PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Tổng quan tình hình cấp GCNQSD đất trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Thế giới
Tổng diện tích đất tự nhiên trên tồn thế giới là 511 triệu km2 trong đó đất lục địa có 118 triệu km2, đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của bất kỳ
quốc gia nào. Vì vậy các nước trên thế giới đều quản lí nguồn tài nguyên này hết sức chặt chẽ, tùy theo điều kiện cụ thể mỗi quốc gia có một cách quản lí đất đai riêng.
Ở Thái Lan: Thái Lan là một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, nằm trong khối ASEAN, có điều kiện kinh tế - xã hội gần giống như Việt Nam. Đó là manh mún tập qn trồng lúa nước có từ lâu đời. Vì vậy Thái Lan cũng cấp GCNQSD đất, bất cứ đơn kê khai nào cũng được cấp GCNQSD đất. Song do tình hình phức tạp của các loại đất, từng chủ sử dụng nên việc cấp GCNQSD đất được chia thành các loại như sau:
- Đất có đủ GCNQSD đất, giấy tờ hợp lệ thì được cấp sổ đỏ. - Đất khơng có nguồn gốc rõ ràng thì cấp sổ xanh.
- Đất thiếu GCNQSD đất, giấy tờ hợp lệ thì được cấp sổ vàng.
Trong quá trình sử dụng đất nếu đủ GCNQSD đất tờ hợp lệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước thì sẽ được thực hiện cấp sổ đỏ,
Ở Mỹ: Mỹ là một quốc gia phát triển đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
nhà nhà nước thống nhất quản lý. Đến nay họ đã được hoàn thành việc cấp GCNQSD đất và hồn thiện hồ sơ địa chính. Họ đã xây dựng được hệ thống lưu trữ trong máy tính. Qua đó có thể lưu trữ thơng tin đất đai về từng thửa đất, từng chủ sử dụng một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
Ở Ba Lan: Có 95% quỹ đất do tư nhân sở hữu, trong đó nhà nước chỉ
quản lý 5% tổng diện tích. Để quản lý đất đai, Ba Lan đã sử dụng nhiều công nghệ hiện đại. Họ không cấp GCNQSD đất mà quản lý bằng các dữ liệu trong hệ thống thơng tin đất đai. Ngồi ra mỗi chủ sử dụng đất được cấp sơ đồ trích lục thửa đất của mình sở hữu, trên bản đồ đó thể hiện tọa độ các điểm, diện tích, vị trí hình thể của thửa đất. Để làm được điều này Ba Lan hoàn thiện hệ thống lưới đo vẽ trên toàn thể lãnh thổ. Đồng thời thông qua hệ thống thông tin đất đai, Ba Lan đã hình thành các dịch vụ hỏi đáp liên quan đến từng thửa đất như giá cả, giá cho thuê.
Ở Singapore: Quy định rõ ràng đất đai do Cục đất đai Nhà nước thống nhất quản lý. Bất kể đơn vị cá nhân nào có nhu cầu sử dụng đất công hữu hay tư hữu, nhất thiết phải đến cục đất đai xin phép.
Ở Nhật Bản: Lại đưa ra một số quy định pháp Luật Đất đai như luật về
phát triên tổng hợp đất đai Quốc gia, Luật sơng ngịi, Luật khai thác mỏ, ở đây họ cũng quản lý đất đai tương tự như Mỹ và một số nước khác.
Dù ở bất kỳ quốc gia nào hay đất nước nào, việc quản lý và sử dụng chặt chẽ và có hiệu quả ln là vân đề quan tâm hàng đầu của các nhà nước nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
2.3.2. Việt Nam
Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo Quốc hội đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đạt 95,2% diện tích cần cấp với23.033.065 ha diện tích các loại đất chính và 41.805.999 giấy chứng nhận. Trong số 4,8% diện tích cịn lại chưa cấp giấy chứng nhận lần đầu cịn nhiều trường hợp khơng đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật như đất khơng có giấy tờ và đang có tranh chấp đất đai hoặc đất khơng có giấy tờ nhưng hiện trạng sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận nhưng thuộc khu vực đã có thơng báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để giải quyết việc cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu, thời gian qua, Bộ xây dựng các quy định nhằm tháo gỡ vướng mắc như quy định cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ nhưng sử dụng đất ổn định, trường hợp khơng có giấy tờ về quyền sử dụng đất và có nguồn gốc lấn, chiếm đất đai, giao đất trái thẩm quyền. Cụ thể đã sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp giấy chứng nhận trong Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, theo đó, đã bổ sung thêm các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quy định giải quyết đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất bằng giấy tờ viết tay, bổ sung thêm trường hợp được giao đất trái thẩm quyền nhưng tại thời điểm cấp giấy chứng nhận chưa có nhà ở, cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp có diện tích tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc so với giấy chứng nhận đã cấp, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn trong việc cung cấp giấy tờ đang lưu trữ tại cơ quan mình để phục vụ cho cơng tác cấp giấy chứng nhận.
Chỉ đạo Tổng cục quản lý đất đai tiếp tục đơn đốc các địa phương tập trung hồn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc cịn tồn đọng trong q trình cấp giấy chứng nhận nhằm đưa ra các giải pháp tháo gỡ tại công văn số 433/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 20/3/2017, theo đó, các địa phương phải thực hiện việc rà soát, báo cáo kết quả trước ngày 01/5/2017.
Tổ chức các đồn cơng tác kiểm tra về tình hình tồn đọng trong cơng tác cấp giấy chứng nhận lần đầu tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã cấp được 1.480.643 giấy chứng nhận, cịn khoảng 83.000 trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận, trong đó khơng đủ điều kiện khoảng 62.400 trường hợp, người dân chưa quan tâm đến việc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận khoảng 20.600 trường hợp.
Các nguyên nhân tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân chủ yếu là: Chuyển nhượng bằng giấy tờ viết tay sau ngày 01 tháng 01 năm 2008, các trường hợp vi phạm pháp luật chưa giải quyết dứt điểm như: lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, vi phạm pháp luật về xây dựng... hoặc các trường hợp sử dụng đất khơng có
giấy tờ và khơng phù hợp quy hoạch, có vướng mắc về giấy tờ nguồn gốc quá hình sử dụng mà việc xác định nguồn gốc đất là khó khăn, chưa xác định đầy đủ các thừa kế, có tranh chấp... và một số trường họp người dân chưa quan tâm đến việc cấp giấy chứng nhận.
Kết quả, đến nay cả nước đã hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu với diện tích 23.224.093 ha (tăng 191,028 ha so với thời điểm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV) đạt 96% diện tích cần cấp với tổng số giấy đã cấp là 45.240.258 giấy.[5]