Xây dựng, triển khai qui họach chiến lược phát triển khuyến khích xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường mỹ đến năm 2010 (Trang 55 - 57)

HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM

3.2.2, Xây dựng, triển khai qui họach chiến lược phát triển khuyến khích xuất khẩu hàng dệt may

xuất khẩu hàng dệt may

3.2.2.1, Đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp thiết kế thời trang;

Các doanh nghiệp liến kết với nhau thường xuyên tổ chức các cuộc thi về thiết kế thời trang, mời các nhà thiết kế thời trang có tên tuổi tham dự, dựa trên xu hướng tiêu dùng của thị trường Mỹ. Sau đó triển khai sản xuất và xuất khẩu các mẫu mã đoạt giải.

Hàng năm, Nhà nước nên khen thưởng khuyến khích cho các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 100.000USD với mức thường 1% kim ngạch xuất khẩu đạt được.

Bản thân từng doanh nghiệp dệt may như một số doanh nghiệp dệt may đã làm, nên thành lập phòng thiết kế mẫu gồm 3 người: 1 nhà thiết kế hay ky hợp

56

nguyên phụ liệu và làm những công việc lặt vặt. Các doanh nghiệp nên sử dụng máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất (CAD-CAM Computer Added Design - Computer Added Manufacturing).

3.2.2.2, Cải tiến công nghệ trong sản xuất:

Tăng cường nhập khẩu những máy móc thiết bị mới thay thế những máy móc thiết bị cũ lỗi thời.

Cử nhân viên đến các doanh nghiệp dệt may thành công ở những nước phát triển về ngành dệt may như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kơng…tìm hiểu về máy móc thiết bị và cơng suất của nó, vận hành ra sao?... để lên kế hoạch doanh nghiệp nên nhập khẩu loại nào tiết kiệm nhất và cải tiến được công nghệ dệt may ở doanh nghiệp mình.

Doanh nghiệp hàng năm nên trích một khoản tiền (20%) để thành lập Quỹ công nghệ để đầu tư nâng cấp, khen thưởng cho sáng kiến cải tiến công nghệ trong doanh nghiệp.

3.2.2.3, Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dệt may:

Qui trình tạo lập, phát triển và duy trì một nhãn hiệu mạnh bao gồm nghiên cứu thị trường; phân tích hiện trạng nhãn; định ra mục tiêu cho nhãn hiệu trong tương lai.

Theo kinh nghiệm một số nước trong quá trình xây dựng và phát triển nhãn hiệu, các doanh nghiệp cần lưu y: đặt tên nhãn hiệu mà ai cũng có thể đọc và nhớ; hình tượng yểm trợ cần có y nghĩa rõ rệt, giản dị mà không cầu kỳ; nên chọn những tên và ky hiệu có tính phổ qt, có y nghĩa với thị trường Mỹ. Tuyệt đối

không mô phỏng hay bắt chước nhãn hiệu khác (thị trường Mỹ ngăn cấm việc này và rất gắt gao trong quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp). Nên giao việc thiết kế cho các công ty quảng cáo chuyên nghiệp, không nên thay đổi hay điều chỉnh nhãn hiệu thường xuyên.

3.2.2.4, Xây dựng mặt hàng chủ lực để có tính cạnh tranh cao:

Các doanh nghiệp nên thăm dò định kỳ nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng Mỹ thơng qua các các công ty tiếp thị hay ky hợp đồng với một công ty

57

nguồn thông tin về thị trường Mỹ qua Thương Vụ Việt Nam tại Mỹ, hoặc từ đối

thủ cạnh tranh và các phương thông tin đại chúng khác.Các doanh nghiệp cần tham khảo thêm y kiến các nhà thiết kế thời trang, các show trình diễn thời trang tại thị trường Mỹ để biết xu hướng thời trang của thị trường này hơn

Qua việc thăm dò nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được và triển khai

sản phẩm dệt may nào mà mình có lợi thế. Ví dụ như Việt Tiến có nhiều đơn hàng

đồng sang Mỹ dựa vào lợi thế là mặt hàng áo sơmi và quần tây của mình sắc sảo về

kỹ thuật, giá cả “mềm” hơn, chất lượng vải tốt hơn. Sau đó, các doanh nghiệp có thể thiết kế, hoặc cải tiến sản phẩm dệt may của mình tạo ra sản phẩm mới lạ và có giá cả cạnh tranh hơn, qua nguyên liệu độc đáo là thổ cẩm và tơ tằm…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường mỹ đến năm 2010 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)