Sự đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, sâu sắc về ý nghĩa của phong trào, hoạt động được tổ chức phải được coi là mục tiêu hàng đầu.
Bên cạnh đó, cần xây dựng quy chế phối hợp hành động giữa Đoàn với các tổ chức thanh niên. Tăng cường cơng tác của Liên đồn Lao động với thanh niên công nhân và lao động trẻ, Hội Liên hiệp phụ nữ với nữ thanh niên. Hội Nông dân với thanh niên nơng thơn, các hội trí thức với thanh niên trí thức, Hội cựu chiến binh với thanh niên trong nhà trường, thanh niên trong các lực lượng vũ trang. Chắc chắn rằng, nếu các tổ chức thanh niên thật sự quan tâm, chăm lo đến việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên thì
trong hoạt động thực tiễn của mình sẽ có được nhiều hình thức giáo dục có ý nghĩa thiết thực hơn, đáp ứng được những yêu cầu mới của tuổi trẻ trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay.
Trong những năm qua, các phong trào lớn như Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác, Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương, Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh…được phát động khắp nơi và gặt hái được những thành quả tốt đẹp, nổi lên là phong trào thanh niên tình nguyện đã khơi đúng nguồn mạch, nguồn nhiệt huyết, thắp sáng các hoài bão và ước mơ của thanh niên. Đồng thời, trong q trình hoạt động, các tổ chức Đồn Thanh niên các cấp đã phát hiện, bồi dưỡng, tôn vinh, tuyên truyền, giới thiệu và nhân rộng các điển hình tiên tiến, xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
3.2.3.4. Chú trọng nêu gương “người tốt, việc tốt” để giáo dục thanh niên, giúp thanh niên tự giáo dục
Hiểu bản tính con người là hướng thiện, muốn vươn tới cái tốt, cái đẹp, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp nêu gương trong việc giáo dục thanh niên. Người cho rằng: “Nêu gương người tốt, việc tốt để hằng ngày
giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng. Xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”[14 ]
Để hiệu quả giáo dục được cao, chúng ta cần phải chú trọng việc nêu gương thơng qua các điển hình tiên tiến để khích lệ tinh thần thi đua học tập, thường xuyên giáo dục truyền thống của Đảng, Đoàn và địa phương cho thanh niên. Thế hệ trẻ “giáo dục lẫn nhau” khơng chỉ bằng những tấm gương sáng chói của các vị anh hùng qua các thời đại mà còn phải chú ý đến gương
“người tốt, việc tốt” ở quanh ta. Gương ấy ln có mặt ở mọi nơi, mọi lúc rất
gần gũi với cuộc sống đời thường mà ai ai cũng có thể học tập, noi theo, làm theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một tấm gương sống cịn có giá trị hơn
trong tự học tập, tự tu dưỡng chủ nghĩa yêu nước cũng là một biện pháp quan trọng giúp thanh niên nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó cịn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Hình thành cho thanh niên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Vì vậy, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho thanh niên.