HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM
3.1.2, Mục tiêu chiến lược:
3.1.2.1, Mục tiêu chung của ngành dệt may:
Nâng cao trình độ cơng nghệ, đạt được nhữngtiến bộ như các nước trong
khu vực và đến năm 2010 tương đương với các nước phát triển trong khu vực
ASEAN hiện nay.
Hướng vào xuất khẩu nhằm tăng thu ngọai tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng, thỏa mãn nhu cầu trong nước, từng bước đưa công nghiệp dệt may trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết khoảng 4 triệu người lao động đến năm 2010 với mức thu nhập bình quân khoảng 2.000.000 đồng/người/tháng.
Tăng tỉ lệ gia tăng tạo ra trong nước để tăng hiệu quả xuất khẩu, phấn đấu sử dụng 60% nguyên phụ liệu nội địa vào năm 2010, từng bước nâng cao tính tự
chủ của ngành sản xuất và kinh doanh hàng dệt may.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010 đạt 25% so với cùng kỳ năm trước
3.1.2.2, Mục tiêu cụ thể cho hàng dệt may vào thị trường Mỹ:
Giữ vững tốc độ tăng như trong những năm còn bị Mỹ áp đặt hạn ngạch và gia tăng kim ngạch, đến năm 2010, kim ngạch tăng trung bình 25%/năm.
Thiết lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp tại Mỹ để biết
nhu cầu thị hiếu của thị trường kịp thời.
Chuyển dần phương thức kinh doanh xuất khẩu từ gia công sang tự doanh (FOB).
Xây dựng thương hiệu mặt hàng mạnh cùng với việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng dần hàm lượng nội địa trong sản phẩm (60%nguyên phụ liệu nội địa)
Đầu tư tăng quy mô sản xuất và xây dựng đội ngũ lao động trực tiếp và gián
tiếp có trình độ chun nghiệp cao.