NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁPDỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘ
3.2.3. Nâng cao năng lực vể ápdụng pháp luật đối với người chưa thành niên
định: “Trong trường hợp cần thiết, tịa án có thể quyết định xét xử kín”. Thực tế xét xử của tòa án ở nước ta phổ biến là cơng khai (có vụ đưa ra xử lưu động), cơng chúng và phóng viên báo chí được tự do vào dự, viết bài, đưa tin nói rõ danh tính của bị cáo là người chưa thành niên, kể cả những vụ án hiếp dâm mà bị cáo và người bị hại đều là người chưa thành niên.
Để tạo môi trường xét xử thân thiện, đáp ứng những yêu cầu bảo vệ và thúc đẩy các quyền của trẻ em; đặc biệt với diễn biến tình hình tội phạm người chưa thành niên, việc thành lập tòa án chuyên biệt cho người chưa thành niên và ban hành văn bản pháp luật tố tụng đặc biệt riêng tương ứng là điều hết sức cần thiết. Hơn nữa, không chỉ áp dụng cho bị cáo mà còn cho cả người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên tham gia tố tụng. Những quy định pháp luật và thủ tục đặc biệt này phải bảo đảm rằng người chưa thành niên vi phạm pháp luật được đối xử với thái độ tôn trọng, phù hợp với phẩm giá, độ tuổi và nguyện vọng cũng như mong muốn được sớm phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng của người chưa thành niên. Có như vậy, quyền lợi của trẻ em mới được bảo đảm một cách đầy đủ, đúng đắn nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
3.2.3. Nâng cao năng lực vể áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên niên
Để nâng cao chất lượng điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo là NCTN phạm tội, một trong những giải pháp cần thực hiện tốt đó là nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội Thẩm nhân dân). Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về chuyên mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị cần được lãnh đạo ngành, tỉnh quan tâm kịp thời, có lộ trình lâu dài. Việc tăng cường mở các lớp đào tào ngắn hạn, trang bị những kiến thức cơ bản, hiểu biết cần thiết về NCTN cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm là điều vơ cùng cần thiết. Bên cạnh đó, cơng tác bồi dưỡng nghiệp vụ về khoa học, giáo dục, tâm, sinh lý của NCTN sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực điều tra, truy tố và xét xử đối với vụ án hình sự đặc thù này. Hơn nữa, QĐHP là sản phẩm trí tuệ của con người nhân danh Nhà nước. Mặc dù, nhà làm luật có năng lực dự báo
72
tốt đến đâu thì sản phẩm của họ cũng ln đi sau sự vận động và phát triển của xã hội; cho nên đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải giỏi về kiến thức pháp lý mà cịn có trải nghiệm về thực tế và kinh nghiệm trong công tác điều tra, truy tố và xét xử đối với vụ án hình sự nói chung và vụ án hình sự có bị cáo là NCTN phạm tội. Đặc biệt là Thẩm phán “phải vững về chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu nhân tình thế thái”. Muốn vậy, theo quan điểm của tác giả cần phải:
Thứ nhất, chú trọng công tác bổ nhiệm Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán
và bầu Hội thẩm nhân nhanh chóng kịp thời để đáp ứng được khối lượng công việc ngày càng tăng; Nhưng phải đảm bảo về hình thức (tướng mạo con người) lẫn nội dung (Tri thức) của các chức danh này. Cho nên địi hỏi phải có đầy đủ: phẩm chất đạo đức, sức khỏe, chiều cao của con người, năng lực nghiệp vụ về kiến thức pháp luật, kỹ năng điều tra, truy tố và xét xử, có kỹ năng quản lý, kĩ năng và kinh nghiệm thực tiễn, giao tiếp, nhu cầu nhận thức mới, học hỏi độc lập và tiếp thu cơng nghệ, có kiến thức xã hội rộng...
Thứ hai, chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn
cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân về lý luận chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức căn bản, cần thiết về tâm, sinh lý của NCTN, tri thức về khoa học giáo dục thanh thiếu niên.
Thứ ba, phát động phong trào thi đua thực hiện tốt Hiến pháp, pháp luật nói
chung, quy định của Luật phòng, chống tham nhũng. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá năng lực điều tra, truy tố và xét xử.
Thứ tư, đảm bảo chế độ bảo vệ tuyệt đối an toàn đối với Điều tra viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân khi thực hiện nhiệm vụ.
Thứ năm, có chế độ chính sách đãi ngộ đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán và Hội thẩm nhân để họ n tâm hồn thành nhiệm vụ, khơng tiêu cực.
Thứ sáu, tổ chức phong trào nghiên cứu phát triển khoa học pháp lý và thiết lập
mối quan hệ hợp tác trao đổi công tác thực tiễn, giữa các địa phương, các cơ sở đào tạo chức danh Tư pháp, các tổ chữ trong nước và quốc tế.
73