Nhà nước đã có định hướng phát triển về diện tích cây cao su nhằm tăng sản lượng, trong điều kiện diện tích đất nơng nghiệp có giới hạn, mở rộng diện tích qua các quốc gia láng giềng đang được triển khai. Khía cạnh nâng cao năng suất vuờn cây hướng vào chất lượng lao động như đào tạo kỹ thuật viên cao su qua Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su đã được thực hiện, nhưng tiếp cận theo phương thức này thực sự chưa hiệu quả với người lao động sản xuất cá thể. Người lao động khi thực hiện cơng việc của mình, kiến thức học hỏi lẫn nhau và học hỏi trực tiếp để rút kinh nghiệm trên công việc là cần thiết. Nhà nước nên có những chính sách KN nhằm nâng cao kiến thức cho người LĐSX mủ cao su như:
Khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn đối với các hộ sản xuất cá thể, đầu mối liên kết giữa công nghệ và thực tiễn này là hệ thống khuyến nông nên thực hiện: tập hợp các nông dân thành các tổ nơng dân liên kết, được tham gia đóng góp và nhận kinh nghiệm sản xuất từ các hộ khác và cán bộ cộng tác viên KN, các kết quả nghiên cứu khoa học được truyền tải và áp dụng vào thực tiễn một cách chính thống, bài bản. Đồng nghĩa với việc xây
dựng hệ thống khuyến nông cho cây cao su với sự hỗ trợ từ Chính phủ bao gồm kinh phí hoạt động, lực lượng và chất lượng cán bộ khuyến nông cơ sở, phương tiện truyền bá và chuyển giao kiến thức.
66.1% số người được hỏi cho rằng kỹ thuật nơng nghiệp có được do kinh nghiệm của bản thân. Để có được kinh nghiệm sản xuất đúng đòi hỏi phải trải nghiệm, học hỏi bạn bè nhưng phải có kiểm chứng từ tư liệu sách vở nghiên cứu. Kinh nghiệm thuộc từng cá nhân, để kinh nghiệm đúng của một người trở thành kiến thức cho mọi người cần có đơn vị tổng hợp. Vì vậy cần có một tổ chức chủ trì đúc kết và truyền tải KTNN cho nông dân (VRG hoặc VRA hoặc Trung tâm KN hoặc một công ty tư nhân về KN), tổ chức xây dựng các cuộc thi tay nghề giỏi trong hoạt động sản xuất của các hộ cá thể. Khuyến khích nơng dân tự học hỏi tìm tài liệu nâng cao KTNN thơng qua các cuộc thi tay nghề tổ chức rộng rãi trong dân cư.
KTNN cũng có nguồn gốc từ các đơn vị cung ứng vật tư nơng nghiệp như phân bón, thuốc BVTV, trang thiết bị cho kinh doanh cây cao su. Các hộ biết cách sử dụng vật tư nông nghiệp do các đơn vị này tổ chức các lớp tập huấn hoặc cung cấp tài liệu kỹ thuật cho nông dân. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp tiếp cận một cách thuận lợi đến nông dân, mặc dù mục tiêu của các công ty là tối đa hóa lợi nhuận nhưng một mặt khi thực hiện thì KTNN của nơng dân cũng tăng lên đáng kể. Chính phủ nên hỗ trợ cho các đơn vị tổ chức tập huấn thông qua thủ tục hành chính thuận lợi, kinh phí hỗ trợ và tổ chức tập huấn là điều kiện cần có trong kinh doanh vật tư nơng nghiệp. Khi kinh doanh vật tư nông nghiệp địi hỏi họ phải có KTNN về lĩnh vực kinh doanh để hướng dẫn và chuyển giao đúng kỹ thuật đến nơng dân.
Các chương trình truyền thơng nên tăng cường tần xuất truyền tải và đa dạng thông tin kỹ thuật như: phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp trồng, phương pháp chăm sóc (làm gì, khi nào thực hiện, thực hiện như thế nào cho vườn cao su), phân tích kỹ thuật khai thác, đặc tính cơ bản của cây và ảnh hưởng lợi ích - thiệt hại của kỹ thuật khai thác lên vòng đời cây cao su.
Kiến thức về phương pháp trồng, chăm sóc vườn cây và kỹ thuật khai thác ảnh hưởng lớn đến NSVC của nông dân, cần phổ biến kỹ thuật này đến các hộ gia đình trồng cao su thơng qua các lớp tập huấn do nhà nước tổ chức trực tiếp tại khu vực trồng cao su.